Nguyễn Minh Không là nhân vật khổng lồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết nguyễn minh không và lễ hội đền thánh nguyễn ở ninh bình (Trang 50 - 52)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.6. Nguyễn Minh Không là nhân vật khổng lồ

Truyện kể về nhân vật khổng lồ tồn tại phổ biến trong văn học dân gian nói chung và truyền thuyết nói riêng, là sản phẩm tinh thần của tác giả dân gian từ thuở bình minh của loài người. Truyện về nhân vật khổng lồ để lại dấu ấn nhiều tầng văn hóa. Trong thần thoại, nhân vật khổng lồ có ngoại hình kỳ vĩ, có khả năng kiến tạo sông núi…Đến nhân vật khổng lồ trong truyền thuyết bắt đầu có những khác biệt: ngoại hình không còn to lớn ngang tầm vũ trụ, có những đặc điểm được bồi đắp bởi giá trị văn hóa lịch sử. Nhân vật khổng lồ trong thần thoại bước vào địa hạt của truyền thuyết trở thành nhân vật khổng lồ về ý chí, khổng lồ về lịch sử.

Dân gian đã thần thánh hóa Nguyễn Minh Không thành nhân vật Khổng Lồ là một mô típ độc đáo trong nền văn hoá của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở châu thổ sông Hồng. Nhân vật Khổng Lồ Nguyễn Minh Không được xây dựng từ những mảnh vụn huyền thoại, được lịch sử hoá một quốc sư tài danh để trở thành một ông Khổng Lồ có yếu tố của một anh hùng văn hoá. Từ sự tích nhân vật Khổng Lồ có thể thấy sự đan xen các lớp văn hoá, tín ngưỡng. Khó có thể nhận ra từng yếu tố, đâu là những mảnh vụn huyền thoại được thần thoại hoá, lịch sử hoá, đâu là tín ngưỡng thờ thần linh nông nghiệp, thần đánh cá, thờ tổ nghề. Chính lớp văn hoá phật giáo đã tôn vinh một Quốc sư trở thành một vị Thánh bất tử.

Truyền thuyết về Nguyễn Minh Không ở Nình Bình mà chúng tôi sưu tầm được có tới 23 truyện gọi ông là Khổng Lồ. Tên gọi Khổng Lồ đã thần thánh hóa nhân vật, khiến nhân vật trở nên phi thường, kỳ vĩ. Trong truyện Làng Gia Sinh, kể rằng “Một ngày kia, ông Khổng Lồ đang ngao du sơn thủy đã phát hiện ra nơi

tiên cảnh, núi lại hướng về phía Tây như chầu về đất Phật, rừng núi mênh mông với muôn vàn cây thuốc quý. Và ông đã dừng lại nơi đây dựng chùa, tu hành”

[PL1, tr.99]. Còn trong Truyện ông Khổng Lồ gánh nước lại kể rằng “Năm ấy trời

hạn hán, cây cối chết khô, mất mùa. Dân đói khổ. Ông Khổng Lồ đã giúp dân gánh nước tưới ruộng đồng. Lúc gánh nước, ông bị trượt chân ngã quỳ gối. Dấu nay vẫn còn. Mỗi gối rộng ba thước, sâu thước rưỡi. Cả cánh đồng được tưới ướt sũng. Cây cối sống lại, mùa màng tốt tươi” [PL2, tr.101]. Tên gọi Khổng Lồ vừa

gợi sự phi thường của nhân vật không chỉ ở hình dáng mà còn gợi liên tưởng về sự lớn lao về tầm vóc. Đồng thời cũng thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm tự hào về nhân vật Nguyễn Minh Không của người dân Ninh Bình.

Về hình dáng, ông Không Lồ không được miêu tả chi tiết mà chỉ khắc họa bằng những nét chung.“Lúc đó ở làng Điềm Giang có một người cao lớn phi

thường, chuyên lội qua các dòng sông, các ngọn núi để hái thuốc chữa bệnh, người ta gọi ông là ông Khổng Lồ”. [PL2, tr.112]. Ông Khổng Lồ có vóc dáng cao lớn, kỳ vĩ mang ý nghĩa thẩm mỹ đẹp đẽ vừa phóng khoáng mạnh mẽ, vừa

hào hiệp vô tư. Đó là một vẻ đẹp lãng mạn hết sức độc đáo mà “nghệ thuật các thời đại sau không thể bắt chước”. Dân gian miêu tả ngoại hình cao lớn nhưng

không cụ thể cao lớn bằng nào. Có thể mục đích chính là gửi gắm niềm tin vào sức mạnh phi thường, những việc mà ông Khổng Lồ đã làm trên mảnh đất Ninh Bình.

Ông Khổng Lồ hiện lên trong truyền thuyết ở Ninh Bình với những hành động phi thường của người anh hùng văn hóa: gánh núi, khai khẩn đất hoang thành những vùng đất bằng phẳng để người dân dễ cày cấy, dạy dân đúc đồng. Ông Khổng Lồ trong tâm thức của người Ninh Bình, là nhân vật tài giỏi tiếp sức cho nhân dân vượt qua mọi khó khăn “Dân các nơi bàn nhau đến kêu với ông về

nỗi khổ do núi non mọc hết các cánh đồng, chặn ngang đường đi lối lại, chặn mất các dòng sông đánh cá”. [PL2, tr.112]. Những hành động của ông Khổng Lồ gắn

liền với thiên nhiên, với hoạt động của con người nơi đây. Chính những hành động như vậy, nhân dân đã khắc họa nhân vật ông Khổng lồ mang sức mạnh chinh phục, cải tạo tự nhiên. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ông Khổng Lồ vẫn sống trong tâm thức của người dân Ninh Bình, là biểu tượng cho sức mạnh tinh thần, là niềm tin và mơ ước về cuộc sống tốt đẹp.

Hình ảnh ông Khổng Lồ trong truyền thuyết lưu truyền ở Ninh Bình, phản ánh sự kết dính nhiều tầng văn hóa, phản ánh rõ bước đi của thời gian và sự phát triển tất yếu của thời đại. Truyện Ông Khổng Lồ gánh núi phản ánh hình ảnh thời đại thuở trời đất còn hoang sơ, chưa có dấu chân người “Ngày xửa ngày xưa, khi trời đất mới hình thành, vùng Ninh Bình chưa có con người. Chỉ có núi rừng và thú dữ”. Rồi đến thời kỳ buổi sơ khai của nền văn minh nồng nghiệp “Mãi về sau trời mới cho một người đàn ông và một người đàn bà xuống ở, lại cho một nắm thóc giống để gieo trồng. Hai người ở với nhau, sinh con đẻ cái ngày một đông đúc rồi chia nhau thành các làng bản để ở. Họ phát nương làm rẫy, cấy cày, săn bắn, đánh cá để sinh sống. Các cánh đồng ngày một dài rộng thêm ra. Làng bản ngày một đông đúc”. [PL2, tr.112]. Trải qua thời gian, truyền thuyết Nguyễn

Minh Không còn phản ánh đất nước thái bình, thời kỳ hưng thịnh của đạo phật vào thế kỷ XII. Đồng thời, phản ánh nhiều tầng văn hóa từ việc trồng cấy, bắt cá đến văn minh đồ đồng.

Ông Khổng Lồ là nhân vật gần gũi, linh thiêng trong đời sống tinh thần người Ninh Bình. Họ tin vào sức mạnh thần thánh, sức mạnh tâm linh, sự linh thiêng phù hộ độ trì của đức Thánh. Nên khi gặp khó khăn, bế tắc họ đến đến cầu xin đức Thánh phù hộ, giúp họ đạt mọi mong ước. Trong truyện Ông Khổng Lồ gánh nước người dân Yên Khánh họ tin rằng “Người dân nơi đây còn truyền lại rằng đến năm nào trời đại hạn cầu xin đức thánh Cả, ngài phù hộ mưa thuận gió hòa”. [PL1, tr.101]. Trong truyện Đức thánh hiển linh, người dân Ninh Bình lý

giải sự chiến thắng của Lê Lợi một phần được đức thánh phù hộ, độ trì “Chuyện kể rằng, khi quân Minh sang xâm lược nước ta. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, nhiều

năm nếm mật nằm gai, chịu nhiều tổn thất những chưa thắng lợi. Lê Lợi nghe nói ở làng Đàm Xá có đền thờ thánh Nguyễn Minh Không rất linh ứng, cầu gì được ấy. Lê Lợi đã vào chùa thành tâm yết bái, được thánh phù hộ, đánh thắng giặc Minh. Đất nước thái bình. Lê Lợi lên ngôi vua”. [PL1, tr.102]. Chính niềm tin

vào sự hiển linh của đức Thánh là nguồn động lực, điểm tựa tinh thần để quân và dân như được tiếp thêm sức mạnh để đánh thắng kẻ thù. Đức Thánh hiển linh để phù trợ cho hậu sinh góp phần xây dựng đất nước. Điều đó phần nào phản ánh đời sống tâm hồn, tình cảm mộc mạc, chất phác của con người Ninh Bình, họ tin những con người Khổng Lồ lập nên những kỳ tích chiến công.

Truyền thuyết soi bóng thời đại, ông Khổng Lồ biểu tượng cho người dân Ninh Bình trong một quá trình lịch sử từ buổi sơ khai đến văn minh từ dựng nước, giữ nước và xây dựng các giá trị vật chất, văn hóa tinh thần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết nguyễn minh không và lễ hội đền thánh nguyễn ở ninh bình (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)