Nguyễn Minh Không ông tổ nghề đúc đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết nguyễn minh không và lễ hội đền thánh nguyễn ở ninh bình (Trang 44 - 46)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.4. Nguyễn Minh Không ông tổ nghề đúc đồng

Nhân vật Nguyễn Minh Không trong truyền thuyết lưu hành ở Ninh Bình không chỉ là thần y mà còn là ông tổ nghề đúc đồng. Văn minh đồ đồng xuất hiện ở nước ta từ rất lâu đời và đã phát triển qua bốn chặng đường lớn, với bốn nền văn hóa kế tục nhau đó là văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun và văn hóa Đông Sơn. Nhưng kỹ thuật đúc đồng còn lạc hậu, thô sơ, những sản phẩm được chế tác từ đồ đồng chưa nhiều. Đến thời vua Đinh Tiên Hoàng đã cho đúc tiền đồng "Thái Bình hưng bảo" - đồng tiền đầu tiên trong lịch sử tiền tệ của dân tộc. Đến thời Lý, cùng với sự phát triển của phật giáo, nhiều nghề thủ công phát triển trong đó có nghề đúc đồng. Nguyễn Minh Không đã dạy cho nhân dân nhiều nơi kỹ thuật đúc đồng. Ông được nhân dân tôn làm tổ nghề đúc đồng. Truyền thuyết không chỉ khắc họa nhân vật Nguyễn Minh Không là ông tổ nghề đúc đồng mà còn phản ánh thời đại thiền sư sinh sống. Đó là thời Lý thế kỷ XII - thời kỳ hưng thịnh của triều đại phong kiến Việt Nam. Đây là thời kỳ đất nước độc lập, tự chủ. Đời sống nhân dân thái bình, ấm no, kinh tế phát triển. Việc phát triển các ngành nghề truyền thống trong đó có nghề đúc đồng đã góp phần xây dựng quốc gia Đại Việt hùng mạnh.

Truyền thuyết kể về Nguyễn Minh Không là ông tổ nghề đúc đồng ở Việt Nam được lưu truyền trong dân gian và đã được văn bản hóa như truyện Khuyên

Giáo đồng phương bắc, Chữa bệnh phong sang cho con vua Tống, Người thợ đúc và anh học nghề, Sự tích trâu vàng, Sự tích làng nghề Tống Xá, Thợ rèn đỏ lửa có tiền, tắt lửa hết tiền.

Truyền thuyết ca ngợi công lao của Nguyễn Minh Không là ông tổ nghề đúc đồng trước tiên là việc đi khuyên đồng. Trong truyện Chữa bệnh phong sang

cho con vua Tống, ông được nhà vua ban thưởng rất hậu hĩnh nhưng thiền sư chỉ

xin vua Tống một túi càn khôn đồng. “Tôi là sư nước Nam, muốn dựng cấp thấp

phù đồ nhưng không có đồng tốt. Chắc nhà vua chẳng thiếu chi. Không biết nhà vua có bố thí cho không? Vua Tống cười và nói rằng: “Nhà sư muốn dùng bao?”. Ngài thưa: “Chỉ cần một túi là đủ”. Vua Tống cho ông tự vào kho lấy. Ông lấy cả kho đồng mà túi vẫn không đầy. Sau khi đáp lễ vua Tống, ông dùng gậy quẩy túi đồng đi”

Trong truyện Ồng Khổng Lồ đúc chuông có kể về việc ông chỉ xin vua

Tống một túi đồng “Hoà thượng từ phương nào lại và đến đây làm gì? Ông đáp:

Chúng tôi đến cầu bệ hạ một ít đồng đen để mở rộng Phật pháp trong nước Đại Việt. Vua ngỡ là còn nhiều người theo ông nữa, bèn hỏi: Quý quốc cần dùng bao nhiêu đồng? Hoà thượng đem sang cả thảy bao nhiêu đồ đệ? Khổng Lồ giơ đãy lên và tâu: Kẻ hạ thần chỉ sang có một mình và chỉ xin một đãy này là đủ… Rồi đó Khổng Lồ trút tất cả đồng đen lọt thỏm vào trong đãy của mình mà đãy vẫn còn vơi. Đoạn Khổng Lồ mắc đãy vào một đầu gậy quảy về nước”.

Sau khi khuyên giáo đồng phương Bắc, ông về nước đúc bốn thứ bảo khí thờ phật mà dân gian vẫn gọi là A Nam tứ đại. Truyện Ông Khổng Lồ đúc chuông kể rằng:“Khổng Lồ bèn cho gọi bao nhiêu thợ đúc tài giỏi trong nước đến, rồi mở

đãy lấy đồng ra chia làm bốn phần. Đầu tiên ông cho đúc một cái tháp cao chín tầng gọi là tháp Báo Thiên. Tháp đúc xong hiện ra giữa kinh thành vòi vọi đứng đâu cũng thấy. Khổng Lồ lại đúc một tượng phật cao vừa sáu trượng, một cái đỉnh to vừa bằng mười người ôm. Rồi còn bao nhiêu đồng, Khổng Lồ cho đúc một quả "hồng chung", chuông đúc xong lớn không thể tưởng tượng được, đến nỗi khi đánh lên hồi đầu tiên, tiếng ngân vang cùng khắp bốn cõi, vang sang đến tận bên Trung Quốc”

Không chỉ đúc A Nam tứ đại khí, đúc chuông thờ phật khắp nơi ông còn có công lớn trong việc truyền bá kỹ thuật đúc đồng cho dân:“Đầu năm 1118 Nguyễn

Minh Không đến chùa Tống Xá (nay ở xã Yên Xá huyện Ý Yên tỉnh Nam Định). Ông đã đi thăm các cánh đồng ở đây và thấy có một khu đất rộng, có loại đất sét tốt có thể làm khuôn đúc. Ông bèn hướng dẫn dân làng nghề đúc đồng. Từ đó, cánh đồng có hố đào để lấy đất sét được gọi là cánh đồng Hố. Từ thời Lê, bắc thêm cầu nên gọi là cánh đồng Cầu Hố” (Nguồn Internet). Nghề đúc đồng phát

triển mạnh mẽ dưới thời Lý, làm cho kinh tế Đại Việt phát triển bền vững. Không chỉ có công truyền dạy kỹ thuật đúc đồng cho dân chúng, Nguyễn Minh Không còn dạy cả tâm đức của nghề cho dân. Đúc đồng là nghề vất vả tiếp xúc với khói, lửa, than, củi và chịu nóng nực. Người thợ đúc không chỉ có sức khỏe mà cần có sự sáng tạo, cần có cái tâm của người làm nghề. Để tạo được sản phẩm tinh xảo, đạt kỹ thuật cao, người thợ không được bỏ qua các công đoạn đúc đồng, không được gian dối, tham lam bớt nguyên liệu. Trong truyện Người thợ đúc và anh học

nghề thiền sư họ Nguyễn đã dạy cho đệ tử bài học sâu sắc về thói lừa thày, phản

bạn, tham lam. “Ta không ngờ bụng dạ của lũ các ngươi lại nham hiểm đến thế.

Đáng lý ta còn trị tội nặng hơn nữa, nhưng đã tỏ lòng hối hận thì cũng tha cho. Các ngươi phải lo bảo nhau: đã đi làm cái nghề của ta thì không được dối trá lường gạt người khác. Dù có nghèo khổ đến đâu, lương tâm cũng phải cho trong sạch”.

Riêng ở Ninh Bình, chúng tôi chưa sưu tầm được truyền thuyết về việc Nguyễn Minh Không dạy dân đúc đồng. Ở một số truyền thuyết có nhắc tới việc thiền sư họ Nguyễn sau khi tu hành đắc đạo hàng ngày cầu kinh niệm phật tô tượng, đúc chuông.

Truyền thuyết Ông Khổng Lồ giúp người họ Thái tai qua nạn khỏi, kể rằng

“Buổi ấy nhà vua cần rất nhiều đồng để đúc các khí vật thờ phật, nhưng ngặt vì ở đất Việt không có đồng đen. Nghe tiếng Khổng Lồ, nhà vua cho triệu đến kinh, nhờ sư đi sang Trung Quốc khuyên đồng. Khổng Lồ nhận lời và xách đãy đi về phương Bắc. Sau khi trút cả mười kho đồng vào túi của mình. Ông Khổng Lồ cảm tạ vua Tống lên đường về nước”. [PL2, tr.101].

Trong truyền thuyết Sự tích Bến Bia khẳng định việc thiền sư họ Nguyễn đúc chuông là có thật “Sau khi tu hành đắc đạo, thiền sư họ Nguyễn đi nhiều nơi

dựng chùa, đúc chuông. Trong đó thiền sư có dựng chùa, đúc chuông, tu hành ở Phả Lại quê mẹ. Khi vua Lê Chiêu Thống lên ngôi, đã lệnh cho binh sĩ đến các chùa lấy chuông về đúc tiền. Khi binh sĩ đến chùa Phả Lại lấy chuông đưa xuống thuyền, thuyền vừa ghé bến, chuông rơi xuống đất, lăn qua đồi, rơi xuống sông..”. [PL2, tr.103].

Để tưởng nhớ công lao của thiền sư họ Nguyễn, người dân nhiều làng nghề đúc đồng trong cả nước như làng nghề Yên Xá, Tống Xá huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; làng Chè, làng nghề Ngũ Xá, Hà Nội… thờ ông với tư cách ông tổ nghề đúc đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết nguyễn minh không và lễ hội đền thánh nguyễn ở ninh bình (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)