B. PHẦN NỘI DUNG
3.1.4. Nội dung phần lễ
3.1.4.1. Lễ trang hoàng trí kiệu, kéo cờ đại
Thông thường trước ngày lễ hội chính một tuần, ban khánh tiết hai xã Gia Tiến và Gia Thắng làm lễ chay, lễ mặn dâng lên đức Thánh tổ xin tổ chức lễ hội, kéo cờ đại yến báo toàn dân biết. Tại các thôn, ban hành lễ cũng tiến hành dâng lễ xin trang hoàng trí kiệu và kéo cờ tại nghè miếu. Tại các di tích đó, người dân quét dọn, bao lau, tu bổ đồ tế khí, cờ quạt chuẩn bị cho ngày lễ hội chính.
3.1.4.2. Lễ rước kiệu bách thần, múa lân múa rồng
Rước kiệu là một hoạt động tiêu biểu không thể thiếu trong ngày lễ hội. Đây là hoạt động mang tính cộng đồng cao nhất thể hiện tư tưởng hướng về cội nguồn dân tộc, biết ơn tổ tiên và phát huy tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ rước kiệu tạo thêm sự long trọng, linh thiêng cho lễ hội.
Tại các nghè miếu: Từ 7h tiến hành làm lễ, chuẩn bị kiệu, rước sắc. Đội hình rước kiệu được sắp xếp theo trình tự: Đi đầu là đội múa sư tử, tiếp đó là đoàn rước cờ hội, nghi trượng, đoàn người đánh chiêng, trống, rước biểu dấu, bát bửu, đội bát âm múa sinh tiền, rước tàn lọng và đội kiệu, cuối cùng là quan viên và nhân dân. Lễ rước kiệu làm tăng thêm giá trị văn hóa tín ngưỡng thờ cúng
những anh hùng có công với đất nước với quê hương, đồng thời góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể . Ngoài ra, lễ rước kiệu còn có ý nghĩa sâu sắc nhằm nâng cao truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn và giá trị của tín ngưỡng thờ cúng - văn hóa truyền thống tốt đẹp của cả dân tộc Việt.
Tại đền Thánh Nguyễn: Đúng 8h30 phút ngày 8.3 âm lịch, kiệu của các nghè miếu tề tựu đông đủ tại sân rồng. Dẫn đầu đoàn rước kiệu tiến vào sân rồng tại đền Thánh Nguyễn là kiệu bát cống của đức Thánh Tô. Tiếp theo là kiệu của các nghè miếu thuộc xã Gia Tiến rồi đến kiệu của xã Gia Thắng, cứ thế luân phiên lần lượt:
Xã Tên thôn/nghè
miếu
Sắc phong
Gia Tiến Đền Hạ Thái Úy Tô Hiến Thành Gia Tiến An Thái
Đoan túc quang y Dực Bảo Trung Hưng dương cảnh thiêng Hoàng tổng đốc thái giám
Gia Thắng Đào Lâm Đôn ngưng Dực Bảo Trung Hưng linh phù bản thổ Huy Đức chi thần
Gia Tiến Hán Nam Tĩnh Hiệu hàm quang Dực Bảo Trung Hưng Nam Đạo bản thổ linh ứng
Gia Thắng Quốc Thanh Đôn ngưng Dực Bảo Trung Hưng linh phù bản thổ Huy Dũng chi thần
Gia Tiến Chùa Đại Khả Đại Khả tự thập bát long thần
Gia Thắng Quốc Thanh Đôn ngưng Dực Bảo Trung Hưng linh phù bản thổ Huy Đạt chi thần
Gia Tiến Hán Bắc Nhân Uyên trai tĩnh Dực Bảo Trung Hưng Phù Dung công chúa
Gia Thắng Đào Lâm Đôn ngưng Dực Bảo Trung Hưng linh phù bản thổ Đà Quốc Công chi thần
Gia Tiến Đồng Vàng Đôn ngưng Dực Bảo Trung Hưng tĩnh hậu bản thổ linh ứng
Gia Thắng Trai Thổ Văn Phú Trai tĩnh trang vi Dực Bảo Trung Hưng Quỳnh Hoa công chúa
Gia Tiến Xuân Lai Đôn ngưng Dực Bảo Trung Hưng linh ứng
Gia Thắng Chùa Phúc Tự - Thôn Văn La
Cảnh Phúc tự thập bát long thần
Gia Tiến Đền Hạ Kim Sơn Dực Bảo Trung Hưng Trang Vi công chúa
Nghi thức rước và dâng sắc: Mỗi xã là một đoàn rước bao gồm tất cả các kiệu của các nghè miếu. Sắc phong của mỗi nghè miếu được lưu giữ trong hộp đựng ống quyển được khóa lại, bảo quản cẩn thận. Sắc phong được đặt trên kiệu trang hoàng lộng lẫy và phủ khăn điều. Khi rước kiệu sắc phong của các nghè miếu vào sân rồng, đi đầu là người cầm nọc - đánh trống nhỏ làm hiệu cho đoàn rước. Tiếp đến là chủ tế của từng nghè miếu. Chủ tế mặc trang phục theo quy định có dùng khăn điều để che miệng để khỏi phả hơi vào sắc phong mất đi sự linh thiêng. Kiệu được nâng lên, hạ xuống ba lần, bái ba bái thể hiện sự cung kính cúi chào đức Thánh Tổ. Sắc phong được người chủ tế chuyển từ kiệu rước rồi chuyển cho thủ từ của xã. Thủ từ có nhiệm vụ dâng sắc lên thập đồng trước bàn thờ thánh tại Tiền Đường. Khi sắc được dâng xong, những người khiêng kiệu lại nâng lên, hạ xuống ba lần, bái ba bái thể hiện sự cung kính cúi chào đức Thánh Tổ và đi lùi ra vị trí đã quy định. Tất cả kiệu của các nghè miếu được xếp thành hai hàng tại sân rồng. Kiệu của xã nào để bên địa phận xã đấy. Kết thúc nghi lễ dâng sắc là màn múa lân múa rồng với mong muốn về sự thịnh vượng, hanh thông, phát đạt và hạnh phúc.
3.1.4.3. Lễ yên vị bách thần
Lễ Yên vị bách thần được tổ chức vào 9 giờ 30 phút ngày 8.3 âm lịch. Sau khi các sắc phong của các nghè miếu dâng lên đức Thánh Nguyễn, ban hành lễ của lễ hội tiến hành lễ yên vị bách thần.
3.1.4.4. Lễ mộc dục
Lễ mộc dục được tổ chức vào 13giờ 30 phút ngày 8.3 âm lịch. Đầu tiên ban hành lễ thắp hương dâng lễ xin được bao lau thần tượng Thánh. Lễ mộc dục (tức là bao lau tượng Thánh) do hai chủ tế của hai xã và ban hành tế tiến hành một cách trang nghiêm và kín đáo. Người mộc dục cho tượng Thánh phải trai giới trước đó và khi làm lễ phải bịt miệng bằng một chiếc khăn điều để trần khí không xông tới Thánh cung. Việc bao lau thần tượng được tiến hành một cách thận trọng và kính cẩn. Hai tế chủ nhấc áo của đức Thánh để xông hương tượng. Tượng của Thánh bao giờ cũng được lau bằng khăn khô, sau đó mới được lau bằng nước ngũ vị đã được chuẩn bị trước. Cuối cùng tượng Thánh lại được bao lau khăn khô một lần nữa rồi mới mặc áo đã xông hương cho Thánh. Gọi là tắm nhưng không phải lấy nước giội vào tượng Thánh mà chỉ lấy một tấm vải điều nhúng vào chậu nước sạch rồi lau chùi nhẹ nhàng, thận trọng. Sau khi tắm cho tượng Thánh Tổ xong, ban hành lễ tiến hành lau cỗ ngai bày linh vị của Khải thánh và đức Thánh Tô. Ý nghĩa của việc tắm tượng là nhằm “rửa sạch bụi nhơ” để đức Thánh được sạch sẽ trước khi vào tế lễ. Thông qua các nghi thức của lễ mộc dục phần nào hé mở cho thấy cội nguồn xa xưa từ những nghi thức cầu mưa của tín ngưỡng dân gian bản địa, của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước truyền thống Việt Nam. Nước ở đây chính là nước thanh tịnh, nước mát lành, “nước phúc”, có thể rửa sạch tanh hôi,
bùn nhơ. Nước mang đến cho sinh hoạt của cư dân, mang no ấm hạnh phúc đến cho cư dân sản xuất nông nghiệp.
3.1.4.5. Lễ cáo yết
Lễ cáo yết được tổ chức vào 14 giờ ngày 8.3 âm lịch. Sau lễ mục dục là lễ cáo yết. Lễ được tổ chức vào ngày 8/3 âm lịch hàng năm, nhân dân hai xã Gia Tiến và Gia Thắng tổ chức lễ cáo yết, ca ngợi công đức của đức Thánh. Lễ cáo yết trang trọng theo đúng truyền thống của lễ hội trước kia. Về lễ vật dâng lên đức thánh có cả lễ chay và lễ mặn: Hương, hoa, trầu, rượu, xôi thịt.
Nội dung phần lễ cáo yết: Đây là lễ chính. Ban hành lễ của hai xã tiến hành đúng theo nghi thức truyền thống với nhiều mục, nhiều nội dung. Lễ cáo yết diễn ra trang nghiêm, thành kính trong khoảng thời gian gần 3 tiếng đồng hồ, với trình tự như sau:
STT Tiến trình lễ cáo yết STT Tiến trình lễ cáo yết
1 Khởi chung cổ 46 Ca công tấu khúc
2 Nhạc sinh cát tương phân rật 47 Phủ khúc (2 tế)
3 Cổ sơ nghiêm 48 Bình thân phục vị
4 Tái sơ nghiêm 49 Hành á hớn lễ
5 Cổ tâm nghiêm 50 Nghệ hương án tiến
6 Khởi nhạ 51 Quỵ
7 Nạc chỉ 52 Chước tửu
8 Chấp sự giả các tự sinh kỳ 53 Hớn tước 9 Chính tế viên, dự chấp sự
viên tĩnh nghệ quán tẩy
54 Tiến tước
10 Quán tẩy 55 Ca công tấu nhạc
11 Tế cân 56 Tấu 4 minh từ chi khúc
12 Phủ sát lễ vật 57 Ca công tấu khúc
13 Bồi tế tịu vị 58 Phủ phục
14 Chủ tế nghệ vị 59 Bình thân phục vị
15 Bình thân quỵ 60 Hành chung hớn lễ
16 Đọc chúc ước từ 61 Nghệ hương án tiến
17 Phủ phục 62 Quỵ
18 Nghệ hương án tiền 63 Chước tửu
19 Quỵ 64 Hớn tước
20 Phần hương 65 Tiến tước
21 Thượng hương 66 Ca công tấu nhạc
22 Tiến hương 67 Tấu 5 minh từ chi khúc
23 Ca công tấu nhạc 68 Ca công tấu khúc 24 Tấu đại từ chi khúc 69 Phủ phục
26 Phủ phục 71 Tiến trà 27 Bình thân phục vị 72 Tích phúc tộ 28 Lễ nghinh thanh vương cúc
cung bái (Bốn bái)
73 Nghệ phục tộ vị 29 Bình than hành sơ hớn lẽ 74 Quỵ
30 Nghệ hương án tiến 75 Ẩm phúc tộ
31 Quỵ 76 Ca công tấu khúc
32 Chước tửu 77 Tấu 6 tường từ chi khúc
33 Hớn tước 78 Ca công tấu khúc
34 Tiến tước 79 Phủ phục 2 tế
35 Ca công tấu nhạc 80 Bình thân phục vị
36 Tấu 2 minh từ chi khúc 81 Lễ tạ thanh vương cúc cung bái (Bốn tế)
37 Ca công tấu khúc 82 Từ chức viên, Dự phòng viên, cát nghinh vụ liệu sở 38 Phủ phục 83 Chính tế viên, dự bồi tế, , cát
viên nghị vọng riệu vị
39 Bình thân ( quỵ) 84 Vọng liệu
40 Phủng chúc nghệ vị 85 Phục vị
41 Bá quan giai quỵ 86 Bình thân quỵ
42 Chuyển chúc 87 Ca công tấu nhạc
43 Đọc chúc 88 Tấu 7 đại từ chi khúc
44 Ca công tấu nhạc 89 Ca công tấu khúc 45 Tấu 3 hhồng từ chi khúc 90 Phủ phục
91 Tâm khấu đầu lễ tất
Bảng 9: Trình tự lễ cáo yết
3.1.4.6. Chầu kệ
Buổi chầu kệ sẽ được bắt đầu vào lúc 6 giờ tối ngày 8.3 âm lịch. Ban hành lễ tiến hành lễ chầu kệ, ca ngợi công ơn của đức Thánh Nguyễn. Đối tượng ca chầu kệ là các ca công, phật tử. Tại đền Thánh Nguyễn còn lưu giữ 6 bài chầu kệ.
“Miền nam”, “ Trời nam”, “ Lý triều”, “ Nam mô đại pháp thiền sư”, “ Lược bày đời vua Nhân Tông”, “Bài kệ Tô Hiến Thành”. Sáu bài kệ không phải đọc
trong cùng một buổi, mà tùy vào nội dung khóa lễ trong năm. Trong lễ hội hoặc lễ kỳ phúc chỉ đọc bài chầu Miền nam .
Mở đầu buổi chầu kệ, trưởng ban ca công làm lễ dâng hương lên đức Thánh. Lễ bao gồm trầu, rượu, hương, hoa. Sau đó nghiêm đàn, dâng bài tấu kệ, bài thỉnh, đọc sớ dâng kệ, đọc chầu kệ Miền nam. Sau hơn hai giờ đồng hồ đọc
xong bài kệ Miền nam, ban ca công vái tạ. Kết thúc buổi chầu kệ.
3.1.4.7. Lễ dâng cỗ các nghè miếu
Lễ dâng cỗ các nghè miếu được tổ chức vào 8 giờ ngày 8.3 âm lịch.
Chuẩn bị lễ: Lễ dâng cỗ các nghè miếu được nhân dân hai xã chuẩn bị chu đáo, đúng tục hèm từ xa xưa để lại. Thời gian các nghè miếu chuẩn bị lễ từ 4 giờ sáng ngày 9 tháng 3. Nguyên liệu làm lễ dâng thánh được lựa chọn kỹ và cử những người khéo tay để chuẩn bị cỗ. Mỗi nghè miếu đều chuẩn bị lễ dâng đức Thánh bao gồm cả lễ chay và lễ mặn.
Lễ rước cỗ: Khoảng 7 giờ sáng ngày 9.3 âm lịch các ghè miếu trong một xã tập hợp thành một đoàn rước để đi đến đền Thánh. Đoàn rước của mỗi xã đều có kiệu văn, có người cầm nọc đánh trống nhỏ, cầm trịch cho đoàn rước đi đúng quy định, thể hiện đúng tục hèm của quê hương. Lễ dâng thánh được đội trên đầu, có thể cho vào những mâm ống sơn thiếp vàng đẹp đẽ và được gánh đến đền. Cỗ của các nghè miếu được rước đến sân rồng, dâng lên đức Thánh theo thứ tự. Năm nào xã Gia Tiến làm trưởng ban tổ chức thì xã Gia Tiến dâng lễ cỗ trước và ngược lại. Những người đội lễ của nghè miếu đều bái ba bái trước khi dâng lễ. Sau lễ dâng cỗ của các nghè miếu là lễ dâng hương của chính quyền hai xã, lễ dâng hương của nhân dân hai xã, của khách thập phương.
3.1.4.8. Khai mạc lễ hội
Lễ hội đền Thánh Nguyễn là lễ hội truyền thống lâu đời của người dân Gia Viễn. Lễ hội được tổ chức long trọng, thiêng liêng. Nếu hội được mở vào năm chẵn thì Trưởng ban tổ chức lễ hội thuộc về Ủy ban nhân dân xã Gia Thắng, còn ngược lại hội tổ chức vào năm lẻ thì Trưởng ban tổ chức lễ hội thuộc về Ủy ban nhân dân xã Gia Tiến. Xã nào làm trưởng ban sẽ có nhiệm vụ lên kế hoạch, chương trình tổ chức lễ hội…Sau lễ cỗ là khai mạc lễ hội. Một đồng chí cán bộ xã chịu trách nhiệm dẫn chương trình, giới thiệu đại biểu, chương trình lễ hội. Tiếp đến là đồng chí đại diện chính quyền xã lên đọc diễn văn khai mạc lễ hội, tuyên bố khai mạc, đánh trống, đánh cồng khai hội.
3.1.4.9. Lễ thỉnh kinh rước nước
Lễ hội rước nước là một loại hình văn hóa dân gian, một nghi thức tâm linh đặc sắc biểu hiện tín ngưỡng cầu nước của những cư dân nền văn minh lúa nước sông Hồng. Đến nay, lễ hội rước nước vẫn được người dân Gia Viễn kế thừa, duy trì, phát huy mỗi dịp hội được tổ chức. Lễ rước nước có ý nghĩa giáo dục truyền thống, nhằm tưởng nhớ Thánh Nguyễn. Cuộc đời đức Thánh gắn bó mật thiết với dòng sông quê hương với công việc đánh bắt cá mưu sinh. Lễ hội đền Thánh Nguyễn là lễ hội văn hóa phi vật thể đặc sắc của địa phương, là dịp để cho con cháu nơi đây nhớ về cội nguồn, nhớ về quê hương của mình. Thể hiện tinh thần
“uống nước nhớ nguồn”. Lễ rước nước là phần rất quan trọng của lễ hội. Tế chủ
của hai xã cùng các quan viên hành lễ tiến hành làm lễ xin được rước nước tại Bến Bia. Đoàn rước chuẩn bị long trọng, linh đình. Những người tham gia khiêng
kiệu phải là nam nhi chưa có gia đình. Đi đầu là những người khiêng cây nêu. Cây nêu được làm bằng thân cây tre dài khoảng 6 mét được thanh niên trai tráng khiêng đi trước. Kèm theo cây nêu là vòng tròng được làm bằng tre có đường kính khoảng hơn 60 cm. Tiếp đến là đoàn múa lân múa rồng, và cờ thần, nghi trượng, đoàn người đánh chiêng, trống, rước biểu dấu và bát bửu, đội bát âm múa sinh tiền, rước tàn lọng, hai thanh kiếm để thị oai, các binh khí để dẹp đường. Đoàn rước nước gồm có 5 kiệu được xếp theo thứ tự: kiệu rước văn, kiệu rước hai chóe ngọc để rước nước, kiệu cửu cống của đức Thánh tổ - Nguyễn Minh Không, kiệu bát cống của Thánh Tô (Tô Hiến Thành), kiệu bát cống cung Khải (thân phụ, thân mẫu của đức thánh) và cuối cùng là quan viên và nhân dân. Đoàn rước đi từ đền Thánh Nguyễn ra đến Bến Bia, xuống thuyền nan đã được chuẩn bị từ trước. Một thuyền đi trước, những người được phân công cắm cây nêu giữa vòng tròn xuống giữa sông. Ban hành lễ và các thanh niên trai tráng rước kiệu văn, kiệu rước hai chóe ngọc xuống thuyền nan đi ra chỗ cắm cây nêu để làm lễ rước nước.Đoàn múa lân múa rồng, đội bát âm múa sinh tiền cũng xuống thuyền. Còn kiệu đức Thánh Nguyễn, kiệu đức Thánh Tô, kiệu Khải Thánh ngự ở trên bờ. Thượng tọa làm lễ thỉnh xin Đức thánh rước nước. Trên bờ tất cả người già, phật tử tụng kinh, tụng kệ của đức Thánh Nguyễn. Nhà sư làm phép, người già tụng kinh đến khi nước trong vòng tròn sủi tăm lên thì lúc ấy mới lấy được nước. Hai tế chủ của hai xã múc nước trong vòng tròn ấy cho đầy vào hai chóe khiêng lên kiệu để rước về. Nước trong chóe được dùng từ hội năm nay đến hội sau để dâng