Mô típ hóa thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết nguyễn minh không và lễ hội đền thánh nguyễn ở ninh bình (Trang 65)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.4.4. Mô típ hóa thân

Con người sinh ra không tránh khỏi quy luật sinh, lão, bệnh, tử. Một mặt dân gian nhìn thấy tính khách quan của thời gian đời người, mặt khác họ không muốn tin người anh hùng phải chết. Để giải quyết mâu thuẫn này tác giả truyền thuyết sử dụng mô típ hóa thân. Trong truyền thuyết, tác giả dân gian lý giải sự kiện Nguyễn Minh Không từ giã cõi đời cũng có những điều kỳ lạ khác thường. Đó là sự hóa thân "Ngài hóa" hay "về trời". Nhân dân quan niệm là nhân vật này không chết mà chỉ là kết thúc kiếp trần tục để chuyển sang thế giới của thần linh. Từ "hóa" mang sắc thái biểu cảm rất cao. Nó thể hiện niềm tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân: người anh hùng là vị thần bất tử.

Sự hóa thân trong truyền thuyết được xuất phát từ quan niệm cổ xưa: "Vạn

vật hữu linh". Người xưa cho rằng, mọi vật đều có hai phần: phần linh hồn và

phần thể xác. Phần thể xác chỉ là tạm thời, là nơi trú ngụ của linh hồn. Phần linh hồn mới là vĩnh viễn. Khi người chết, nơi trú ngụ của linh hồn không còn thì linh hồn thoát lên không trung và sẽ tìm về nơi trú ngụ mới. Từ đó, dẫn tới quan niệm về kiếp sau của con người

Nhân vật anh hùng trong truyền thuyết được sáng tạo trong cảm hứng tôn vinh và lòng biết ơn thành kính. Người anh hùng là linh khí của núi sông, là hồn thiêng của dân tộc. Khi sống, các vị anh minh, tài cao, đức rộng, khi chết các vị tiếp tục "phù hộ độ trì" cho con người. Bởi thế, nhân dân quan niệm: "sống khôn,

chết thiêng", do đó trong truyền thuyết, họ đã có khuynh hướng đưa con người

lên cõi thánh. Trong truyền thuyết nhân dân kể lại cái chết của nhân vật Nguyễn Minh Không.“Đương lúc ấy, bỗng nhiên thấy ngài nhắm mắt, sấm mây đại tác,

tứ linh thẳng xuống, bách thú đến chầu ở trên không trung.Trong tiếng gió nghe như có tiếng đàn véo von. Ngày ấy Minh Không hóa”. [PL1, tr.107]. Cái chết của

nhân vật Nguyễn Minh Không được xây dựng trong truyền thuyết là sự hóa thân. Nguyễn Minh Không đã đi từ cõi trần đến cõi bất tử chứ không phải “chết là hết”.

Mô típ hóa thân của nhân vật thể hiện tính nhất quán trong quan niệm xây dựng nhân vật. Mô típ sự sinh nở thần kỳ và mô tip hóa thân có sự xâu chuỗi với

nhau. Qua đó, tài năng, sự sáng tạo của tác giả dân gian thật kỳ diệu. Nguyễn Minh Không được mẹ sinh ra khi bà năm mơ, được Thái Thượng Lão Quân báo mộng, cho nuốt trâu vàng, lúc chết lại hóa thân. Mô típ hé mở cho ta thấy quan niệm về bản chất thiêng của người anh hùng. Họ sinh ra từ tự nhiên, trở về với tự nhiên, thành khí thiêng sông núi, hồn thiêng dân tộc, trường tồn cùng với lịch sử. Việc miêu tả cái chết của Nguyễn Minh Không, dù có sử dụng yếu tố thần kì hay không thì mục đích cuối cùng của nhân dân cũng là để thể hiện lòng ngưỡng mộ tôn vinh đối với nhân vật. Cốt lõi của sự sáng tạo ấy là niềm tin. Chỉ có niềm tin mãnh liệt như thế mới khiến Nguyễn Minh Không tồn tại mãi mãi trong đời sống tâm linh của người dân Ninh Bình và dân tộc gần mười thế kỷ.

Tiểu kết chương 2

Số lượng truyền thuyết về Nguyễn Minh Không còn lưu truyền cho đến ngày nay ở Ninh Bình khá phong phú. Qua quá trình điền dã, sưu tầm, tham khảo tại Ninh Bình chúng tôi thống kê được 35 truyền thuyết (có nhiều truyền thuyết khác lưu truyền trong dân gian và ở một số tỉnh Nam Định Và Thái Bình chỉ mang tính chất tham khảo)

Nhìn chung những truyền thuyết về Nguyễn Minh Không có kết cấu đơn giản và tồn tại dưới nhiều mẫu kể khác nhau, mỗi truyện cho người tiếp nhận biết một giai đoạn nhất định trong cuộc đời nhân vật hoặc một nét tính cách, phẩm chất của nhân vật. Bên cạnh những mẫu kể ngắn gọn còn có kết cấu xâu chuỗi. Lời kể tương đối sinh động, giàu tính nghệ thuật để từ đó truyền thuyết về Nguyễn Minh Không lay động nhận thức và tình cảm của con người.

Nhân vật Nguyễn Minh Không trong lịch sử và truyền thuyết không có sự đối lập. Truyền thuyết và chính sử chép về ông đều đồng nhất trên một quan điểm ngợi ca chiến công, tài năng, phẩm hạnh tốt đẹp của Nguyễn Minh Không. Ông là thần y - ông tổ của nhiều nghề - một thiền sư tu hành đắc đạo. Cả cuộc đời ông gắn bó với quê hương Ninh Bình, luôn đem hết tài năng, trí tuệ, pháp phật vô biên để giúp dân giúp đời.

Nhân dân Ninh Bình vô cùng tự hào, kính trọng và yêu mến người con ưu tú của quê hương - Nguyễn Minh Không. Để xây dựng hình tượng nhân vật tỏa sáng mà vẫn bình dị, đời thường, tác giả dân gian xưa đã sử dụng nhiều mô típ: mô típ sinh nở thần kì, mô típ tướng lạ, mô típ chiến công phi thường, mô típ hóa thân, mô típ linh hiển âm phù. Tất cả các mô típ đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau, bổ sung giải thích cho nhau để đạt tới hiệu quả nghệ thuật xây dựng nhân Nguyễn Minh Không vừa thiêng liêng vừa gần gũi đời thường. Hình tượng nhân vật Nguyễn Minh Không luôn tồn tại sâu đậm trong tâm thức người dân Ninh Bình.

CHƯƠNG 3

MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THUYẾT

NGUYỄN MINH KHÔNG VỚI LỄ HỘI ĐỀN THÁNH NGUYỄN 3.1. Lễ hội đền Thánh Nguyễn

Lễ hội là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn hoá cổ truyền tiêu biểu của nhiều tộc người ở nước ta cũng như trên thế giới. Nó là “tấm gương” phản

chiếu khá trung thực đời sống văn hoá của mỗi dân tộc. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian đã có từ lâu đời, có sức lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của các lễ hội có mối liên hệ khăng khít với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, luật lệ của làng xã. Lễ hội có sự qua lại, ảnh hưởng sâu đậm tới kho tàng văn học nghệ thuật dân gian và gắn liền với tinh thần đoàn kết đấu tranh chống thiên nhiên, chống kẻ thù xâm lược của cộng đồng người Việt. Hằng năm, trên dải đất hình chữ S, lễ hội truyền thống được tổ chức ở nhiều địa phương. Khi tiếng trống hội vang lên, trong tâm thức mỗi người luôn hướng về lễ hội,về quê hương.

Là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, Ninh Bình được biết đến là quê hương của nhiều lễ hội, nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử. Nhân dân nơi đây còn lưu truyền và bảo tồn các loại hình lễ hội, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc như Lễ hội Trường Yên, Lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội Báo Bản Nộn Khê, Lễ hội đền Thái Vi… Trải qua hàng nghìn năm, nhân dân Ninh Bình luôn duy trì tổ chức lễ hội đền Thánh Nguyễn. Đây là một lễ hội lớn để tưởng nhớ Đức Thánh. Lễ hội (6 năm tổ chức một lần), lễ Kỳ Phúc được tổ chức long trọng hàng năm với sự hành hương của người con Ninh Bình, của hàng vạn người từ khắp các nơi tìm về.

“Ai về Gia Thắng quê tôi

Viếng thăm đền Nguyễn bao đời còn đây Bên dòng nước biếc vơi đầy

Thánh về ngự giá tháng ngày thảnh thơi”…

(Viếng đền Thánh Nguyễn – Nguyễn Văn Lượng) Chương ba của luận văn chúng tôi giới thiệu một trong những lễ hội tiêu biểu nhất của quê Ninh Bình: Lễ hội đền Thánh Nguyễn - nơi gắn liền với tên tuổi Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không. Đặt truyền thuyết Nguyễn Minh Không và lễ hội đền Thánh Nguyễn vào đời sống dân gian Ninh Bình, để thấy hết được nét đặc sắc văn hoá của lễ hội.

3.1.1. Lịch sử lễ hội đền Thánh Nguyễn

Mang đặc trưng nguyên hợp của văn hoá dân gian, truyền thuyết và lễ hội luôn gắn bó hữu cơ với nhau. Truyền thuyết người anh hùng được tái hiện sống động trong các lễ hội. Lễ hội đền Thánh Nguyễn ở Ninh Bình gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về thiền sư Nguyễn Minh Không. Theo Ngọc phả đền Thánh Nguyễn, thiền sư Nguyễn Minh Không sinh vào ngày 15 tháng 10 năm Quý Sửu. Cha là Nguyễn Sùng, quê làng Đàm Xá, huyện Gia Viễn, Phủ Trường

An, Ái Châu, mẹ là Dương Mĩ Nương, là người có nhan sắc và rất hiếu thuận. Quê Xã Phả Lại, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, đạo Kinh Bắc. Nguyễn Minh Không là nhân vật lịch sử thời Lý đã được nhân dân yêu quý dệt lên những truyền thuyết đẹp để ca ngợi công đức, tài năng. Khi nhắc đến thiền sư Minh Không, hậu thế không chỉ biết đến ông là người có tài năng phi thường, xuất chúng, phật pháp vô biên mà còn biết đến ông là nhà tu hành mộ đạo, một thày thuốc tài ba, vị tổ sư của nhiều nghề. Ông là người có công phò vua giúp nước, xin giảm sưu cao thuế nặng cho dân... Đặc biệt Nguyễn Minh Không là người đã chữa khỏi bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông và được phong Lý triều Quốc sư. Khi thiền sư Minh Không hóa ngày 12 tháng 6 năm 1141, vua Lý đã hạ lệnh thần dân thiên hạ, gia thần trong ấp, tất cả dân Đàm Xá hành lễ ở nơi Minh Không hóa, rước thần hiệu của ngài về lập thần miếu để thờ phụng…Từ trên Sơn Tây đến Ái Châu đều thờ phụng ngài, lấy Đàm Xá là nơi thờ chính. Thiền sư Minh Không được dân gian suy tôn là Thánh tổ và được thờ phụng ở rất nhiều nơi trong cả nước. Lịch sử mỗi ngôi đền, ngôi chùa thờ Nguyễn Minh Không, thường bắt nguồn từ dấu vết mỗi lần ông đặt chân qua. Trong số đó, phải kể đến đền thờ Thánh Nguyễn ở khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng ở huyện Gia Viễn. Riêng ở đền Thượng xã Khánh Phú và đền Tam Thánh ở xã Khánh An, Yên Khánh ông được suy tôn là đức Thánh Cả… Đền Thánh Nguyễn thuộc làng Đàm Xá, phủ Tràng An nay là hai xã Gia Thắng, Gia Tiến huyện Gia Viễn, Ninh Bình là nơi thờ chính. Vào tiết xuân thu, nước cúng tế, tứ thời hương hỏa vạn đại của người dân dâng lên không bao giờ dứt.

3.1.2. Thời gian và không gian lễ hội

3.1.2.1. Thời gian lễ hội

Sau khi Nguyễn Minh Không mất, nhân dân làng Đàm Xá, ngày nay là hai xã Gia Tiến và Gia Thắng huyện Gia Viễn hàng năm đã tổ chức lễ kỳ phúc (Hát Lệ) từ ngày 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch. Đây là ngày được đức Thánh quy định từ khi dựng chùa Viên Quang (1121) để cầu phúc cho nhân dân. Ngày nay đã trở thành thông lệ. Trong Kệ của đức Thánh Nguyễn có ghi “Sáu năm mở hội vui một lần”. Như vậy, lễ hội đền Thánh Nguyễn sáu năm mở hội một lần và có thể

lâu hơn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của địa phương. Lễ hội đền Thánh Nguyễn mang đậm tính lễ hội lịch sử, gắn liền với cuộc đời của Thiền sư Minh Không. Lễ hội đền Thánh Nguyễn diễn ra trong ba ngày từ ngày 8,9,10 tháng 3 âm lịch. Thời gian mở hội không gắn liền với ngày sinh, ngày hoá của đức Thánh Nguyễn, không gắn với mùa vụ… Lễ hội tổ chức vào mùa xuân vì theo quan niệm dân gian, mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, con người như được tiếp thêm sức mạnh, bừng bừng sức xuân trong cuộc sống mới. Vì vậy, nhân dân làng Đàm Xá xưa mở hội để bày tỏ tình cảm, tưởng nhớ công ơn của Thiền sư Minh Không. Trong dân gian có câu: “Trống làng nào làng ấy đánh", " Thánh làng nào làng ấy thờ", điều này vừa phản ánh, thể hiện yếu tố bản địa, mang tính

địa phương, vừa tạo ra sự phong phú đa dạng của bức tranh văn hoá dân tộc. Lễ hội đền Thánh Nguyễn trở thành phong tục tập quán được hình thành từ bao đời và được truyền lại cho các thế hệ kế tiếp.

3.1.2.2. Không gian lễ hội

Mọi lễ hội đều diễn ra trong một không gian nhất định, đó chính là những không gian văn hóa gắn với các cộng đồng dân cư ở làng xã Việt Nam. Không gian của lễ hội thường gắn liền với hệ thống thiết chế tôn giáo tín ngưỡng. Nơi diễn ra lễ hội là những công trình di tích lịch sử văn hoá ở các địa phương. Đó là nơi lưu giữ và tôn vinh những giá trị văn hoá tinh thần được kết tinh qua các nhân vật và sự kiện đã hình thành trong lịch sử. Dưới góc độ nào đó có thể coi di tích chính là cái “vỏ” trang nghiêm để chứa cái “hồn” lễ hội trong đó. Lễ hội đền Thánh Nguyễn gắn với tín ngưỡng dân gian, gắn chặt với đời sống văn hoá của người dân Gia Viễn nói riêng và Ninh Bình nói chung.

Từ quá trình điền dã, tham khảo một số trang Web Wikipedia, Ninhbinh dulịch.com.vn. Chúng tôi được biết lễ hội đền Thánh Nguyễn được tổ chức tại đền Thánh Nguyễn. Vào năm 1211, thiền sư Minh Không lập chùa Viên Quang trên chính mảnh đất quê hương thuộc làng Đàm Xá, phủ Tràng An nay là hai xã Gia Thắng, Gia Tiến huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Đây là điều vô cùng đặc biệt vì trên cả nước không có một ngôi đền nào lại thuộc địa phận hai xã. Khi ông mất, nhân dân Đàm Xá biến chùa Viên Quang thành đền thờ Thánh Nguyễn. Đền Thánh Nguyễn được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia tháng 2 năm 1989.

Đền Thánh Nguyễn quay hướng nam, song song với đường vua Đinh hướng về cố đô Hoa Lư nên được xem như là một di tích thuộc Hoa Lư tứ trấn. Đền nằm trên mảnh đất dài 100m rộng hơn 40m trong đó địa phận xã Gia Tiến 32 hàng gạch và xã Gia Thắng 27 hàng gạch. Từ xưa truyền lại theo quan niệm

“nhất đông nhì tây” hướng đền chệch đông nhiều hơn nên Gia Tiến là “anh” còn

xã Gia Thắng là “em”. Tổng thể công trình kiến trúc khá quy mô, được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Không gian đền Thánh Nguyễn nhìn từ ngoài vào, đền không mở chính giữa như những ngôi chùa, ngôi đền mà chúng ta thường thấy. Cổng đền được mở theo hai lối Đông, Tây. Mỗi cổng lại thuộc về một xã. Hai bên cổng đền là hai cột cờ cao vút.

Từ ngoài vào là Vọng Lâu làm hoàn toàn bằng đá. Mặt trước Vọng Lâu có cuốn thư chạm khắc bốn chữ “Lý triều Quốc sư” bằng chữ Hán. Phía dưới cuốn thư dưới có ba cặp câu đối. Mặt trong Vọng Lâu, có cuốn thư chạm khắc bốn chữ

“Tiên hậu quỹ nhất”. Phía dưới cuốn thư có ba cặp câu đối. Tiếp đến là chiếc

khánh bằng đá thường gọi là Vọng Liệu Sở - nơi hóa sớ, đốt văn. Hai bên hồi của Vọng Lâu có hai cây đèn đá, cao hơn một mét. Huyền thoại kể rằng, cây đèn đá tự mọc lên, Nguyễn Minh Không đêm đêm thường ngồi bên cây đèn để thiền tịnh. Các loài chim, loài thú về chầu xung quanh, ánh sáng cây đèn chiếu sáng

đến tầng mây trên không. Chính vì thế nhân dân tôn hiệu ông là Minh Không và từ đó trở đi tục gọi thiền sư là Minh Không. Tiếp đến là sân rồng được lát bằng gạch đỏ. Hai dãy Nhà Giải hai bên thuộc địa phận hai xã. Mỗi dãy nhà gồm 9 gian thờ Chư vị tiên công. Đi qua sân rồng trước cửa tiền đường là chiếc sập đá lớn, một lô hương do phật tử cúng tiến là nơi làm lễ dâng hương của phật tử, khách thập phương về chiêm bái, lễ thánh.

Đền có 4 toà làm theo kiểu tiền nhất, hậu công (trước theo kiểu chữ nhất 一

sau là chữ công 工). Năm gian tiền đường làm theo kiểu chồng rường, hồi có mái đại, trụ non xà đuôi chuột, các cặp xà dọc, xà ngang, xà nách, được bám vào cột chắc khoẻ như những ngấn mộng chính xác kín kít, phân bổ ở vị trí không để ảnh hưởng tới sự chịu tải của cột. Trước Tiền Đường cung Siêu Hương là 2 con sóc đá thời Lê sơ. Trong Tiền Đường trên cao ở phía ngoài có cuốn thư chạm khắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết nguyễn minh không và lễ hội đền thánh nguyễn ở ninh bình (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)