Nội dung phần hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết nguyễn minh không và lễ hội đền thánh nguyễn ở ninh bình (Trang 81)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.5. Nội dung phần hội

Lễ hội truyền thống ở Việt Nam là một thể thống nhất không thể chia tách, song bao giờ cũng bao gồm phần lễ và phần hội và luôn bổ sung, minh họa cho nhau để làm nổi bật chủ đề của lễ hội. Trong lễ hội đền Thánh Nguyễn cũng vậy, nếu phần lễ là hình thức để dân làng nhắc đến công lao của đức thánh Nguyễn đồng thời cũng là dịp để mọi người cộng cảm, gắn bó với nhau trong một tâm thức chung, thì phần hội lại phản ánh đầy đủ đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người dân vùng Gia Viễn nói riêng và người dân Ninh Bình nói chung. Ở lễ hội đền Thánh Nguyễn, cùng với nghi lễ trang trọng, thiêng liêng trong phần lễ, thì phần hội là các trò chơi dân gian được tổ chức suốt thời gian ba ngày lễ hội. Phần hội thu hút các nam thanh nữ tú cùng dân làng và khách thập phương tham gia đầy hào hứng, nhiệt tình. Đó là các trò chơi như:

Trò Tổ tôm điếm

Thay bằng 5 người chơi ngồi gọn trong chiếu của trò chơi tổ tôm thông thường, tổ tôm điếm trong lễ hội đền Thánh Nguyễn cần một khoảng không gian rộng như sân đình hoặc bãi đất rộng. Mỗi điếm được bố trí 5 chiếc bàn cao cách một khoảng để không nhìn thấy bài của nhau; từng bàn đủ rộng để ít nhất 1 - 2 trí nhân (người chơi chính) ngồi, có thêm trống con để ra hiệu lệnh khi cần. Giữa điếm kê một bàn dành cho tổ trọng tài có trống cái, bộ bài, sổ sách ghi chép. Một bàn dành cho người chia bài. Bộ bài gồm 120 cây, ứng với từng câu thơ thể hiện khát vọng sống của người nông dân như mùa màng bội thu; gia đình thịnh vượng, hạnh phúc; chuyện tình trắc trở do lễ giáo phong kiến; phê phán thói hư tật xấu trong xã hội… Quân bài lớn làm bằng gỗ mỏng, một mặt in hình và chữ theo bộ tổ tôm, mặt sau in những câu thơ trong "Truyện Kiều", "Lục Vân Tiên"…Nghệ

nhân rao bài có vai trò quan trọng trong khi chơi, không chỉ hài hước, dí dỏm, sâu sắc, mà còn phải có chất giọng đủ để ngân nga những làn điệu chèo, lẩy Kiều thu hút lòng người, có khả năng ứng dụng linh hoạt những vần thơ trong các tác phẩm văn học dân gian hoặc do chính họ tùy hứng sáng tác. Người tham gia chơi

tập trung, nhanh trí, sáng tạo, tính toán từng nước đi. Trò chơi hấp dẫn ở chỗ cùng bộ bài 120 quân có nhiều giai thừa, các nước đi thiên biến vạn hóa, không ván nào giống ván nào.

Trò kéo co

Tham gia kéo co ở hội đền Thánh Nguyễn là những trai làng khỏe mạnh, Không giới hạnh lượt chơi, người chơi. Thường là sự so tài của các chàng ai giữa các nghè miếu với nhau. Một cột trụ để ở giữa sân chơi, dây kéo buộc dài căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Hai bên ra sức kéo sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng hò nhau cổ vũ. Trong lúc đôi bên ra sức kéo, trống thúc liên hồi, theo tục lệ phải kéo ba keo, bên nào kéo được hai keo thì thắng cuộc.

Trò chơi đu

Chơi đu ở lễ hội đền Thánh Nguyễn thu hút đông đảo nam thanh nữ tú tham gia. Tại một bãi đất rộng rãi, người ta chuẩn bị các cột đu. Họ chọn cây tre to, dài, để trồng đu. Một cây đu có thể được trồng bởi 4 - 6 cây tre to. Cần đu cũng là những cây tre dài nhưng thon nhỏ, thường phải là tre đực để lúc người đu nắm vào cho gọn và chắc tránh xảy ra trượt hay tuột tay lúc đu nhanh, mạnh. Tùy theo sở thích mà người ta đu một hay đu đôi. Khi một người lên cần đu có thể nhờ một người khác đẩy cho mình có đà. Sau đó là tự người đu nhún tùy ý. Đẹp nhất là đu đôi, các đôi trai gái ưng ý lựa chọn nhau lên đu, người nhún người đẩy. Tài năng của các chàng trai cô gái được phô bày ở đây như dịp tự thể hiện bản thân.

Trò bắt vịt

Trò bịt mắt bắt vịt là trò chơi khá phổ biến. Người chơi và người xem tập trung tại một bãi đất rộng quây thành một vòng tròn. Ban tổ chức chọn những con vịt to, khỏe để chúng có thể chạy và bay nhanh. Hai người chơi bị bịt chặt mắt và đưa vào vòng tròn. Ban tổ chức thả vào vòng tròn một con vịt. Con vịt sợ hãi kêu và bay, chạy loạn xạ. Người bắt vịt cứ theo tiếng vịt kêu mà chạy theo bắt. Khi con vịt bị bắt thì cuộc chơi kết thúc. Hai người khác lại tiếp tục vào chơi tiếp.

3.2. Ý nghĩa lễ hội đền Thánh Nguyễn

Cùng với thời gian, lễ đền Thánh Nguyễn truyền tải nhiều giá trị lịch sử, kinh tế, xã hội với truyền thống lâu đời. Đến nay nó vẫn tồn tại trong đời sống của người dân Gia Viễn nói riêng và người Ninh Bình nói chung. Sự hiện diện của lễ hội đền Thánh Nguyễn chính là một di sản quý giá, có ý nghĩa nhiều mặt trong đời sống của con người hiện đại, thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất: Lễ hội thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Cũng như hầu hết các lễ hội trên đất nước ta, lễ hội đền Thánh Nguyễn bắt nguồn từ truyền thống nhớ về cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Lễ hội đã gợi lại công lao của Thánh Tổ Nguyễn Minh Không, người đã có công chữa khỏi bệnh cho nhà vua, được dân gian coi là ông tổ của nhiều nghề, một thiền sư đắc đạo… Lễ hội đền

Thánh Nguyễn giúp mỗi người trở về, đánh thức cội nguồn, ôn lại lịch sử của quê hương Gia Viễn. Hoạt động lễ hội đền Thánh Nguyễn là hoạt động văn hoá mang tính tưởng niệm, hướng về những sự kiện, nhân vật lịch sử được dân chúng địa phương thờ cúng. Trong lễ hội, truyền thống đạo lý: “uống nước nhớ nguồn - ăn

quả nhớ kẻ trồng cây” được dịp thể hiện. Nó trở thành nền tảng, cơ sở để giáo

dục chân, thiện, mĩ cho quảng đại quần chúng nhân dân, nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ ơn các bậc tiền nhân đã có công với dân với nước. Mỗi dịp lễ hội, người con Ninh Bình khắp mọi miền tổ quốc lại tụ hội về để tưởng nhớ đến công đức của Thánh tổ Nguyễn Minh Không. Đây cũng là dịp để mọi người được tắm mình trong một không khí thiêng liêng, một niềm tin về sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước.

Thứ hai: Lễ hội đền Thánh Nguyễn đã và đang góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Lễ hội là dịp để nhân dân Gia Viễn, người dân Ninh Bình và cả những người xa quê cầu cho cuộc sống yên bình, cầu cho quê hương, đất nước phát triển, nhân khang vật thịnh. “Lễ hội - một di sản văn hoá quý giá của dân

tộc, là những di sản văn hoá “biết nói” đang vận động bằng sức mạnh tiềm ẩn của một tinh thần và tâm hồn dân tộc hữu thức”( Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý

luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội). Ngày nay, đặc biệt trong “cơ chế thị trường”, lễ hội đền Thánh Nguyễn

luôn phát huy “sức mạnh tiềm ẩn của một tinh thần và tâm hồn dân tộc hữu thức”, góp phần bảo vệ bản sắc văn hoá quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc Việt

Nam. Lễ hội đền thánh Nguyễn là sợi dây liên kết thống nhất và bền vững trong chu trình phát triển, gắn kết giữa quá khứ - hiện tại - tương lai. Lễ hội góp phần tìm hiểu diện mạo cuộc sống của các thế hệ tổ tiên cha anh đi trước, đồng thời cũng thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc được bảo lưu trong các tục lệ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ nơi này sang nơi khác.

Thứ ba: Lễ hội đền Thánh Nguyễn góp phần giữ gìn, bảo lưu và phát triển những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Thông qua hoạt động lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương được bảo lưu và giữ gìn một cách tốt nhất. Lễ hội là dịp để cả cộng đồng dân cư bày tỏ thái độ và cách

“hành xử văn hoá” trong việc trân trọng và giữ gìn truyền thống, thuần phong mỹ

tục. Thông qua lễ hội, những truyền thống tốt đẹp, phong tục tập quán, lối sống và nếp sống... được kế thừa và phát triển phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử, tạo nền móng vững chắc cho văn hoá bản địa.

Thứ tư: Lễ hội đền thánh Nguyễn đã giáo dục đạo đức, lối sống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của cư dân làng xã. Lễ hội góp phần

định hướng cho con người không chỉ sống cho gia đình, dòng họ mà còn biết vươn đến lối sống vì cộng đồng. Đến với lễ hội, con người trở nên lịch sự trong ứng xử, trong giao tiếp, sẵn sàng xoá bỏ những hiềm khích, mâu thuẫn trong cuộc sống đời thường. Từ đó tạo ra một nếp giao tiếp đẹp không chỉ trong ngày lễ hội

mà còn thâm nhập vào ngày thường.

3.3. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội đền Thánh Nguyễn.

Truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian. Lễ hội là một bảo tàng văn hóa, nơi lưu giữ những tín ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian, nơi phản ánh tâm thức người Việt Nam một cách trung thực nhất. Truyền thuyết thiên về bản kể là chính, còn lễ hội chú trọng khâu diễn xướng, thực hành nghi lễ. Song truyền thuyết và lễ hội có mối quan hệ gắn bó khăng khít dựa trên tính nguyên hợp của văn hoá dân gian. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy truyền thuyết Nguyễn Minh Không và lễ hội đền Thánh Nguyễn có quan hệ gắn bó mật thiết. Lễ hội và truyền thuyết cùng phản ánh nhân vật Nguyễn Minh Không.

Truyền thuyết Nguyễn Minh Không có vai trò giải thích cho lễ hội đền Thánh Nguyễn, làm cho lễ hội có nội dung thêm sinh động, các nghi thức trong lễ hội được giải thích. Ví dụ như qua truyền thuyết Ông Khổng Lồ chữa bệnh cho Dương Hoán, Chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý thần Tông, Khuyên giáo đồng Phương Bắc… đã khắc họa hình tượng Nguyễn Minh Không có tài năng xuất chúng, là

thày thuốc tài ba, ông tổ đúc đồng… là người hết lòng vì dân vì nước, trung quân ái quốc. Truyền thuyết đã giải thích vì sao trong lễ chính (Lễ cáo yết) của lễ hội có những bài ca do các ca công thể hiện để ca ngợi công đức của Thánh Nguyễn. Lời ca thường gắn liền với nhân vật được thiêng liêng hóa khiến cho tiểu sử, vai trò của nhân vật càng được lan tỏa sâu rộng. Nguyễn Minh Không được sinh ra trong gia đình nông dân, cha làm nghề chài lưới. Khi cha mẹ mất sớm, Nguyễn Minh Không mưu sinh bằng nghề chài lưới. Ông đơm đó ở các sông của Ninh Bình và một số nơi ở Thanh Hóa, Nam Định…Cuộc đời của đức Thánh Nguyễn gắn bó với quê hương. Điều đó được hiện trong các truyền thuyết Ông Khổng Lồ bắt lươn, Sự tích

núi Con Mèo, Sự tích núi Kẽm Đó… Hay trong truyền thuyết Chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông có đoạn kể lại “Quan quân ăn xong, Nguyễn Minh Không bảo quan quân cứ nghỉ ngơi, ngủ cho lại sức. Khi quan quân lên thuyền (Bến Bia ngày nay) ngủ, Nguyễn Minh Không làm phép rút đất, chỉ một lát cả đoàn tùy tùng hàng trăm người đã đến kinh thành Thăng Long. Quan quân ai nấy đều cảm tạ, bái phục”. Chi tiết này đã lý giải vì sao trong lễ hội đền Thánh Nguyễn không thể thiếu lễ rước nước và nước được rước về từ Bến Bia. Tương truyền đó là nơi thuyền của quan quân nhà Lý neo đậu để lên chùa Viên Quang mời Nguyễn Minh Không về kinh chữa bệnh cho nhà vua. Nếu không có truyền thuyết về Nguyễn Minh Không thì lễ hội chỉ là hoạt động cộng đồng diễn ra hằng năm. Những người sau không thể biết tại sao trong lễ hội đền Thánh Nguyễn, tại sao trong lễ hội có các nghi thức tế lễ đó. Tại sao nhân vật Nguyễn Minh Không lại được tôn vinh, tôn thờ.

Truyền thuyết Nguyễn Minh không lưu giữ lịch biểu về lễ hội ở hai xã Gia Tiến và Gia Thắng ở Ninh Bình và thể hiện tình cảm, những ấn tượng mà lễ hội

mang lại. Ngày tổ chức lễ hội được quy định là ngày 8,9,10 tháng 3 âm lịch vào dịp xuân đến. Người ta hẹn nhau chơi xuân, du hội, ai cũng náo nức. Từ nhân vật trong truyền thuyết, Nguyễn Minh Không được nhân dân tôn vinh trong lễ hội khiến lễ hội càng trở nên gần gũi với quần chúng. Mỗi người dân Gia Viễn luôn ghi nhớ ngày lễ hội đền Thánh Nguyễn để trở về với quê hương. Lễ hội được tổ chức góp phần gắn kết xóm làng, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.

Ngôn từ trong trong truyền thuyết là phương tiện truyền gửi ước muốn của nhân dân tới đức Thánh. Trong lễ hội, phần lễ được tổ chức trang nghiêm. Thông thường sẽ có chủ lễ, một người đứng đầu dẫn dắt phần lễ, có vai trò như người báo cáo, gửi lời cầu mong đến đức Thánh. Ngôn ngữ gửi đến không thể là những lời nói thô tục mà phải trau chuốt, kính cẩn. Cho nên, các lời nhắn gửi sẽ được biên soạn thành bài sớ với lời lẽ linh thiêng, kính trọng.

Ngược lại, lễ hội đền Thánh Nguyễn có vai trò bảo lưu, giữ gìn truyền thuyết Nguyễn Minh Không. Mỗi lần lễ hội tổ chức là một lần truyền thuyết về Nguyễn Minh Không lại được được nhắc lại. Nhân dân cứ đến dịp lễ hội lại nhớ về và truyền lại cho nhau các câu chuyện Khuyên giáo đồng phương Bắc, Chữa

bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông, Sự tích núi Con Mèo… Cứ như thế từ người

già đến trẻ nhỏ ở Gia Viễn đều biết đến truyền thuyết về Nguyễn Minh Không, đều tự hào về người con của quê hương mình.

Lễ hội đền Thánh Nguyễn là không gian để tái hiện truyền thuyết Nguyễn Minh Không. Tuy không phải là không gian chuyên biệt để truyền thuyết thể hiện nhưng thông qua tế lễ và các trò chơi dân gian mà truyền thuyết Nguyễn Minh Không đã đi vào lễ hội đền Thánh Nguyễn. Lễ hội trở thành phương tiện đưa văn học dân gian vào đời sống một cách có giá trị nhất. Như vậy, truyền thuyết Nguyễn Minh Không có trước và là nguồn gốc để phát sinh lễ hội đền Thánh Nguyễn. Bàn về mối quan hệ này, tác giả Lê Văn Kỳ cho rằng: "Truyền thuyết về

người anh hùng là một nguyên cớ để dân làng dễ dàng mở hội" [39, tr102].

Truyền thuyết là cơ sở, nguồn gốc, là "linh hồn" cho lễ hội. Ngược lại, lễ hội

chính là môi trường thuận lợi nhất để bảo lưu và truyền bá truyền thuyết, làm cho truyền thuyết sống mãi trong tâm thức cộng đồng. Tác giả Nguyễn Khắc Xương đã khẳng định "Diễn xướng tín ngưỡng hội làng còn là một phương tiện bảo lưu

thần thoại truyền thuyết có hiệu lực. Vì thế, người nghiên cứu văn học dân gian cần chú ý hơn nữa đến các hội hè cổ truyền" [63, tr.107]. Truyền thuyết Nguyễn

Minh Không là cái cớ, là cơ sở quan trọng để lễ hội đền Thánh Nguyễn diễn ra. Lễ hội lại là nơi tái tạo, làm sống lại truyền thuyết Nguyễn Minh Không một cách sinh động nhất, hấp dẫn nhất. Truyền thuyết và lễ hội thể hiện quan niệm toàn diện của nhân dân về Thánh Nguyễn. Nguyễn Minh Không là nhân vật lịch sử, được sử sách ghi lại nhưng hành trạng, công trạng mờ nhạt, còn bị “Tam sao thất

những chỗ thiếu khuyết của chính sử.

Chính vì vậy chúng tôi khẳng định truyền thuyết Nguyễn Minh Không và lễ hội đền Thánh Nguyễn có mối quan hệ qua lại và bổ sung cho nhau.

Thứ nhất: Đó là quan hệ mang tính vĩnh viễn, thể hiện rõ ở sự liên hệ về mặt nội dung của truyền thuyết và các nghi thức, vật phẩm dâng cúng, sự kiêng kị, các màn diễn xướng trong lễ hội trong toàn bộ quá trình hình thành và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết nguyễn minh không và lễ hội đền thánh nguyễn ở ninh bình (Trang 81)