Nguyễn Minh Không trên cương vị một người thầ ny

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết nguyễn minh không và lễ hội đền thánh nguyễn ở ninh bình (Trang 40 - 44)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.3. Nguyễn Minh Không trên cương vị một người thầ ny

Truyền thuyết là một thể loại quan trọng của văn học dân gian với chức năng "tái tạo lịch sử" để lưu giữ ký ức cộng đồng. Truyền thuyết là sản phẩm

hoạt động tinh thần của nhân dân, do dân sáng tạo, bồi đắp, lưu giữ và thể hiện. Nội dung truyền thuyết tập trung ca ngợi những người có công với dân, với nước. Qua đó, tác giả dân gian hướng tới mục đích khơi dậy lòng tự hào dân tộc và nhắc nhở con cháu về công ơn của các bậc tiền bối. Truyền thuyết Nguyễn Minh Không ở Ninh Bình cũng mang những đặc điểm ấy, hội tụ, kết tinh vẻ đẹp của dân tộc và thời đại.

Trong hệ thống truyền thuyết dân gian về nhân vật Nguyễn Minh Không ở Ninh Bình, mỗi truyện phản ánh những phương diện khác nhau trong hành trạng cuộc đời đức Thánh Nguyễn. Nhưng để lại ấn tượng sâu sắc nhất về Nguyễn Minh Không là một thần y chữa bệnh trong dân gian. Nếu như những anh hùng chống giặc ngoại xâm lập nên những chiến công giúp đời, giúp đất nước thái bình thì người anh hùng sáng tạo văn hóa lại tạo ra những giá trị văn hóa, giá trị thẩm mĩ, phong tục tốt đẹp có ý nghĩa vượt thời gian, lưu truyền hậu thế, được người đời tôn vinh, ngợi ca. Nguyễn Minh Không là người hùng như vậy.Từ nhân vật

lịch sử, Nguyễn Minh Không đi vào truyền thuyết là một thần y. Cả cuộc đời, thiền sư họ Nguyễn luôn cứu nhân độ thế, chăm lo chữa bệnh, cứu người. Hình ảnh Nguyễn Minh Không là một thần y được kể qua các truyện: Lỗ Lùng - Ổ gà,

Sinh Dược – Vườn thuốc của ông Khổng Lồ, Truyện thần y chữa bện cho vua Lý, Làng Gia Sinh, Sự tích Ao Soi, Luống cày ông Nguyễn, Sự tích Bàn Cờ - Ô Thuốc, Ông Khổng Lồ chữa bệnh cho Dương Hoán… Ngoài ra trong dân gian

còn lưu truyền một số truyện Nguyễn Minh Không như: Chữa bệnh phong sang cho con vua Tống, Chữa bệnh ghẻ cho mục đồng.

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nhân vật Nguyễn Minh Không với cương vị là thần y, chúng tôi không tìm được bản kể nào, kể lại việc ông chữa bệnh cho một đối tượng cụ thể ở quê hương Ninh Bình. Chúng tôi chỉ sưu tầm được những truyền thuyết còn lưu lại những dấu tích về việc bốc thuốc, trồng thuốc. Cuộc sống hàng ngày của ông, gắn liền với công việc hái thuốc, trồng thuốc chữa bệnh. Ông không quản ngại khó khăn, băng rừng vượt núi, đến nơi hoang sơ hiểm trở tìm cây thuốc quý về chữa bệnh cho dân. Dấu chân Nguyễn Minh Không rải khắp vùng đồi núi Ninh Bình, đặc biệt là vùng Gia Viễn.

Cây thuốc trong rừng không phải tài nguyên vô tận, nếu hái nhiều sẽ có ngày không còn. Vì vậy, ông Khổng Lồ đã có ý thức giữ gìn cây thuốc quý bằng cách trồng thành vườn. Trong truyện Sinh Dược – Vườn thuốc của ông Khổng Lồ, kể rằng: “rừng già mênh mông vô vàn cây thuốc quý. Ông đã dừng chân ở đây tu

hành và hỏi thuốc để cứu độ chúng sinh. Không chỉ hái thuốc có sẵn trên núi, mà ông còn kiếm nhiều loại cây thuốc quý ở các núi rừng quanh vùng về đây để trồng, biến thành một vườn thuốc lớn, ông đặt tên là Vườn Sinh Dược, ở ngay dưới chân núi Bái Đính”. [PL2, tr.118]. Chính nhờ Vườn Sinh Dược này, Nguyễn Minh Không đã chữa bệnh cho người dân quanh vùng. Tên tuổi, được lưu truyền trong dân gian. Ông trở thành danh y nổi tiếng. Người dân ở nhiều nơi tìm đến, để được ông chữa bệnh. “Hàng ngày ông tìm thuốc, trồng thuốc biến nơi

đây thành thung thuốc để cứu sinh độ thế muôn dân. Ông đã trực tiếp bốc thuốc chữa bệnh cho dân chúng. Nhân dân nghe tiếng ông chữa bệnh giỏi từ nhiều nơi tìm đến. Có nhiều người không về mà ở lại lập lán, dựng nhà ở gần Thung Thuốc của ông Khổng Lồ để được chữa bệnh. Lâu dần trở nên đông đúc, thành làng. Người dân nơi đây, tự đặt tên cho làng của mình là làng Gia Sinh”. [PL1, tr.99].

Sau này, ông chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông cũng bằng những cây thuốc trồng ở Vườn Sinh Dược.

Việc bốc thuốc, chữa bệnh cho dân là công việc hàng ngày của Nguyễn Minh Không. Ông sáng tạo nhiều vật dụng phục vụ việc chữa bệnh. Trong truyền thuyết Sự tích Ao Soi được cụ Phạm Văn Hướng, một người dân huyện Gia Viễn kể lại “Trong quá trình làm thuốc chữa bệnh cho dân, ông đã sáng kiến ra cối giã

thuốc. Cối giã thuốc được làm bằng đá ong. Lòng cối được khoét vào trong khối đá sâu thẳm được mài nhẵn, to bằng cái mẹt. Ông soi một cái rãnh sâu chôn cối

xuống. Cần dùng để giã thuốc cũng bằng đá. Khi Ông Khổng Lồ giã thuốc, đất lún xuống tạo thành vùng trũng. Dân gian gọi là Ao Soi”. [PL1, tr.98]. Truyện Ô Thuốc - Bàn Cờ, cũng kể lại: “Cạnh chỗ bàn cờ, ông Khổng Lồ đắp các ô để đựng thuốc hái về chữa bệnh cho chúng sinh”. [PL2, tr.116].

Còn trong truyện Đồi Ba Rau, Đống Củi và xó bếp, lại khẳng định Nguyễn Minh Không luôn lấy việc chữa bệnh cho dân là mục đích quan trọng. Ông đắp bếp, đào giếng đều nhằm chữa bệnh cho dân.“Ông Khổng Lồ gánh đất các nơi về

đắp thành Ba Rau ngay dưới chân núi Bái Đính để bắc bếp đun nấu. Ba ông Đồ Rau ông bắc bếp nấu cơm, sắc thuốc chữa bệnh cho nhân dân nay thành ba quả đồi lớn nằm ngay phía Đông Bắc, dưới chân núi Bái Đính”.[PL2, tr.115]. Truyền

thuyết Lỗ Lùng - Ổ Gà cũng khắc họa Nguyễn Minh Không là thần y “Dưới chân

núi Bái Đính, về phía Tây Bắc, có một vụng nước bốn mùa luôn đầy ắp nước. Tương truyền, đây là giếng nước thuở sinh thời ông Khổng Lồ đào để lấy nước thổi cơm, nấu nước, đồ xôi cúng Phật và cũng lấy nước ở đây sắc thuốc chữa bệnh cho chúng sinh”. [PL2, tr.118].

Chữa bệnh là việc làm cứu người, nên đòi hỏi người thày thuốc phải có phẩm chất đạo đức đồng cảm, yêu thương con người, hết lòng vì người bệnh. Danh y Lê Hữu Trác đã từng nói: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ

sinh mạng con người, (…) chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi kể công”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Lương y như từ mẫu”. Điều đó rất đúng với nhân cách, y đức của Nguyễn Minh Không. Ông

luôn hết lòng, tận tâm với người bệnh. Truyện Lỗ Lùng - Ổ gà là minh chứng cho điều đó “Có một lần, ông Khổng Lồ thịt gà và đồ xôi cúng Phật. Đang làm dở, có

mấy người cáng người bệnh đến xin ông chữa gấp. Ông vội vàng bỏ con gà, đĩa xôi đấy để đi bốc thuốc cứu người. Đến nay ở làng Đồi, gần núi Bái Đính, có hai quả núi hình dáng giống hệt con gà và đĩa xôi. Dân gian truyền rằng đó là con gà và đĩa xôi của ông Khổng Lồ bỏ quên hóa thành”. [PL2, tr.118].

Thiền sư Minh Không đồng thời là một dược sư nổi tiếng thời Lý. Ông chữa bệnh không phân biệt sang hèn. Tài y thuật của ông được khẳng định ở chỗ, ông có thể chữa khỏi những bệnh mà các thày thuốc khác đều không thể chữa. Một trong những kỳ tích mà sử sách ghi lại là ông chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông. Cảm phục tài năng của thiền sư Minh Không, nhà vua đã phong ông là Lý triều Quốc sư. Truyện Nguyễn Minh Không chữa bệnh hóa hổ không chỉ được ghi lại trong sử sách mà được nhân dân dệt nên những truyền thuyết đẹp. Riêng truyền thuyết ở Ninh Bình có ba bản kể: Ông Khổng Lồ chữa bệnh cho Dương Hoán, Chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông, Truyện thiền sư Nguyễn Minh Không, Truyện thần y chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý. Mỗi bản kể lại có đôi chỗ khác nhau

trong cách chữa bệnh.

Bản kể do cụ Phạm Văn Hướng, một người dân huyện Gia Viễn kể lại

mang theo từ Vườn Sinh Dược, đun sôi ba ngày ba đêm. Ông cho thêm 100 cái kim vào vạc đang sôi. Sau đó cho Dương Hoán ra. Ông thò tay vào vạc đun thuốc đang sôi vớt một lượt 100 cây kim ra, đầu nào ra đầu ấy. Ông lấy tay múc dầu đang sôi tưới lên mình Dương Hoán và đồng thời cắm 100 cây kim lên người Dương Hoán. Tự nhiên lông lá biến mất, Dương Hoán không còn gầm rú nữa mà trở thành người”. [PL1, tr.105]. Ở bản kể này, có một vài chi tiết khác với các

bản kể khác ở chỗ: danh y Nguyễn Minh Không dùng cây thuốc mang theo từ Vườn Sinh Dược chứ không phải dầu sôi để chữa bệnh. Ông dùng tay vớt 100 cái kim từ vạc đun thuốc đang sôi đồng thời lấy tay múc dầu sôi tưới lên người Dương Hoán. Đặc biệt có chi tiết cắm 100 cây kim lên người Dương Hoán. Việc cắm kim lên người Dương Hoán sau này gọi là châm cứu.

Bản kể thứ hai, Bái Đính ngàn năm tâm linh huyền thoại lại kể Nguyễn

Minh Không nấu một vạc dầu sôi, đoạn vứt một trăm chiếc kim vào đó. Ngài hỏi:

“Có ai dùng tay lấy đủ 100 chiếc kim trong này ra không?”. Tất cả đều rùng mình, lắc đầu. Nguyễn Minh Không liền quơ tay một cái, vớt đủ 100 chiếc kim ra khỏi vạc dầu sôi. Ngài lấy nước dầu sôi tắm cho nhà vua, lại lấy kim châm vào các huyệt, dầu dội đến đâu, lông vàng trút hết đi đến đó. Vua Thần Tông trở lại bình thường như trước”. [PL2, tr.119]. Ở bản kể này, Nguyễn Minh Không đã dùng tay

múc dầu sôi tắm cho vua Lý Thần Tông chứ không phải là tưới lên người như bản kể thứ nhất. Việc cho tay vào vạc dầu đang sôi cho thấy tài năng phi thường của thày thuốc Nguyễn Minh Không. Đồng thời ở bản kể này, cũng miêu tả chi tiết cắm 100 cây kim vào huyệt của Dương Hoán.

Bản kể thứ ba, truyền thuyết lưu truyền tại Thành phố Ninh Bình lại cho rằng “Nguyễn Minh Không sai người nấu vạc dầu sôi, ba ngày ba đêm. Minh Không chỉ Lý Thần Tông nghiêm giọng bảo rằng: Đã làm vua sao nợ cũ không sớm trừ bỏ đi mà để phát bệnh này?” Ngài bèn túm Thần Tông, miệng niệm thần chú, ném Thần Tông vào vạc dầu sôi một lúc sau đưa ra. Nhà vua bình an vô sự, bệnh lạ cũng khỏi”. [PL1, tr.105]. Ở bản kể này không nói đến cách chữa bệnh

bằng thuật châm cứu. Danh y họ Nguyễn không dùng tay vớt kim ra khỏi vạc dầu và cũng không dùng tay tưới nước tắm cho Dương Hoán mà ông ném cả người Dương Hoán vào vạc dầu sôi. Ở trong bản kể này lại có chi tiết niệm thần chú. Vì vậy, việc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông càng trở nên huyền bí, cho thấy tài y thuật xuất chúng của Nguyễn Minh Không.

Truyền thuyết ở Ninh Bình có lưu truyền các bản kể khác nhau về việc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý. Tuy nhiên, các dị bản đó đều có điểm chung là khẳng định Nguyễn Minh Không là người chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông. Ông là một thày thuốc tài ba, giàu kinh nghiệm chữa được bệnh lạ mà các thày thuốc khác không thể chữa. Bên cạnh tài năng về y dược ông còn là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ, vượt lên trên những danh lợi tầm thường, ông trở về hành đạo cứu đời. Vì thế thêm một dị bản là một lần khẳng định sức sống của

nhân vật Nguyễn Minh Không trong tâm thức của người Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết nguyễn minh không và lễ hội đền thánh nguyễn ở ninh bình (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)