Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 36 - 38)

5. Bố cục của Luận văn

1.3.1. Yếu tố khách quan

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, đó là các yếu tố không lường trước được như thiên tai, các rủi ro hệ từ sự biến động của nền kinh tế thế giới, của cả nước tác động tới địa phương một cách trực tiếp hay gián tiếp, các chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô của Nhà nước, các chiến lược về kinh tế như chiến lược công nghiệp hoá...vv...

* Điều kiện tự nhiên:

Điều kiện tự nhiên hình thành lợi thế của vùng, tỉnh, từng ngành/lĩnh vực. Lợi thế này là căn cứ để xúc tiến các hoạt động đầu tư XDCB cũng. Điều đó đồng nghĩa với công tác quản lý vốn đầu tư XDCB cũng bị chi phối. Thực tiễn cho thấy, ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi như vị trí địa lý, địa hình, địa mạo… sẽ thu hút được nhiều dự án xây dựng cơ bản hơn so với những địa phương, vùng/miền không có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Và như vậy, sẽ có sự khác biệt lớn trong

công tác quản lý vốn đầu tư XDCB kể cả về số lượng cũng như các thức tổ chức quản lý.

* Điều kiện kinh tế xã hội

Điều kiện kinh tế xã hội bao gồm: Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh (Giao thông, điện...); Hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh (Tài chính ngân hàng, pháp lý...); Nhân lực và hệ thống đào tạo nhân lực: Lợi thế về số lượng lao động (lao động nhiều, chi phí lao động thấp...) cũng quan trọng. Tuy nhiên, chất lượng lao động lại là yếu tố quyết định tới năng suất lao động. Chính vì thế, các nhà đầu tư khi xem xét khía cạnh lao động trong lựa chọn đầu tư sẽ quan tâm song hành cả về số lượng và chất lượng lao động. Hay nói rộng ra, nhà đầu tư sẽ quan tâm cả về nhân lực và hệ thống đào tạo nhân lực; Cấu trúc kinh tế: Cơ cấu kinh tế của quốc gia/vùng/tỉnh... phản ánh ngành/lĩnh vực/sản phẩm chính - phụ. Đây cùng là mối quan tâm của các nhà đầu tư khi xem xét lựa chọn đầu tư vào vùng /tỉnh nảo/ngành nào/sản phẩm nào; Định hướng phát triển kinh tế xã hội: Các doanh nghiệp, nhà thầu luôn lựa chọn hoạt động phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng/tỉnh/ngành/lĩnh vực/sản phẩm... sẽ được hưởng nhiều lợi thế. Hay nói cách khác, khi đó các nhà thầu sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho các bên (Bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư).

* Môi trường chính sách:

Một hệ thống chính sách của cấp trung ương (Luật, nghị định, thông tư...) và địa phương (Quyết định...) tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý vốn đầu tư XDCB và sẽ tạo ra súc hút lớn trong đầu tư. Hệ thống chính sách tốt như là một lợi thế của vùng/tỉnh trong việc quản lý vốn đầu tư XDCB.

Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động lớn nhất đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh tế như: Chính sách công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các chính sách về ưu đãi ( bao gồm cả đối với các nguồn vốn từ nước ngoài), chính sách thương mại, chính sách về tiền lương ... và các chính sách làm công cụ điều tiết vĩ mô hoặc vi mô như: Chính sách tài khoá (công cụ chủ yếu là chính sách làm công cụ điều tiết của Chính phủ), chính sách tiền tệ (công cụ là chính sách lãi suất và mức cung ứng tiền) chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)