Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
3.2.1. Các nguồn vốn đầu tư XDCB tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Tổng nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014-2016 ước khoảng 387,191 tỷ đồng, ta thấy qua bảng 3.1. Nguồn vốn dành cho XDCB năm 2015 so với năm 2014 cơ bản không có sự biến động mạnh; Nguồn vốn dành cho XDCB năm 2014 so với năm 2015 tăng mạnh do Huyện có chủ trương huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, phấn đấu về đích Nông thôn mới.
Giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn Ngân sách Nhà nước ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng có thể tạo ra sức lan tỏa lớn, thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội, các lĩnh vực khó thu hút được nguồn lực xã hội. Triển khai huy động vốn bằng nhiều biện pháp thực hiện hiệu quả huy động mọi nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, tranh thủ sự hỗ trợ theo mục tiêu của Trung Ương, của tỉnh, vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia, Trái phiếu Chính phủ, xã hội hóa để đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội, phấn đấu đến 2020 toàn huyện có cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đảm bảo an sinh xã hội và hình thành đủ tiêu chí đạt hạ tầng đô thị loại IV trực thuộc tỉnh.
Chủ trương của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang thời gian qua và phương hướng nguồn vốn đầu tư XDCB trong thời gian tới là:
- Khai thác có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách địa phương thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, tăng cường nguồn thu từ kinh tế địa phương; tiết kiệm chi thường xuyên đi đôi với xác định và thực hiện cơ cấu chi hợp lý.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên; chuẩn bị tốt danh mục công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thủy lợi, bệnh viên, trường học để tranh thủ nguồn tài trợ ODA.
- Đa dạng hóa hình thức huy động đầu tư từ nguồn lực xã hội hóa, hình thức đầu tư theo đối tác công tư PPP, BOT, BTO, BT đối với các lĩnh vực hạ tầng xã hội, vốn đầu tư vào hạ tầng công nghiệp...
Bảng 3.1. Tổng hợp nguồn vốn đầu tư XDCB thực hiện tại huyện Việt Yên giai đoạn 2014-2016
Diễn giải
2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)
Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) 2015/2 014 2016/2 015 Tổng vốn chi đầu tư XDCB 102.115 100 107.413 100 177.663 100 234.130 100 105,19 165,4
Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất cấp huyện 21.700 21,25 23.200 21,6 83.115 46,8 105.230 44,95 106,91 358,25 Ngân sách Trung ương 10.115 9,91 13.520 12,59 7.028 3,96 10.500 4,48 133,66 51,98 Ngân sách tỉnh 28.000 27,42 28.889 26,90 30.120 17,0 38.200 16,32 103,18 104,26
Ngân sách
xã 42.300 41,42 41.804 38,92 57.400 32,3 80.200 34,25 98,83 137,31
3.2.2. Thực trạng đầu tư XDCB của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Để thực hiện thành công các chỉ tiêu KTXH theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung cao trong việc xây dựng các kế hoạch dài hạn, cụ thể bằng kế hoạch hàng năm; sát sao trong việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện các nhiệm vụ đề ra…Các dự án nhà ở công nhân có quy mô lớn được chấp thuận đầu tư và triển khai GPMB; các nhà máy nước, hạ tầng thương mại đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp, phát triển đô thị, sinh hoạt người dân đặc biệt là khu vực phát triển công nghiệp đã đi vào hoạt động; Xây dựng trường học mầm non công lập và tư thục tại địa bàn quanh KCN đáp ứng đủ nhu cầu tính đến 2020.
Tập trung cho phát triển đô thị; tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch; bố trí nguồn lực, cán bộ có năng lực cho công tác quy hoạch, thực hiện tốt công khai quy hoạch, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch. Rà soát điều chỉnh, nâng cao chất lượng Quy hoạch, lập các quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch NTM, quy hoạch ngành để làm cơ sở triền khai thực hiện, trong đó phấn đấu đến năm 2018, trở thành huyện NTM, năm 2020 đạt đô thị loại IV, đến 2030 đưa Việt Yên trở thành thị xã thực thuộc tỉnh. Song song với các cơ chế chính sách, huyện tăng cường kêu gọi đầu tư khu dân cư, khu đô thị để hướng tới đầu tư đồng bộ.
Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển; ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng có thể tạo ra sức lan tỏa lớn, đầu tư cải tạo nâng cấp các tuyến giao thông trọng yếu của huyện; các tuyến đường kết nối tạo động lực phát triển kinh tế vùng; kết nối liên hoàn đến với các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, các khu đô thị, khu dân cư dịch vụ của huyện tạo thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ. Đa dạng hóa hệ thống giao thông trên địa bàn, hoàn thành kêu gọi đầu tư điểm đỗ xe tĩnh tại khu vực các khu công nghiệp; đầu tư xây dựng bến thủy nội địa tại Quang Châu…Tỷ lệ cứng hóa các tuyến đường như: Đường trục xã 83%, đường thôn, ngõ xóm 77%, đạt 118,4% kế hoạch 2016-2020; đường nội đồng 25%.
Từ năm 2014 đến nay được sự quan tâm của tỉnh, cùng với nội lực nền kinh tế, huyện đã đầu tư nhiều dự án xây dựng đặc biệt đối với sự nghiệp giáo dục, giao thông, nâng cấp cơ sở hạ tầng từ huyện đến các xã, thị trấn.
Huyện luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện Chương trình “Phát triển đô thị-dịch vụ”, thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung 02 thị trấn, phê duyệt quy hoạch nông thôn mới tại 17 xã; khởi công đầu tư xây dựng tổng số 316 công trình với tổng giá trị 627,4 tỷ đồng. Hạ tầng phục vụ sản xuất được đầu tư tích cực, đặc biệt là hạ tầng sản xuất nông nghiệp được quan tâm, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng phúc lợi xã hội tiếp tục được hoàn thiện, tập trung vào các khu thị tứ và 6 khu dân cư dịch vụ với tổng diện tích quy hoạch là 436,67ha. Hạ tầng thương mại của huyện đã có nhiều đổi mới, hệ thống kinh doanh bán lẻ phát triển. Các công trình giao thông được cải tạo nâng cấp, việc duy trì trật tự hành lang an toàn giao thông được quan tâm, hệ thống đèn tín hiệu giao thông, hệ thống chiếu sáng đô thị đã được lắp đặt bổ sung. Các thiết chế văn hóa, công trình trường học, bệnh viện, trạm y tế được quan tâm đầu tư, kiên cố hóa. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội tại các xã, thị trấn ngày một hoàn thiện, khang trang, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
- Đồng thời, Thực hiện Nghị quyết số 145-NQ/TU, ngày 14/7/2011của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang đến năm 2020; Kết luận số 03-KL/HU ngày 08/6/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới huyện Việt Yên; sau khi nghiên cứu, học tập mô hình nhiều địa phương trong xây dựng nông thôn mới, Huyện đã vận dụng và áp dụng cơ chế đặc thù xây dựng nông thôn mới. Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thái kinh tế trong quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên cùng với sự lãnh, chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, Chính quyền các cấp, việc hướng dẫn, tham mưu kịp thời của các cơ quan chuyên môn huyện, việc đồng tình ủng hộ của nhân dân trên địa bàn; từ năm 2011 đến 2016, tổng nguồn lực tài chính các cấp dành thực hiện xây dựng NTM của huyện là 659,249 tỷ đồng, trong đó NSTW: 51,141 tỷ đồng, ngân sách tỉnh: 31,845 tỷ đồng, NSH: 45.605 tỷ đồng, NSX: 382,508 tỷ đồng, huy động đóng góp của nhân dân trên 150 tỷ đồng, từ nguồn vốn khác (bao gồm các chương trình hỗ trợ khác và doanh nghiệp hỗ trợ) là trên 148 tỷ đồng. Trong đó:
+ Năm 2014, triển khai thực hiện 149 công trình; tổng kinh phí 105,3 tỷ đồng
(trong đó ngân sách TW hỗ trợ 22,1 tỷ đồng; tỉnh hỗ trợ 6 ,4 tỷ đồng; huyện hỗ trợ 4,2 tỷ đồng; nguồn vốn của xã và nhân dân đóng góp 72,6 tỷ đồng).
+ Năm 2015 triển khai thực hiện 121 công trình; tổng kinh phí khoảng 105 tỷ đồng (trong đó ngân sách TW hỗ trợ 10,75 tỷ đồng; tỉnh hỗ trợ 4,85 tỷ đồng; huyện hỗ trợ 6 tỷ đồng; nguồn vốn của xã và nhân dân đóng góp 67,8 tỷ đồng)
+ Năm 2016, Tổng nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện huy động 218,148 tỷ đồng, trong đó: NSTW: 6,903 tỷ đồng, NST: 8,595 tỷ đồng, NSH: 25,77 tỷ đồng, NSX: 77,912, huy động nhân dân đóng góp: 42,376 tỷ đồng, từ nguồn vốn khác (bao gồm các chương trình hỗ trợ khác và doanh nghiệp hỗ trợ) là trên 56,592 tỷ đồng.
Đến nay, tính cả nguồn vốn hỗ trợ Chương trình NTM và các nguồn vốn khác trên địa bàn huyện đã đầu tư xây dựng, duy tu, sửa chữa trên 53,3 km, cứng hóa 7,57 km đường huyện (nâng tỷ lệ cứng hóa đường huyện lên 98%) với tổng kinh phí khoảng 73 tỷ đồng; đầu tư xây dựng, duy tu, sửa chữa 51,2 km đường xã (nâng tỷ lệ cứng hóa đường xã lên 85%) với tổng kinh phí khoảng 137,231 tỷ đồng; đầu tư xây dựng mới 46 km đường trục thôn, ngõ xóm (nâng tỷ lệ cứng hóa đường thôn, xóm lên 75%) với tổng kinh phí khoảng 128,82 tỷ đồng; cứng hóa được 11km đường nội đồng (nâng tỷ lệ cứng hóa đường nội đồng lên 3%) với tổng kinh phí khoảng 40 tỷ đồng; cải tạo, xây mới được 20 nhà văn hóa xã, thôn…; đã xây mới, nâng cấp được 18 Trạm y tế xã với tổng kinh phí khoảng 10,45 tỷ đồng.
Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình trên địa bàn huyện đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đường làng, ngõ xóm, nội đồng, kênh mương được cứng hóa đã tạo thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất của người dân; các cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục được xây mới, cải tạo đã nâng cao đời sống tinh thần của người dân nông thôn.