Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 49 - 52)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm cơ bản huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Về vị trí địa lí:

Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía Tây - Nam tỉnh Bắc Giang, cách thủ đô Hà Nội 40 km về phía Bắc theo quốc lộ 1, có tổng diện tích tự nhiên 171,35 km2. Việt Yên là một trong các huyện có diện tích tự nhiên hẹp nhưng mật độ dân số lại đứng thứ ba trong toàn tỉnh, với 19 đơn vị hành chính trong đó có 2 thị trấn, 17 xã. So với các huyện khác, Việt Yên có vị trí tương đối thuận lợi, trung tâm huyện cách Thành phố Bắc Giang 12 km.

Phía Bắc giáp với huyện Tân Yên

Phía Nam giáp với thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ Phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang

Phía Tây giáp với huyện Yên Phong (Bắc Ninh) và huyện Hiệp Hòa.

* Đặc điểm địa hình:

Địa hình huyện Việt Yên khá đa dạng, được chia làm 3 dạng chính: Địa hình đồi núi thấp thuộc một số xã phía Bắc và phía Nam của huyện, có độ cao trung bình từ 6m - 120m như: Việt Tiến, Thượng Lan, Minh Đức, Nghĩa Trung, Trung Sơn, Tiên Sơn. Đỉnh cao nhất là đỉnh Mỏ Thổ 161m tại xã Minh Đức. Những đồi núi thấp này đa phần có độ dốc bình quân 150 (chỉ khoảng 20% diện tích có độ dốc bình quân dưới 150).

Địa hình đồng bằng tập trung ở phía Đông đường Quốc lộ 1A, gồm các xã: Tăng Tiến, Vân Trung, Hoàng Ninh... và một số xã vùng giữa huyện ven đường quốc lộ 37 như Hương Mai, Tự Lạn, Bích Sơn, Hồng Thái. Độ cao bình quân so với mặt nước biển là 2,5 - 5m.

Địa hình thấp ở một số xã phía Đông Nam của huyện: Quang Châu, Nếnh... và 3 xã Ninh Sơn, Trung Sơn, Tiên Sơn. Độ cao trung bình từ 15 - 25m so với mực nước biển.

* Đặc điểm khí hậu, thủy văn:

Huyện Việt Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân qua các năm từ 230 C đến 240C, nhiệt độ lạnh dần từ mùa thu sang mùa đông đến mùa xuân (từ tháng 10 đến tháng 3) sau đó nóng vào những tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8), có tháng nhiệt độ trung bình đến 300C. Số giờ nắng trong năm từ 1.300 - 1750, lượng bức xạ: 110kcal/cm3. Các năm ít có sự thay đổi về nhiệt độ.

Chế độ mưa: Lượng mưa phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu vào mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, còn mùa khô mưa ít, lượng mưa trung bình khoảng 1.700mm. Độ ẩm trung bình đạt 83,2%. Trong mùa mưa từ tháng 7 - 8 thường có bão lụt xuất hiện mức nước Sông Cầu năm cao nhất là 10,5m, những trận mưa to có thể gây úng lụt một số diện tích đất nông nghiệp ở vùng trũng và gây hiện tượng xói mòn, rửa trôi ở những vùng đất cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và chất lượng đất nông nghiệp. Về mùa khô, lượng mưa thấp, bình quân 22mm/tháng, chủ yếu là mưa phùn tập trung vào các tháng 12, 1 và tháng 2. Vì vậy, tưới tiêu chủ động cho nông nghiệp trên địa bàn huyện là vấn đề cần được quan tâm.

Lượng bốc hơi trên địa bàn huyện là 1.012mm/năm. Trong các tháng mùa khô hanh (tháng 11, 12, 1, 2, 3), lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 2,3 - 4,8 lần gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân.

Hướng gió chủ đạo trên địa bàn huyện là gió Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình trong năm là 1,9m/s, tháng có tốc độ gió trung bình cao nhất là tháng 8 (2,7m/s).

Với điều kiện khí hậu như trên của huyện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đa dạng hoá cây trồng, nhất là trồng lúa nước, các loại cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương. Tuy nhiên, chế độ khí hậu của huyện cũng có một số hạn chế như úng lụt hay hạn hán nên ảnh hưởng phần nào đến sản xuất của người nông dân. Vì vậy, công tác thuỷ lợi cần được quan tâm thường xuyên để có những biện pháp phòng chống kịp thời đảm bảo an toàn cho sản xuất.

* Về Tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên đất: Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 1.150 ha, chiếm 59% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 715 ha, chiếm 4,2%... Nhìn chung đất đai khá đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm và công nghiệp.

Sông ngòi ở Việt Yên lớn nhất là sông Cầu, bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua Bắc Giang, trong đó có 22 km qua Việt Yên. Sông Cầu có vai trò quan trọng về giao thông, thủy lợi và quân sự. Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống thế kỷ XI, Lý Thường Kiệt đã xây dựng phòng tuyến dọc bờ sông Cầu để ngăn quân Tống, bảo vệ kinh thành Thăng Long.

Ngoài sông Cầu, Việt Yên còn có sông Bắc Cầu (khi chảy qua các địa phương còn có các tên gọi là ngòi Cầu Nổi, ngòi Như Thiết hoặc sông Như Thiết, ngòi Đa Mai) bắt nguồn từ Phú Bình (Thái Nguyên) chảy qua phía Bắc huyện Hiệp Hòa vào Việt Yên rồi ngược lên phía Bắc chảy ra sông Thương qua cống Đa Mai.

Ngoài 2 con sông trên đây, Việt Yên còn có một con ngòi nối sông Thương với sông Cầu khởi nguồn từ cống Bún (huyện Yên Dũng, nay là thành phố Bắc Giang) chảy qua Song Khê, My Điền, Hoàng Mai xuống Yên Ninh rồi đổ ra sông Cầu. Con ngòi này nay không còn, dấu vết để lại là những khu ruộng trũng chạy dọc từ cống Bún về đến Yên Ninh, Sen Hồ.

Địa hình không đồng đều, đồi núi thấp ở một số xã phía bắc và phía nam huyện, gò đồi thấp ở các xã phía bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía đông và giữa huyện. Độ nghiêng theo hướng từ bắc xuống nam và tây tây bắc sang đông đông nam. Đồi núi ở Việt Yên chiếm 6% diện tích đất tự nhiên của huyện. Hầu hết các xã đều có những khu đồi núi cao thấp xen kẽ, nổi lên là các ngọn núi Tam Tầng, Núi Hiểu (xã Quang Châu), núi Tiên Lát (xã Tiên Sơn), núi Con Voi (xã Trung Sơn), núi Bài (xã Vân Trung), núi Mỏ Thổ (xã Minh Đức), núi Quảng Phúc (xã Nghĩa Trung), cao nhất là núi Bài (196 mét).

* Về mạng lưới giao thông:

Mạng lưới giao thông đường bộ ở Việt Yên khá thuận tiện gồm: Quốc lộ 1A, tỉnh lộ 295B, tuyến đường sắt xuyên Việt chạy qua huyện, nối liền Việt Yên với Thủ đô Hà Nội và biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Các quốc lộ 37, tỉnh lộ 172, 289, 398 cùng mạng lưới đường liên xã, liên thôn nối liền các thôn xã với nhau và các vùng xung quanh. Việt Yên là địa bàn khá lý tưởng cho phát triển kinh tế, đồng thời cũng là một địa bàn rất quan trọng về an ninh quốc phòng.

Toàn huyện có 328,7 km đường bộ, trong đó đường quốc lộ có 23 km, tỉnh lộ 60 km, huyện lộ 48 km, xã lộ 197 km. Ngoài ra còn khoảng 520 km đường thôn, xóm xe cơ giới qua lại được. Hàng năm cứng hoá thêm mặt đường bằng bê tông nhựa và bê

tông xi măng khoảng 15 - 20%. Đường sắt chạy qua 15 km với ga Sen Hồ. Đường sông qua huyện có khoảng 10 km thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)