Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm cơ bản huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
* Đặc điểm dân cư, lao động:
Tính đến tháng 12 năm 2016, dân số là 182.762 người, với mật độ dân số là 1068,72 người/km2; sự phân chia dân cư không đồng đều, trong khi các xã phía Bắc huyện có mật độ bình quân 700 người/km2 thì các xã ở phía Nam huyện như Quảng Minh có mật độ 1.698 người/km2, Tăng Tiến 1.506 người/km2… Cơ cấu dân số hiện nay đang là cơ cấu vàng, tức là có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động rất cao, chiếm hơn 40% trên tổng số dân. Đây là nguồn nhân lực dồi dào, là yếu tố thuận lợi để Việt Yên có thể khai thác phát triển KT-XH.
* Về tăng trưởng và cơ cấu các ngành kinh tế của huyện:
Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện tăng liên tục với nhịp độ khá cao, giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng bình quân là trên 12%/năm; với cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cùng với dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành, Việt Yên đang có những điều chỉnh hợp lý về cơ cấu kinh tế vùng và thành phần kinh tế theo hướng khai thác tốt những thế mạnh và phát huy tối đa những lợi thế so sánh của địa phương.
Tính riêng năm 2016, Tình hình kinh tế xã hội địa phương năm 2016 tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn ước đạt 7.977,72 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 20,04%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng ước đạt 3.363 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 26,43%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 2.143 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 9,34%; giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt 2.471,72 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 22%; tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 3.500 tỷ đồng; tổng giá trị sản xuất ngoài quốc doanh trên địa bàn: 1.500 tỷ đồng; tổng sản lượng cây lương thực trồng có hạt năm 2016 đạt 78.882 tấn; Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 3.500 tỷ đồng; tổng giá trị sản xuất ngoài quốc doanh trên địa bàn: 1.500 tỷ đồng.
Cùng với những thành tựu về kinh tế, nhiều vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và thu nhập cho người dân, ổn định trật tự, xã hội... cũng được lãnh đạo huyện quan tâm và đang thu được nhiều kết quả tốt.
Giá trị tăng trưởng sản xuất bình quân có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng trong những năm qua, so với chỉ tiêu đại hội Đảng bộ huyện Việt Yên khóa XXI, nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra như sau:
- Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 10,1%, vượt 0,1% so với mục tiêu Đại hội;
- Ngành công nghiệp - xây dựng tăng 68,2%, vượt 38,2% so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đề ra;
- Ngành thương mại - dịch vụ tăng 18,2%, vượt 4,5% so với mục tiêu nghị quyết Đại hội XXI đề ra.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Phân tích thực trạng phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn huyện như sau:
Thứ nhất:Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản:
Xác định sản xuất nông nghiệp giữ vai trò là “trụ đỡ” của nền kinh tế, trong nhiệm kỳ qua huyện đã chỉ đạo xây dựng và thực hiện hiệu quả Chương trình “nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới”, trong đó tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; áp dụng các cơ chế hỗ trợ, tập trung khắc phục những yếu tố bất lợi về thời tiết, dịch bệnh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp; đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao và sản xuất.
- Phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm phát triển mạnh, điển hình ở Quảng Minh, Tự Lạn, Nghĩa Trung,... đến năm 2014 có những cánh đồng cho thu nhập trên 80 triệu đồng/ha/năm như ở thôn Đông Long (Quảng Minh).
- Chăn nuôi: tiếp tục có bước phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tổng đàn lợn đạt 14 vạn con, với 46 cơ sở nuôi từ 100 con trở lên; tổng đàn gia cầm ước đạt 88 vạn con, số hộ nuôi theo phương thức trang trại quy mô vừa và lớn ngày càng nhiều. Đàn gia cầm tăng song không ổn định do mấy năm gần đây bị ảnh hưởng dịch cúm, giá thức ăn tăng....
- Nuôi trồng thuỷ sản: Thực hiện Chương trình “nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới”, diện tích nuôi trồng cũng như sản lượng thuỷ sản không ngừng được tăng lên. Năm 2014 diện tích nuôi trồng thuỷ sản đã đạt gần 1.013ha, đến năm 2016 diện tích nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục
tăng 1020 ha, trong đó nuôi thâm canh 25 ha và sản xuất ngày một hiệu quả. Kỹ thuật nuôi được áp dụng cùng với việc đưa các giống thuỷ sản có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất đã đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân.
Thứ hai:Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
Phát huy lợi thế của địa phương, xác định rõ vai trò là trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh, ngay từ đầu nhiệm kỳ Huyện ủy đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình “Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động và đảm bảo an sinh xã hội”; trong đó chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, về thủ tục hành chính, đào tạo nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tập trung khắc phục những bất lợi của khủng hoảng kinh tế thông qua việc miễn, giãn, giảm thu thuế; đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật điện nước, giao thông... Trên địa bàn hiện có 790 doanh nghiệp hoạt động, giải quyết việc làm cho trên 60 nghìn lao động, trong đó có trên 40 nghìn lao động là người địa phương, với thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tiếp tục được quan tâm, toàn huyện có trên 5.800 hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ, tạo việc làm ổn định cho 13 vạn lao động với thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/lao động/tháng. Một số sản phẩm truyền thống của địa phương như Rượu Làng Vân, Mỳ, bánh đa nem Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến được mở rộng thị trường...
Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2014 ước đạt 39,665 tỷ đồng, gấp 13,4 lần so với năm 2010; vượt 32,8% so với cùng kỳ năm 2010; chiếm tỷ trọng chủ yếu nền kinh tế của huyện.
Thứ ba: Sản xuất dịch vụ thương mại và du lịch
Những năm qua hoạt động thương mại dịch vụ của Việt Yên có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động thương mại cá thể và các thành phần khác phát triển nhanh, thương mại quốc doanh thu hẹp. Hàng hoá trên thị trường đa dạng và phong phú, mẫu mã bước đầu được cải tiến. Nguồn hàng hoá lưu thông trên thị trường được cung ứng từ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, cùng với hàng hoá được cung cấp từ những thành phố lân cận như Bắc Ninh và Bắc Giang.
Hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ được quan tâm, hỗ trợ quảng bá một số sản phẩm truyền thống của các làng nghề tại địa phương. Các ngành dịch vụ thương nghiệp, vận tải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm có bước phát triển khá. Huyện đã chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác một số chợ nông thôn, tạo điều kiện phát triển các khu thương mại, dịch vụ tập trung. Ước giá trị ngành dịch vụ thực hiện năm 2014 đạt 5.431 tỷ đồng, tăng 3,5 lần so với năm 2010 và vượt 4,5% so với mục tiêu Đại hội XXI đề ra.
* Về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp
Huyện Việt Yên có vị trí địa lý nằm gần trung tâm tỉnh lỵ, hệ thống giao thông thuận tiện; là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh; trên địa bàn có 06 khu, cụm công nghiệp bao gồm 3 khu công nghiệp lớn đã hoàn thành đi vào hoạt động là khu công nghiệp Quang Châu với 426 ha, khu công nghiệp Đình Trám có diện tích 102 ha và khu công nghiệp Vân Trung với diện tích trên 300 ha; có 03 cụm công nghiệp Việt Tiến, Cụm Công Nghiệp Đồng Vàng và Cụm Công nghiệp Tăng Tiến; 02 cụm làng nghề thuộc huyện (Cụm Làng nghề Mây tre Đan Tăng Tiến và Cụm làng nghề Vân Hà). Từ đó tạo việc làm cho trên 55.000 lao động, thu nhập bình quân khoảng 4.500.000 đồng/người/tháng. Việt Yên là huyện có nhiều doanh nghiệp của Trung ương, nước ngoài và của tỉnh đóng trên địa bàn như sản xuất vật liệu xây dựng, may, chế biên phân bón, giấy, bia, nước giải khát..,.