5. Bố cục của Luận văn
1.4.3. Bài học kinh nghiệm áp dụng cho huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của 2 tỉnh Quảng Ninh và Bắc Kạn, có thể rút ra các bài học về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang như sau:
- Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, thẩm định, tổ chức đấu thầu, phê duyệt và quản lý cấp phát vốn, quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư XDCB từ NSNN.
- Quan tâm xây dựng bộ máy, đào tạo cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện. Có cơ chế, hình thức thưởng phạt và xử lý nghiêm minh những vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây lãng phí, thất thoát nguồn lực tài chính cua Nhà nước.
- Nâng cao chất lượng quản lý đối với công tác thanh toán, quyết toán với vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo hướng: chính xác, đúng chế độ, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, loại trừ các sai phạm gây thất thoát, lãng phí hay tham ô, tham nhũng. Quản lý đầu tư XDCB từ NSNN theo hướng nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán và thanh tra các khâu có liên quan đến việc đầu tư XDCB từ NSNN.
- Tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý Nhà nước về đầu tư từ NSNN.
- Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối VĐT; phân định rõ trách nhiệm giữa nhà nước và doanh nghiệp để kiện toàn chức năng điều tiết vĩ mô của Nhà nước và giảm tải bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang thời gian qua được thực hiện như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang?
- Để tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cần có những giải pháp gì?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tiếp cận
* Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn đầu tư XDCB ở huyện Việt Yên Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Chính sách của Chính phủ, chủ trương của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư XDCB, quá trình ĐTH, sự phát triển của các doanh nghiệp... Các yếu tố bên trong bao gồm: Trình độ văn hóa, giới tính và tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN huyện Việt Yên...
* Tiếp cận có sự tham gia
Cách tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt ở tất cả các lĩnh vực, các hoạt động của đề tài. Từ việc điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng đến việc xác định các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở huyện Việt Yên. Trong đó, nhấn mạnh sự tham gia của các chủ thể nghiên cứu chính là cán bộ quản lý có liên quan, các doanh nghiệp. Một số công cụ của tiếp cận có sự tham gia sẽ được sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết từ bảng hỏi đến phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc hay các cuộc trò chuyện về vấn đề nghiên cứu với các chủ thể nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ đề tài.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các luồng chính: Các báo cáo phát triển kinh tế xã hội của địa phương các năm; báo cáo đại hội đảng bộ huyện; Các báo cáo HĐND huyện, xã của huyện Việt Yên và của các đề tài nghiên cứu khoa học cấp huyện. Số liệu thống kê về đất đai, dân số, lao động và số liệu thống kê về các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện. Thu thập số liệu quyết toán chi ngân sách cho đầu tư XDCB huyện giai đoạn 2014-2016.
2.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Đề tài thu thập thông tin sơ cấp từ quá trình phỏng vấn các cán bộ thuộc các phòng ban của huyện Việt Yên (Đại diện cho chủ đầu tư); đại diện các doanh nghiệp đang triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ bản; và đại diện đơn vị sử dụng các công trình XDCB trên địa bàn huyện Việt Yên.
Bảng 2.1. Số lượng mẫu điều tra
STT Đơn vị điều tra Số lượng mẫu điều tra
I Đại diện chủ đầu tư 30
1 UBND huyện Việt Yên 5
2 Kho bạc Nhà nước huyện Việt Yên 3
3 Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng huyện 5
4 Phòng Tài chính Kế hoạch huyện 5
5 Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện 5
6 Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện 3
7 Thanh tra huyện 4
II Đại diện các đơn vị thi công 30
1 Cán bộ quản lý, lãnh đạo 10
2 Cán bộ chuyên môn kế toán tài chính 10
3 Cán bộ thực hiện công trình 10
III Đại diện đơn vị nhận bàn giao, sử dụng công trình 30
Tổng số 90
phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các phòng ban trên được UBND huyện phân bổ vốn, giao trực nhiệm đơn vị chủ đầu tư các dự án xây dựng cơ bản. Cơ quan thực hiện chức năng Nhà nước về quản lý, cấp phát, thanh toán, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng các vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin
Tiến hành phân loại, sắp xếp, xử lý thông tin thu thập được bằng phần mềm Excel. Trên cơ sở đó, luận văn sử dụng một số phương pháp tổng hợp như: Phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp đồ thị, phương pháp bảng thống kê….
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại đơn vị nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu. Từ đó, làm căn cứ để phát hiện xu hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu.
Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích về hiệu quả quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
2.2.4.2. Phương pháp so sánh
Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN được nghiên cứu trong đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả bố trí vốn đầu tư XDCB theo các năm.
So sánh thực hiện với kế hoạch vốn đầu tư XDCB theo các năm và theo các lĩnh vực, ngành kinh tế...
So sánh số liệu năm nay với số liệu năm trước giúp ta biết được nhịp độ biến động như: tốc độ phát triển (so sánh 2015/2014; 2016/2015) và bình quân
Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.
Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN đối với huyện Việt Yên.
2.3. Chỉ tiêu phân tích của luận văn
* Mức tăng, giảm đầu tư XDCB năm nay so với năm trước
tư XDCB năm trước
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện năm sau tăng hay giảm so với năm trước, từ đó đánh giá nguồn lực, sự tác động đến quản lý vốn ĐT XDCB trên địa bàn huyện.
* Tốc độ phát triển vốn đầu tư XDCB so với năm trước
Tốc độ phát triển = Vốn đầu tư XDCB năm nay x100 Vốn đầu tư XDCB năm trước
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ phát triển vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện, từ đó cũng đánh giá nguồn lực, tốc độ phát triển, sự tác động đến quản lý vốn ĐT XDCB trên địa bàn huyện.
* Tỷ lệ thực hiện vốn so với kế hoạch vốn hàng năm
Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư XDCB =
Vốn XDCB thực hiện năm nay
x100 Tổng vốn XDCB giao kế hoạch năm nay
Ý nghĩa: Từ việc đánh giá tỷ lệ thực hiện vốn, qua đó làm cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả công tác quản lý vốn ĐT XDCB trên địa bàn huyện.
* Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư cho các công trình XDCB
Cơ cấu phân bổ vốn =
Vốn đầu tư XDCB năm nay
x100 Tổng vốn đầu tư XDCB năm nay
Ý nghĩa: Từ việc đánh giá tỷ trọng thực hiện phân bổ nguồn vốn từ NSNN đầu tư cho các công trình XDCB.
* Giá trị vốn còn nợ chưa thanh toán cho các công trình XDCB (Nợ XDCB)
Giá trị vốn còn nợ = Giá trị vốn đã quyết toán - Giá trị vốn đã thanh toán Ý nghĩa: Từ việc phân tích số nợ XDCB trên địa bàn huyện, qua đó làm cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả công tác quản lý vốn ĐT XDCB trên địa bàn huyện.
* Tỷ lệ vốn tiết kiệm so với dự toán các công trình hoàn thành
Tỷ lệ vốn tiết kiệm =
Giá trị quyết toán được duyệt
x100 Giá trị đề nghị quyết toán
Ý nghĩa: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý vốn ĐT XDCB, công tác quyết toán các dự án hoàn thành trên địa bàn huyện.
* Tỷ lệ ý kiến trả lời đánh giá về công tác quản lý vốn ĐTXDCB
Tỷ lệ ý kiến trả lời =
Số lượng ý kiến trả lời
x100 Tổng số ý kiến trả lời
Ý nghĩa: Đánh giá mức độ quan tâm, cho ý kiến đánh giá về công tác quản lý vốn ĐT XDCB của người được phỏng vấn, điều tra.
* Tỷ trọng chi NSNN cho đầu tư XDCB theo nguồn hình thành vốn
Tỷ trọng chi NSNN địa phương (trung
ương) cho đầu tư XDCB trên tổng
nguồn vốn
=
Chi NSNN địa phương (trung ương) cho đầu tư XDCB
x 100 Tổng chi NSNN cho đầu tư XDCB
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết việc đáp ứng nhu cầu chi đầu tư XDCB của địa phương phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ từ trung ương hay tự ngân sách địa phương có thể tự đáp ứng.
* Tỷ trọng chi NSNN cho đầu tư XDCB phân theo lĩnh vực
Tỷ trọng chi NSNN cho đầu tư XDCB theo cho
lĩnh vực =
Chi NSNN cho đầu tư XDCB theo lĩnh vực
x 100 Tổng chi NSNN cho đầu tư XDCB
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết lĩnh vực nào được địa phương ưu tiên dành nguồn ngân sách để đầu tư.
* Tỷ lệ quyết toán vốn chậm
Tỷ lệ quyết toán vốn chậm =
Số dự án lập báo cáo quyết toán chậm so với quy định
x 100 Số dự án trình phê duyệt quyết toán
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác lập hồ sơ đề nghị thẩm tra quyết toán vốn đầu tư các công trình XDCB của đơn vị.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN TẠI HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG
3.1. Đặc điểm cơ bản huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Về vị trí địa lí:
Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía Tây - Nam tỉnh Bắc Giang, cách thủ đô Hà Nội 40 km về phía Bắc theo quốc lộ 1, có tổng diện tích tự nhiên 171,35 km2. Việt Yên là một trong các huyện có diện tích tự nhiên hẹp nhưng mật độ dân số lại đứng thứ ba trong toàn tỉnh, với 19 đơn vị hành chính trong đó có 2 thị trấn, 17 xã. So với các huyện khác, Việt Yên có vị trí tương đối thuận lợi, trung tâm huyện cách Thành phố Bắc Giang 12 km.
Phía Bắc giáp với huyện Tân Yên
Phía Nam giáp với thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ Phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang
Phía Tây giáp với huyện Yên Phong (Bắc Ninh) và huyện Hiệp Hòa.
* Đặc điểm địa hình:
Địa hình huyện Việt Yên khá đa dạng, được chia làm 3 dạng chính: Địa hình đồi núi thấp thuộc một số xã phía Bắc và phía Nam của huyện, có độ cao trung bình từ 6m - 120m như: Việt Tiến, Thượng Lan, Minh Đức, Nghĩa Trung, Trung Sơn, Tiên Sơn. Đỉnh cao nhất là đỉnh Mỏ Thổ 161m tại xã Minh Đức. Những đồi núi thấp này đa phần có độ dốc bình quân 150 (chỉ khoảng 20% diện tích có độ dốc bình quân dưới 150).
Địa hình đồng bằng tập trung ở phía Đông đường Quốc lộ 1A, gồm các xã: Tăng Tiến, Vân Trung, Hoàng Ninh... và một số xã vùng giữa huyện ven đường quốc lộ 37 như Hương Mai, Tự Lạn, Bích Sơn, Hồng Thái. Độ cao bình quân so với mặt nước biển là 2,5 - 5m.
Địa hình thấp ở một số xã phía Đông Nam của huyện: Quang Châu, Nếnh... và 3 xã Ninh Sơn, Trung Sơn, Tiên Sơn. Độ cao trung bình từ 15 - 25m so với mực nước biển.
* Đặc điểm khí hậu, thủy văn:
Huyện Việt Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân qua các năm từ 230 C đến 240C, nhiệt độ lạnh dần từ mùa thu sang mùa đông đến mùa xuân (từ tháng 10 đến tháng 3) sau đó nóng vào những tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8), có tháng nhiệt độ trung bình đến 300C. Số giờ nắng trong năm từ 1.300 - 1750, lượng bức xạ: 110kcal/cm3. Các năm ít có sự thay đổi về nhiệt độ.
Chế độ mưa: Lượng mưa phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu vào mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, còn mùa khô mưa ít, lượng mưa trung bình khoảng 1.700mm. Độ ẩm trung bình đạt 83,2%. Trong mùa mưa từ tháng 7 - 8 thường có bão lụt xuất hiện mức nước Sông Cầu năm cao nhất là 10,5m, những trận mưa to có thể gây úng lụt một số diện tích đất nông nghiệp ở vùng trũng và gây hiện tượng xói mòn, rửa trôi ở những vùng đất cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và chất lượng đất nông nghiệp. Về mùa khô, lượng mưa thấp, bình quân 22mm/tháng, chủ yếu là mưa phùn tập trung vào các tháng 12, 1 và tháng 2. Vì vậy, tưới tiêu chủ động cho nông nghiệp trên địa bàn huyện là vấn đề cần được quan tâm.
Lượng bốc hơi trên địa bàn huyện là 1.012mm/năm. Trong các tháng mùa khô hanh (tháng 11, 12, 1, 2, 3), lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 2,3 - 4,8 lần gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân.
Hướng gió chủ đạo trên địa bàn huyện là gió Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình trong năm là 1,9m/s, tháng có tốc độ gió trung bình cao nhất là tháng 8 (2,7m/s).
Với điều kiện khí hậu như trên của huyện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đa dạng hoá cây trồng, nhất là trồng lúa nước, các loại cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương. Tuy nhiên, chế độ khí hậu của huyện cũng có một số hạn chế như úng lụt hay hạn hán nên ảnh hưởng phần nào đến sản xuất của người nông dân. Vì vậy, công tác thuỷ lợi cần được quan tâm thường xuyên để có những biện pháp phòng chống kịp thời đảm bảo an toàn cho sản xuất.
* Về Tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên đất: Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 1.150 ha, chiếm 59% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 715 ha, chiếm 4,2%... Nhìn chung