5. Bố cục của luận văn
1.3.2. Trình độ phát triển kinh tế
Trình độ phát triển của kinh tế và mức thu nhập có ảnh hưởng lớn đến quản lý ngân sách. Việc quản lý thu,chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do đó, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, người ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân tố này, trong quá trình quản lý hoạch định của chính sách thu chi NSNN. Khi mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì việc thực hiện nghĩa vụ đối
với Nhà nước có thể rất dễ dàng, ngươc lai mức sống còn thấp thì việc thu thuế cũng rất khó khăn.
Theo góc độ các yếu tố để thực hiện hoạt động kinh tế, trình độ kinh tế thể hiện thông qua sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng trong mối liên hệ biện chứng với nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện thông qua trình độ phát triển của tư liệu sản xuất (kỹ thuật công nghệ thủ công, cơ khí hoá, tự động hoá, trình độ phân công lao động xã hội; kết cấu hạ tầng kỹ thuật của sản xuất; số lượng, chất lượng nguồn nhân lực). Sự phát triển của quan hệ sản xuất thể hiện sự phù họp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển của những hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Sự phát triển của kiến trúc thương tầng thể hiện sự duy trì bảo tồn phát triển những quan hệ sản xuất tiến bộ, đào thải những quan hệ sản xuất lỗi thòi tạo động lực cho lực lượng sản xuất phát triển, từ đó dẫn đến tăng thu cho ngân sách huyện, thành phố.