5. Bố cục của luận văn
4.2.3. Hoàn thiện quy trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN
* Công tác lập dự toán ngân sách
Dự toán ngân sách phải được xây dựng trên cơ sở phát triển KT - XH, đồng thời khai thác triệt để có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Đây là khâu mở đầu có tính quyết định hiệu quả trong quá trình điều hành và quản lý ngân sách. Dự toán đúng đắn, sát với thực tế giúp cơ quan điều hành quản lý ngân sách xác định được mục tiêu trọng tâm cần quản lý, khai thác, sử dụng nguồn vốn NSNN, là cơ hội để thẩm tra tính đúng đắn, hiện thực và tính cân đối của kế hoạch, đảm bảo về mặt tài chính để thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT - XH đề ra trong kỳ kế hoạch.
Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các thủ trưởng các đơn vị thụ hưởng ngân sách, cấp uỷ chính quyền các cấp cũng như sự phối hợp giữa các bộ phận có liên quan trong đơn vị, từng cấp ngân sách trong quá trình xây dựng dự toán. Vì thực tế hiện nay, nhiều cơ quan chưa quan tâm đến việc xây dựng dự toán ngân sách.
Dự toán ngân sách phải được thảo luận giữa các cấp ngân sách và các đơn vị thụ hưởng để xác định đầy đủ các khoản thu và các nhu cầu chi đảm bảo nguyên tắc mọi khoản thu phải được tập trung vào NSNN, mọi khoản thu, chi đều phải có dự toán và phải đúng theo định mức, tiêu chuẩn quy định.
Từng bước thực hiện tin học hoá trong quá trình xây dựng dự toán từ tỉnh đến thành phố và cơ sở để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình xây dựng dự toán, đáp ứng kịp thời về mặt thời gian quy định.
* Chấp hành ngân sách
Chấp hành ngân sách là quá trình tổ chức triển khai sử dụng các giải pháp kinh tế, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu - chi thành hiện thực, đáp ứng nhiệm vụ phát triển KT - XH và thực hiện nhiệm vụ chức năng của Nhà nước.
Để công tác chấp hành ngân sách được thông suốt, đạt hiệu quả điều quan trọng hiện nay là công tác hướng dẫn, cụ thể hoá các văn bản của Nhà
nước về chế độ chính sách, định mức cũng như chức năng nhiệm vụ của cơ quan Tài chính thuộc từng khâu, từng bước để các đơn vị thụ hưởng ngân sách nắm chắc thực hiện, giảm bớt các đầu mối trung gian không cần thiết.
Hiện nay chỉ có chấp hành theo đúng luật NSNN mới có khả năng kiểm tra tính đúng đắn, thực hiện các chỉ tiêu trong dự toán NSNN.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi chi, hạn chế tối đa việc sử dụng NSNN sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả. Kiên quyết xử lý vi phạm trong quá trình chấp hành ngân sách.
* Quyết toán NSNN
Để công tác quyết toán NSNN được thống nhất, kịp thời và chính xác cần thực hiện:
- Thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước, quyết toán phải tuân thủ nguyên tắc về nội dung chuyên môn của công tác quyết toán do Bộ Tài chính ban hành về hệ thống biểu mẫu, hướng dẫn khoá sổ cuối năm.
- Trong quá trình kiểm tra, xét duyệt quyết toán thu - chi ngân sách phải đảm bảo yêu cầu các khoản thu không đúng quy định pháp luật phải hoàn trả người nộp; các khoản phải thu nhưng chưa thu phải truy thu nộp NSNN. Các khoản chi không đúng quy định phải được xuất toán thu hồi cho NSNN.
- Số liệu quyết toán phải là số thực thu, thực chi theo từng nội dung kinh tế, phản ánh đúng mục lục NSNN và trong dự toán năm được duyệt. Công tác quyết toán phải có thuyết minh chi tiết phân tích nguyên nhân tăng, giảm các khoản thu và các lĩnh vực chi cho ngân sách so với dự toán được phân bổ để tìm ra những ưu điểm và những tồn tại, yếu kém cần khắc phục từ khâu chủ trương đến quá trình tổ chức quản lý, điều hành ngân sách.
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế toán. Đối với cán bộ được bố trí làm công tác kế toán ngoài tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn cần chọn những người có phẩm chất đạo đức tốt, cần cù, chịu khó, cẩn thận...
đồng thời chú ý đến chế độ đãi ngộ thảo đáng để họ yên tâm công tác. Hàng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đây là việc làm cần thiết có ý nghĩa không nhỏ đến chất lượng quản lý NSNN.