Phương pháp tổng hợp thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách nhà nước thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 54)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập, các thông tin được tiến hành phân loại, lựa chọn, sắp xếp thành các bảng số liệu để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

Những thông tin thứ cấp khi thu thập được sẽ tiến hành phân tổ, phân nhóm theo một số tiêu thức. Phương pháp phân tổ sẽ giúp nhìn nhận rõ ràng những số liệu đã thu thập được để có thể đi đến kết luận chính xác nhất.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau. So sánh các nhiệm vụ kế hoạch; so sánh qua các giai đoạn khác nhau; so sánh các đối tượng tương tự; so sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. So sánh kết quả hoạt động quản lý NSNN thành phố Lào Cai qua các năm. Biểu hiện bằng số: Có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm (%).

- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Mô tả quá trình thực hiện công tác quản lý ngân sách nhà nước đoạn 2014 - 2016.

2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu sau:

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương:

- Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện tự nhiên.

- Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của kinh tế xã hội.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước:

- Nhóm chỉ tiêu về thu ngân sách: + Tổng thu NSNN qua các năm;

+ Thu ngân sách trên địa bàn, gồm các chỉ tiêu: Thu trong cân đối (thu nội địa theo phân cấp: Thu từ các doanh nghiệp quốc doanh, các khoản thu từ khu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh, thu lệ phí trước bạ, thu phí, lệ phí, thu chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu bổ sung ngân sách, thu từ các nguồn khác).

+ Thu theo sắc thuế, gồm các chỉ tiêu: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thu phí và lệ phí, thu tiền sử dụng đất, thu khác.

+ Số thu bổ sung ngân sách, kết dư ngân sách,... + Số thu quản lý qua ngân sách nhà nước;

- Nhóm chỉ tiêu về chi ngân sách nhà nước: + Tổng số các khoản chi NSNN...;

+ Chi trong cân đối, gồm các chỉ tiêu: Chi thường xuyên (chi sự nghiệp kinh tế, chi phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi sự nghiệp văn hóa - thông tin, chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp bảo trợ xã hội, chi quản lý hành chính, chi an ninh quốc phòng, chi bổ sung ngân sách xã, phường, chi dự phòng, chi khác); Chi đầu tư phát triển.

+ Tạm ứng chi ngoài ngân sách.

+ Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới, ... + Chi chuyển nguồn, dự phòng ngân sách. + Chi quản lý qua NSNN.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Thành phố Lào Cai là thành phố biên giới, vùng cao, nằm hai bên bờ sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 22025’ đến 25030’ vĩ độ Bắc và từ 103037’ đến 104022’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp thị trấn Hà Khẩu, huyện Hồng Hà, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc (có đường biên giới là sông Hồng và sông Nậm Thi);

- Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng; - Phía Tây giáp huyện Bát Xát và Sa Pa; - Phía Nam huyện Sa Pa;

Thành phố Lào Cai nằm cách thủ đô Hà Nội 296 km theo đường sắt và 250 km theo đường bộ về phía Tây Bắc; cách khu du lịch thị trấn Sa Pa 35 km và cách thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam, Trung Quốc khoảng 500 km.

Trên địa bàn thành phố có tuyến giao thông đường bộ như đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, QL4D, QL4E, QL70; đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) và giao thông đường thuỷ như sông Hồng, sông Nậm Thi... và hệ thống giao thông tỉnh lộ chạy qua; có cửa khẩu quốc tế thông thương với Trung Quốc. Đặc biệt hiện nay tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã đưa vào sử dụng, đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á AH14 và là một hợp phần trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng (điểm đầu tại nút giao thông quốc lộ 18A với quốc lộ 2, điểm cuối tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu - Trung Quốc).

Với vị trí địa lý như trên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi và là động lực to lớn để thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai nói chung và thành phố nói riêng phát triển, mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và tiếp cận nhanh với những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong nước và quốc tế [22], [23], [28].

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thành phố Lào Cai đã phát huy truyền thống quê hương cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, với tinh thần "Dân chủ, đoàn kết, năng động, đổi mới và phát triển” đã nỗ lực phấn đấu đạt được thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Thành phố đã tập trung chỉ đạo, xác định những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, gắn với công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc ngay tại cơ sở, qua đó tình hình Kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục được duy trì và phát triển ổn định, một số chỉ tiêu kế hoạch đều đạt được và vượt ở mức cao so với bình quân chung của toàn tỉnh, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp phát triển ổn định; chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai thực hiện đồng bộ; công tác trật tự đô thị, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản, tái định cư được tập trung triển khai và chỉ đạo quyết liệt bước đầu đi vào nề nếp, trật tự; Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, giáo dục và đào tạo được quan tâm chú trọng, tỷ lệ học sinh chuyên cần và học sinh đạt thành tích cao luôn dẫn đầu toàn tỉnh. Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chính sách người có công, giảm nghèo và an sinh xã hội được quan tâm; Quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được hiển soát và đẩy lùi; dân tộc, tôn giáo ổn định; đối ngoại được tăng cường và mở rộng; Cải cách hành chính được chỉ đạo theo hướng phục vụ nhân dân và nâng cao đạo đức công vụ.

3.1.2.1. Về kinh tế

Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản tiếp tục phát triển ổn định và có mức tăng trưởng tương đối cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn diễn ra mạnh giữa các ngành và nội ngành. Tỷ trọng Thương mại - dịch vụ tăng từ 47,0% năm 2014 lên 47,6% năm 2016. Tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 49,5% năm 2014 lên 49,9% năm 2016. Tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm từ 3,0% năm 2014 xuống 2,5% năm 2016 [30], [31].

* Thương mại dịch vụ:

Thương mại dịch vụ tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo, phát triển đa dạng thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia; Các loại hình dịch vụ, các loại chợ trên địa bàn duy trì hoạt động ổn định, các siêu thị, trung tâm thương mại phát triển khá nhanh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thực hiện năm 2016 đạt 10.066 tỷ đồng. Hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển thương mại được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Trên địa bàn thành phố có 05 chợ loại 2, 08 chợ loại 3 và có trên 11.311 hộ kinh doanh cá thể. Đã hình thành một số tuyến phố chuyên doanh như: Hòa An, Sơn Tùng, An Dương Vương,… Hoạt động thương mại điện tử được chú trọng triển khai, cung cấp tốt các thông tin thương mại, thu hút được số lượng lớn các giao dịch qua website bán hàng [30], [31].

* Công nghiệp - TTCN:

Trước những khó khăn chung của nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN đã có nhiều cố gắng duy trì hoạt động sản xuất. Một số cơ sở đã chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị tạo ra sản phẩm được thị trường chấp nhận như gia công cơ khí, may mặc. Công trình công nghiệp quy mô lớn như: nhà máy thủy điện Ngòi Đường, tuyển quặng Bắc Nhạc

Sơn, dự án khai thác và chế biến đồng Tả Phời, graphit Lào Cai đang được xây dựng. Hai khu công nghiệp của tỉnh (diện tích 185ha) và 3 cụm công nghiệp (diện tích 30,5ha) có 243 đơn vị sản xuất đang hoạt động hiệu quả …; Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN năm 2016 đạt 891 tỷ đồng, tăng bình quân 12,7%/năm [30], [31].

* Nông lâm nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng diễn ra mạnh mẽ tại các khu vực đang thực hiện quy hoạch, tỷ trọng sản xuất nông lâm nghiệp và cơ cấu lao động nông nghiệp giảm và từng bước thay thế tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp - TTCN và lao động phi nông nghiệp, tăng cường chuyên canh và thâm canh tăng suất, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế; Đã xây dựng vùng chuyên canh rau, đặc biệt là rau an toàn ở xã Hợp Thành, Tả phời, Vạn Hòa, Cam Đường và phường Thống Nhất. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2016 đạt 741,1 tỷ đồng, tăng bình quân 14,8%/năm [30], [31].

3.1.2.1. Về văn hóa xã hội

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao được chú trọng. Các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước được tuyên truyền đầy đủ và sâu rộng đến nhân dân. Các lễ hội truyền thống được tổ chức nề nếp, chú trọng đến bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống. Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư gắn với quy định về nếp sống văn minh đô thị và giữ gìn kỷ cương, an toàn xã hội. Phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh, duy trì trên 500 câu lạc bộ, nhóm đội thể thao, đến năm 2016 có 33,1% dân số tham gia thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, đến nay đã có 13 nhà văn hóa xã phường và 160 điểm sinh hoạt văn hóa khu dân cư. Năm 2016 tỷ lệ gia đình đạt văn hóa là 93,6%, tỷ lệ

tổ dân phố đạt văn hóa 85,7%, tỷ lệ thôn văn hóa 80%, tỷ lệ cơ quan trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa là 92% [16], [17], [18].

Công tác an sinh xã hội đối với gia đình chính sách, người có công, người nghèo thường xuyên được sự quan tâm của Thành ủy, UBND thành phố và sự tham gia hưởng ứng của các tổ chức, các nhân. Công tác đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho người lao động được đẩy mạnh, tỷ lệ thông qua đào tạo đạt 85%. Quan tâm đến công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm, đến năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức <1%.

Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia và cấp ngành. Công tác giám sát, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở người, vệ sinh an toàn thực phẩm được đẩy mạnh, dịch bệnh được khoanh vùng và kiểm soát kịp thời. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và giáo dục trẻ em được thực hiện tốt, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 2016 còn 8,9%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 11%, 80% các xã phường có bác sĩ tại các trạm y tế, phòng khám khu vực. Đến năm 2016 có 15/17 xã phường được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế [30], [31].

Sự nghiệp giáo dục đào tạo được quan tâm, chất lượng giáo dục và đào tạo không ngừng được nâng cao. Giáo dục đào tạo thành phố luôn là lá cờ đầu của tỉnh. Đến nay trên địa bàn thành phố Lào Cai có 64 trường với trên 26.000 học sinh, trong có có một số trường chất lượng cao. Các trường trung cấp, cao đẳng, trung tâm chính trị, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phát triển đa dạng, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị cho cán bộ, công chức và hướng nghiệp dạy nghề cho người lao động toàn tỉnh. Đến năm 2016 trên địa bàn thành phố có 42 trường đạt chuẩn Quốc gia.

Quốc phòng an ninh được đẩy mạnh, duy trì nghiêm túc công tác trực sẵn sàng chiến đấu, công tác bồi dưỡng kiến thức giáo dục quốc phòng an

ninh, công tác huấn luyện dân quân tự vệ, dự bị động viên, xây dựng khu vực phòng thủ, tuyển quân, tuyển sinh quân sự hàng năm đều đạt chỉ tiêu về số lượng và chất lượng. Tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và các cuộc diễn tập đều đảm bảo kế hoạch đề ra.

3.1.3. Bộ máy quản lý ngân sách của thành phố Lào Cai

Hình 3.1: Bộ máy quản lý ngân sách nhà nước thành phố Lào Cai

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố:

- Quyết định dự toán thu, chi và điểu chỉnh dự toán ngân sách trên địa bàn; - Quyết định phân bổ dự toán ngân sách;

- Phê duyệt quyết toán ngân sách địa phương; - Giám sát việc thực hiện ngân sách.

HĐND thành phố

UBND thành phố

Các cơ quan quản lý tài chính chuyên môn Phòng Tài chính kế hoạch Chi cục thuế thành phố

Các cơ quan quản lý tài chính khác: Các phòng ban chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, … UBND các xã, phường Kho bạc nhà nước thành phố

* Ủy ban nhân dân thành phố:

- Lập dự toán, phương án phân bổ, dự toán điều chỉnh ngân sách thành phố trình HĐND thành phố quyết định và báo cáo Sở Tài chính.

- Lập quyết toán ngân sách thành phố trình HĐND thành phố quyết định. - Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND thành phố, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị.

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ngân sách địa phương.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Tài chính - Kế toán:

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc thành phố, UBND các xã, phường xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình UBND thành phố dự toán ngân sách thành phố theo hướng dẫn của Sở Tài chính tỉnh Lào Cai.

- Lập dự toán thu NSNN đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp thành phố và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách thành phố trình UBND thành phố; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình UBND cấp thành phố; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý ngân sách của các xã, phường và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước thuộc thành phố.

- Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do thành phố quản lý; thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách thành phố; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu chi NSNN trên địa bàn thành phố báo cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách nhà nước thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)