5. Bố cục của luận văn
4.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý công tác chi ngân sách nhà nước
Để nâng cao hiệu quả chi ngân sách trước hết phải xác định cơ cấu chi hợp lý, bảo đảm sự phát triển KT - XH, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội của thành phố cơ sở khả năng thu cho phép. Đổi mới và hoàn thiện cơ cấu chi NSNN phù hợp với chiến lược phát triển KT - XH, phân bổ sử dụng NSNN phải cân đối với các nguồn lực tài chính của toàn xã hội, để bảo đảm tính hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý chi NSNN.
- Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư phát triển: Xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. Việc bố trí danh mục dự án chuẩn bị đầu tư,dự án quy hoạch, chuẩn bị thực hiện, thực hiện đầu tư phải tuân thủ chặc chẽ các điều kiện để được ghi vốn; cơ cấu vốn đầu tư phải đảm bảo định hướng phát triển KT-XH của thành phố, không bố trí dàn trải, bố trí vượt quá khả năng cân đối của ngân sách. Tránh lãng phí trong đầu tư khâu đầu tiên cần phải chú ý đó là xác định chính xác nhu cầu đầu tư, các chủ đầu tư cần xác định rõ nội dung, mục tiêu, quy mô đầu tư để tránh tình trạng gặp vướng mắt khi triển khai, kéo dài thời gian, gây lãng phí, muốn vậy phải nâng cao năng lực của người đề xuất đầu tư, cơ quan thẩm định đề xuất đó và người quyết định đầu tư.
Thực hiện nghiêm túc việc công khai trên lĩnh vực XDCB theo quy định, trong đó cần chú ý hình thức và nội dung công khai, nhất là việc công khai các công trình có vận động nhân dân đóng góp ở các địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát của các đoàn thể cũng như nhân dân trong việc thực hiện các công trình XDCB trên địa bàn. Thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Công tác giám sát, đánh giá đầu tư là nhiệm vụ quan trọng được quy định tại Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003, Chỉ thị số 29/2003/CT-CP của Thủ tướng chính phủ. Làm tốt công tác này sẽ góp phần giải quyết tốt các vướng mắc xảy ra trong quá trình đầu tư, phát hiện, xử lý các sai phạm trong đầu tư. Tăng
cường công tác giám sát cộng đồng theo Quyết định 80/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để góp phần đảm bảo hoạt động đầu tư phù hợp với quy hoạch được duyệt, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phát hiện, ngăn chặn,xử lý kịp thời các hoạt động đầu tư không đúng quy hoạch, sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình và xâm hại đến lợi ích cộng đồng.
Thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Các Ban quản lý dự án cần bố trí các cán bộ nắm vững các chế độ chính sách về công tác đền bù giải tỏa làm công tác này, công khai lấy ý kiến nhân dân vùng dự án về phương án đền bù, niêm yết công khai hồ sơ thủ tục đền bù, chính sách, giá cả đền bù. Các ban ngành đoàn thể cùng làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân không khoán trắng, coi đây đơn thuần chỉ là việc của các ban quản lý dự án.
- Đối với chi thường xuyên: Cần bố trí hợp lý trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức, chính sách chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Bố trí chi thường xuyên vừa phải đảm bảo sự hoạt động bình thường của các cơ quan quản lý hành chính của các đơn vị sự nghiệp, vừa cần có sự tập trung ưu tiên cho những ngành, những lĩnh vực có khả năng tạo ra sự chuyển biến đột phá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Triển khai 100% các đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP; các đơn vị hành chính thực hiện khoán biên chế quỹ lương theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ; đồng thời chỉ đạo các đơn vị khoán chi, đơn vị tự chủ tài chính triển khai rà soát bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ theo các chế độ chính sách và quy định mới. Chi thường xuyên cần bố trí hợp lý trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức, chính sách chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Bố trí chi thường xuyên vừa phải đảm bảo sự hoạt động bình thường của các cơ quan quản lý hành chính của các đơn vị sự nghiệp, vừa cần có sự tập trung ưu tiên cho những ngành, những lĩnh vực có khả năng tạo ra sự chuyển biến đột phá đối với sự phát triển KT - XH của địa phương.
Nâng cao chất lượng công tác lập, quyết định và phân bổ dự toán ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách, cơ quan tài chính, HĐND và UBND thành phố. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Trong điều kiện phân cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách hiện còn chưa hợp lý thì vấn đề đặt ra là làm sao phân bổ được tối ưu các nguồn lực tài chính được phân cấp này. Cơ cấu lại các khoản chi thường xuyên của ngân sách một cách hợp lý nhất có thể.
Ưu tiên các chiến lược trọng điểm trong chi NSNN, tập trung nguồn vốn NSNN để đầu tư phát triển, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, giáo dục và đào tạo; chú trọng nguồn lực tài chính chi cho phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ cao. Tăng dần tỷ trọng chi NSNN cho nghiên cứu cơ bản và triển khai ứng dụng công nghệ mới.
Giảm bớt gánh nặng chi NSNN bằng cách mở rộng phạm vi xã hội hóa, giảm tối đa các khoản chi có tính bao cấp, khích các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục ở tất cả các bậc học và tham gia cung cấp các dịch vụ công ích.
Tăng cường giám sát tài chính đối với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Thực hiện công khai tài chính NSNN các cấp, các đơn vị thụ hưởng NS, tiếp tục hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi NSNN, kiểm soát từ khâu dự toán đến kiểm soát quá trình cấp phát, và cả giai đoạn sau khi chi (như thông qua kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo quyết toán). Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ trong các đơn vị, cơ quan sử dụng kinh phí NSNN, nghiên cứu thiết lập chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ NSNN, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán NSNN.
Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của địa phương và đơn vị trong việc sử dụng NSNN, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu NSNN. Xác
định rõ ràng hơn nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cấp NS, tạo tính chủ động cho NS cấp dưới.
Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong quản lý NSNN, thực hiện rà soát lại các chế độ chính sách đã lạc hậu để bổ sung, điều chỉnh bằng các chế độ chính sách mới phù hợp với thực tế, tiếp tục hoàn thiện quy trình hoàn thuế, thoái thuế nhanh gọn, chính xác, cải tiến quy trình chi NS có hiệu quả hơn. Kiên quyết khắc phục những tồn tại làm cản trở quá trình giải ngân, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư XDCB, chương trình mục tiêu, sự nghiệp kinh tế và nghiên cứu khoa học.
Thực hiện nghiêm quy định của luật phòng chống tham nhũng, biệt là tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản dưới luật, đặc tham nhũng, lãng phí do UBND thành phố ban hành. Phải tạo bước chuyển biến rõ nét trong nhận thức đi đến hành động của từng đơn vị, từng cán bộ công chức của thành phố trong công tác này, đây là một việc khó, nên tránh việc tuyên truyền vận động suông mà phải đi vào thực chất. Trước mắt thực hiện tiết giảm ngay các khoản chi hành chính chưa cần thiết còn mang tính phô trương, hình thức như chi cho tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, ngày thành lập ngành, chi liên hoan gặp mặt cuối năm, chi tiếp khách, tham quan... Thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước trong việc mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc trong các cơ quan hành chính, thành phố cần nghiên cứu ban hành quy định liên quan đến lĩnh vực này nhằm tăng cường phân cấp cho các đơn vị đi đôi với tăng cường trách nhiệm. Nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi thường xuyên của NSNN, sử dụng tài sản công. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý sử dụng kinh phí thường xuyên của Ngân sách.