5. Bố cục của luận văn
3.5. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước
xuyên và khá hiệu quả. Nhờ đó đã góp phần quan trọng trong việc xử lý, điều chỉnh kịp thời những sai phạm, đưa công tác quản lý ngân sách đi vào nề nếp, hiệu quả, đúng quy định của Nhà nước. Thông qua thanh tra, kiểm tra đã giúp phát hiện được nhiều vấn đề còn vướng mắc trong việc triển khai các văn bản hướng dẫn của cấp trên, từ đó đề xuất biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp với đặc điểm tình hình của thành phố.
3.5. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước thành phố Lào Cai phố Lào Cai
3.5.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Thành phố Lào Cai là thành phố biên giới, vùng cao, cách thủ đô Hà Nội 296 km theo đường sắt và 250 km theo đường bộ về phía Tây Bắc; cách khu du lịch thị trấn Sa Pa 35 km và cách thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam, Trung Quốc khoảng 500 km. Trên địa bàn thành phố có tuyến giao thông đường bộ như đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, QL4D, QL4E, QL70; đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) và giao thông đường thuỷ như sông Hồng, sông Nậm Thi... và hệ thống giao thông tỉnh lộ chạy qua; có cửa khẩu quốc tế thông thương với Trung Quốc. Đặc biệt hiện nay tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã đưa vào sử dụng, đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á AH14 và là một hợp phần trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng (điểm đầu tại nút giao thông quốc lộ 18A với quốc lộ 2, điểm cuối tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu - Trung Quốc). Tạo điều kiện cho giao thương phát triển nguồn thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, du lịch phát triển, thúc đẩy giao thương buôn bán giữa 2 nước Việt Nam - Trung Quốc. Thương mại, dịch vụ phát triển ổn định; kiểm soát chặt chẽ thị trường nội địa và trên tuyến biên giới; giá
hàng hoá, dịch vụ thiết yếu được bình ổn; công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại được đẩy mạnh. Năm 2016 Ban chỉ đạo 389 thành phố đã kiểm tra và xử lý 281/1.442 lượt vụ, tổng giá trị xử lý 2,350 tỷ đồng, (trong đó tiền phạt VPHC 741,7 triệu đồng; giá trị hàng hóa tịch thu, tiêu hủy 1,608 tỷ đồng). Tổng doanh thương mại - dịch vụ đạt 12.050 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch, tăng 19,7% cùng kỳ; cấp phép đăng ký kinh doanh mới cho 2.149 hộ kinh doanh cá thể, nâng tổng số hộ kinh doanh cá thể lên 11.311 hộ, tăng 743 hộ so với cùng kỳ; khách du lịch đến thành phố tăng mạnh, đạt gần 1,476 triệu lượt khách, tăng 26% so với cùng kỳ, doanh thu du lịch đạt gần 1.550 tỷ đồng; các dịch vụ vui chơi, giải trí, hệ thống nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú được mở rộng về quy mô, chất lượng đáp ứng nhu cầu của Nhân dân và du khách. Trên địa bàn thành phố có 232 khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú với trên 4.500 buồng, phòng, trong đó có 46 khách sạn, 186 nhà nghỉ, trong đó có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn Quốc tế, đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch.
Với vị trí địa lý như trên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi và là động lực to lớn để thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai nói chung và thành phố nói riêng phát triển, mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và tiếp cận nhanh với những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong nước và quốc tế. Vị trí địa lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động đầu tư từ đó có tác động lớn đến công tác quản lý thu, chi ngân sách. Vị trí địa lý thuận lợi thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, tạo thu nhập cho các chủ thể kinh tế và cơ sở thu của ngân sách nhà nước thành phố nói riêng và tỉnh nói chung..
Thành phố Lào Cai có các mỏ quặng lớn như Apatit tại xã Cam Đường; Đồng, chì ở xã Tả Phời, Hợp Thành; đồng và vàng ở xã Hợp Thành. Với nguồn tài nguyên đó là một trong những nguồn lực cơ bản tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế và công tác thu ngân sách trên địa bàn thành phố.
3.5.2. Trình độ phát triển kinh tế
Sự phát triển của kinh tế có vai trò quyết định tới kết quả công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn thành phố. Theo góc độ các yếu tố để thực hiện hoạt động kinh tế, trình độ kinh tế thể hiện thông qua sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng trong mối liên hệ biện chứng với nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện thông qua trình độ phát triển của tư liệu sản xuất (kỹ thuật công nghệ thủ công, cơ khí hoá, tự động hoá, trình độ phân công lao động xã hội; kết cấu hạ tầng kỹ thuật của sản xuất; số lượng, chất lượng nguồn nhân lực). Sự phát triển của quan hệ sản xuất thể hiện sự phù họp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển của những hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Sự phát triển của kiến trúc thương tầng thể hiện sự duy trì bảo tồn phát triển những quan hệ sản xuất tiến bộ, đào thải những quan hệ sản xuất lỗi thời tạo động lực cho lực lượng sản xuất phát triển, từ đó dẫn đến tăng thu cho ngân sách thành phố.
Tỷ trọng Thương mại - dịch vụ tăng từ 47,0% năm 2014 lên 47,6% năm 2016. Thương mại dịch vụ tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo, phát triển đa dạng thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia; Các loại hình dịch vụ, các loại chợ trên địa bàn duy trì hoạt động ổn định, các siêu thị, trung tâm thương mại phát triển khá nhanh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thực hiện năm 2016 đạt 10.066 tỷ đồng.
Tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 49,5% năm 2014 lên 49,9% năm 2016. Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN năm 2016 đạt 891 tỷ đồng, tăng bình quân 12,7%/năm. Trên địa bàn thành phố có 02 khu công nghiệp của tỉnh (diện tích 185ha) và 3 cụm công nghiệp (diện tích 30,5ha) có 243 đơn vị sản xuất đang hoạt động hiệu quả.
Tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm từ 3,0% năm 2014 xuống 2,5% năm 2016. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng diễn ra mạnh mẽ tại các khu vực đang thực hiện quy hoạch, tỷ trọng sản xuất nông lâm nghiệp và cơ cấu lao động nông nghiệp giảm và từng bước thay thế tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp - TTCN và lao động phi nông nghiệp, tăng cường chuyên canh và thâm canh tăng suất, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế; Đã xây dựng vùng chuyên canh rau, đặc biệt là rau an toàn ở xã Hợp Thành, Tả phời, Vạn Hòa, Cam Đường và phường Thống Nhất. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2016 đạt 741,1 tỷ đồng, tăng bình quân 14,8%/năm.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn diễn ra mạnh giữa các ngành và nội ngành. Làm cho nguồn thu ngân sách nhà nước ở các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp và xây dựng tăng lên đáng kể. Ngân sách tăng lên, năm 2014 tổng thu ngân sách trên địa bàn là 727.707.364.420 đồng (trong đó thu cân đối NSNN là 703.861.911.212 đồng), đến năm 2015 đạt được 989.437.978.073 đồng (trong đó thu cân đối NSNN là 979.247.944.791 đồng), hơn 1,36 lần so với năm 2014. Sang năm 2016 tổng thu ngân sách trên địa bàn là 1.264.708.021.173 đồng (trong đó thu cân đối NSNN là 1.235.417.033.003 đồng), tăng hơn 1,28 lần so với năm 2015 và 1,74 lần so với năm 2014. tốc độ tăng bình quân trong cả giai đoạn 2014 - 2016 là 31,83%.
3.5.3. Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật quản lý ngân sách nhà nước
Đây là một trong các yếu tố cực kỳ quan trọng tác động hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách cấp thành phố. Hệ thống chính sách pháp luật và các văn bản chỉ đạo về thực hiện Luật ngân sách được xây dựng đồng bộ, rõ ràng, đơn giản, minh bạch và càng ít ngoại lệ sẽ tạo môi trường thuận lợi cho công tác lãnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách pháp luật và các văn bản chỉ đạo về thực hiện Luật ngân sách phức tạp, không đồng bộ, thiếu tính chặt chẽ và chồng chéo sẽ gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.
HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 26/2013/NQ-HĐND ngày 13/12/2013 của HĐND tỉnh Lào Cai về Điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số25/2010/NQ-HĐNDngày 17/12/2010 của HĐND tỉnh Lào Cai về thời kỳ ổn định ngân sách địa phương; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương; định mức phân bổ dự toán cho thường xuyên; thời gian quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
Công tác lập dự toán ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách đều được thành phố Lào Cai tiến hành thực hiện theo Luật ngân sách nhà nước và Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND tỉnh Lào Cai.
Ngoài ra, UBND tỉnh và HĐND tỉnh còn ban hành nhiều Quyết định, Nghị quyết về việc sử dụng ngân sách nhà nước cho các hoạt động quản lý, đào tạo bồi dưỡng, quản lý ngân sách, …
3.5.4. Năng lực, trình độ tổ chức quản lý và trang thiết bị của cơ quan thực hiện quản lý ngân sách nhà nước hiện quản lý ngân sách nhà nước
Hàng năm UBND thành phố Lào Cai phối hợp với sở tài chính, bộ tài chính mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ, khả năng quản lý đảm bảo duy trì tính thực thi của luật pháp, đảm bảo tính công bằng trong giải quyết các vấn đề về thu, chi ngân sách, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu, chi ngân sách. Mỗi năm thành phố mở 04 – 07 lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý ngân sách, lập dự toán, và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý ngân sách đã được nâng lên rất nhiều so với trước đây, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Trình độ chuyên môn, tính trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách ngày được nâng cao. Việc kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng đào tạo cán bộ là cũng được thành phố chú trọng. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ
quản lý thu, chi ngân sách giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi kế toán, thành thạo kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý, có trình độ tin học và ngoại ngữ, với phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần phục vụ nhân dân.
Các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý thu, chi ngân sách của cơ quan quản lý ngân sách nhà nước thành phố đảm bảo và áp dụng được trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của cơ quan. Theo sự phát triển của nền kinh tế, quản lý thu, chi ngân sách ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý ngân sách, điều này giúp tiết kiệm không chỉ về nhân lực quản lý của cơ quan quản lý ngân sách mà còn kéo theo nhiều lợi ích khác như giúp cho các cơ quan chấp hành ngân sách chủ động thực hiện tốt hơn theo quy định của luật ngân sách. UBND thành phố thường xuyên đầu tư bổ sung các máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cơ quan quản lý ngân sách.
Ngoài ra UBND thành phố Lào Cai còn hực hiện công tác quản lý ngân sách nhà nước theo các quyết định, thông tư, hướng dẫn mà Nhà nước, các bộ, các sở và HĐND - UBND tỉnh ban hành.