5. Bố cục của luận văn
4.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh
- Tạo điều kiện thúc đẩy thành phố Lào Cai phát triển mạnh mẽ, vững chắc, trên cơ sở đó làm đầu tàu, tạo động lực cho sự phát triển chung của cả tỉnh, thúc đẩy việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT - XH của thành phố Lào Cai đến năm 2020, đồng thời tập trung lãnh đạo UBND tỉnh và các cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng cho thành phố một số cơ chế,
chính sách đặc thù, gắn với phân cấp mạnh trên các lĩnh vực, nhất là công tác quy hoạch, quản lý đô thị, du lịch, tạo điều kiện cho Lào Cai phát huy tính năng động, sáng tạo hơn trong quá trình thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển hướng tới vị thế của một trung tâm kinh tế.
- UBND tỉnh cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp nâng cấp đô thị, phát triển hệ thống cây xanh, thoát nước, bảo vệ môi trường.
- Cải cách hành chính đi đôi với cải tiến các thủ tục thu - nộp thuế và các khoản thu vào NS để huy động nhanh các nguồn vốn; đồng thời khắc phục tình trạng gây khó khăn và lãng phí thời gian cho các doanh nghiệp và tạo những sơ hở cho thất thoát và tham nhũng tài sản Nhà nước.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán cơ quan, đơn vị, các xã, phường; thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước và các quy định về Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cơ quan cấp trên có thẩm quyền chỉ dừng lại ở việc giao kế hoạch thu, chi, phân định nhiệm vụ, quyền hạn, nguồn thu, nhiệm vụ chi, xác định định mức bổ sung.
- Có biện pháp củng cố, chuẩn hoá, nâng cao năng lực, gắn trách nhiệm với công việc, quyền lợi của các thành viên trong ngành tài chính kế toán tại các đơn vị của huyện, thành phố.
- Đầu tư cơ sở vật chất về công nghệ, thông tin để đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý ngân sách được đúng tầm, tạo ra sự đồng bộ, thống nhất nhanh trong số liệu thu, chi giữa các ngành Tài chính - Kho bạc - Thuế đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
- Tăng cường công tác thanh tra tài chính: Công tác thanh tra tài chính phải được đẩy mạnh để đáp ứng yêu cầu của Nhà nước về quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính phải được thực hiện ở tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị cơ sở nhằm đảm bảo pháp luật, chế độ tài chính kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, kịp thời phát hiện, uốn nắn, xử lý sai phạm.
KẾT LUẬN
Ngân sách cấp huyện, thành phố là một bộ phận cấu thành của Ngân sách Nhà nước. Thực hiện quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện, thành phố là một nhiệm vụ quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách diễn ra được quản lý công khai, chặt chẽ và đúng các quy định pháp luật hiện hành. Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố Lào Cai hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều này không chỉ bắt nguồn từ sự hạn chế yếu kém trong quá trình thực hiện công tác này mà còn là sư đòi hỏi của các quy luật, Nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý thu chi ngân sách. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải được quan tâm đúng mức. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn được trình bày trong luận văn, cho phép rút ra một số kết luận sau:
- Để tăng cường hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với quản lý NSNN cần đổi mới một cách hiệu quả và sâu sắc công cụ quản lý, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý là quan trọng nhất, thậm trí mang tính quyết định.
- Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Sự lãnh đạo chỉ đạo của UBND thành phố, các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố cho đến xã, phường cần phải quan tâm đúng mức công tác này coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của mình chứ không riêng gì các cơ quan tài chính.
- Thực hiện quản lý tốt nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, thu đúng và đầy đủ theo quy định pháp luật tạo môi trường kinh doanh công bằng giữa các đối tượng kinh doanh, chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cấp
chính quyền, từng đơn vị góp phần hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ thúc đẩy thành phố Lào Cai cũng như các địa phương khác của Việt Nam phát triển ngày càng nhanh và bền vững.
Thông qua Luận văn tốt nghiệp “Tăng cường quản lý ngân sách Nhà nước thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai” tác giả đã phân tích, đánh giá một cách khách quan thực trạng quản lý ngân sách nhà nước thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2014 - 2016; nêu bật những thành công trong quản lý ngân sách của thành phố; chỉ ra những hạn chế, tồn tại và những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, tồn tại trong quản lý ngân sách của thành phố Lào Cai; trình bày các quan điểm và đề xuất một số giải pháp để tăng cường quản lý ngân sách nhà nước thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Đồng thời đề xuất các nhóm kiến nghị với Trung ương, tỉnh, thành phố để tạo điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp được đề xuất. Mặt dù đã có những cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, kính mong các thầy trong Hội đồng chỉ dẫn, các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn này tiếp tục hoàn thiện có hiệu quả cao hơn có giá trị vào việc tăng cường quản lý ngân sách Nhà nướcthành phố Lào Cai,tỉnh Lào trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2011), Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020, Nxb Tài chính, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2015), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.
4. Chi cục Thuế thành phố Lào Cai, Báo cáo tình hình thực hiện công tác thu thuế năm 2014, 2015, 2016.
5. Nguyễn Thị Chắt (2009), Tăng cường công tác giám sát tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ tài chính, Thanh tra Tài chính, (8), tr. 9, 46.
6. Dương Đăng Chinh (2000), Lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội. 7. Nguyễn Việt Cường (2008), Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Tài chính - Kế toán, Hà Nội.
8. Phạm Đình Cường (2009), “Phân cấp trong lĩnh vực tài chính - ngân sách ở Việt Nam”, Tài chính, (7), tr. 15 - 16.
9. Trịnh Tiến Dũng (2002), “Về phương pháp lập và phân bổ ngân sách ở nước ta hiện nay”, Tài chính, (3), tr. 15 - 17.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
11. Võ Bích Hồng (2010), “Một số ý kiến về cơ chế giám sát chi ngân sách nhà nước phục vụ quản lý hành chính”, Nghiên cứu Tài chính kế toán, (1), tr. 25 - 26.
12. Nguyễn Sinh Hùng (2010), “Quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trong tiến trình cải cách tài chính công”, Tạp chí Cộng sản, (3), tr. 36 - 40.
13. Lê Chi Mai (2003), Tăng cường cải cách tài chính công nhằm thúc đẩy cải cách hành chính, Quản lý nhà nước (9), tr. 7 - 11.
14. Dương Thị Bình Minh (2010), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
15. Đặng Hữu Pháp (2002), Quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân sách theo Luật Ngân sách nhà nước, Quản lý nhà nước, (9), tr. 6 - 14.
16. Phòng Tài chính kế hoạch, Báo cáo tổng quyết toán ngân sách năm 2014.
17. Phòng Tài chính kế hoạch, Báo cáo tổng quyết toán ngân sách năm 2015.
18. Phòng Tài chính kế hoạch, Báo cáo tổng quyết toán ngân sách năm 2016.
19. Phòng Thống kê TP Lào Cai, Niên giám thống kê năm 2014,2015,2016.
20. Bùi Minh Thành, Trần Đình Tuấn (2012), “Hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách”, Tạp chí Thương mại, Số 31-2012, trang 8-10.
21. Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng (2014), Nhập môn Tài chính - Tiền tệ, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
22. Thành ủy Lào Cai (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Lào Cai lần thứ XXI.
23. Thành ủy Lào Cai (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Lào Cai lần thứ XXII.
24. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình về quản lý ngân sách, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
25. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình Thuế, Nxb Tài chính, Hà Nội.
26. Trần Đình Tuấn (2009), “Tăng cường các biện pháp quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh TN”, Kinh tế & Phát triển, số Đặc san, tháng 3/2009, trang 56-59.
27. Trần Đình Tuấn, Lê Thị Thu Hương, Phùng Trí Dũng (2011), “Một số vấn đề về hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Nhà nước ở thành phố Thái Nguyên”, Khoa học và Công nghệ, ĐHTN, tập 68 (12), trang 33-40.
28. Văn phòng HĐND-UBND thành phố Lào Cai, Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.
29. Văn phòng HĐND-UBND thành phố Lào Cai, Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.
30. Văn phòng HĐND-UBND thành phố Lào Cai, Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.
31. Văn phòng HĐND-UBND thành phố Lào Cai, Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015. Phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020.