5. Bố cục của luận văn
4.1.1. Quan điểm tăng cường quản lý ngân sách nhà nước thành phố Lào Cai
Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Lào Cai, khóa XXII đã xác định quan điểm và phương châm chỉ đạo của thành phố giai đoạn 2016 - 2020 là: “Duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng: Thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông lâm nghiệp. chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, khu vực phòng thủ của thành phố được củng cố, tăng cường vững chắc. Tăng cường hiệu quả quan hệ đối ngoại. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ được tăng cường, hệ thống chính trị luôn trong sạch vững mạnh. Phấn đấu đạt danh hiệu anh hùng trong thời kỳ đổi mới và cơ bản hoàn thành các tiêu chí đô thị loại I”. Để thực hiện được mục tiêu của Đại hội Đảng bộ khóa XXII thì chúng ta phải tăng cường quản lý ngân sách, nâng cao hiệu quả thu chi ngân sách nhà nước. Thành phố Lào Cai quán triệt một số quan điểm sau:
- NSNN phải được quản lý tập trung thống nhất, có phân công, phân cấp, tạo thế chủ động sáng tạo cho các cấp ngân sách trong quản lý, xây dựng dự toán và điều hành ngân sách.
- Xây dựng và bổ sung dự toán phải căn cứ vào nhiệm vụ, chủ trương phát triển KT - XH, an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện cụ thể về KT - XH ở địa phương. Thu ngân sách phải trên quan điểm khai thác triệt để tiềm năng nhưng phải không ngừng nuôi dưỡng nguồn thu. Bố trí chi ngân sách trên cơ sở khả năng thu, đảm bảo cân đối thu - chi, tiết kiệm, có hiệu quả.
- Mọi khoản thu ngân sách đều phải được tập trung đầy đủ, kịp thời vào Kho bạc Nhà nước và sử dụng đúng mục đích của nguồn thu, theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có sự kiểm tra, kiểm soát của Kho bạc Nhà nước.
- Thực hiện điều hành ngân sách theo dự toán đã được HĐND thông qua và UBND tỉnh giao. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính của Nhà nước và các quy định cụ thể của UBND tỉnh về thu - chi và quản lý ngân sách. Kịp thời phát hiện, xử lý và ngăn chặn vi phạm, hành vi tham ô, lãng phí, buôn lậu, gian lận, trốn thuế...
- Tăng cường hơn nữa công tác quản lý tài sản công, đặc biệt là các tài sản có giá trị lớn đã được hình thành từ nhiều năm.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành, đặc biệt sự phối kết hợp giữa các cơ quan chuyên môn (Tài chính - Thuế - Kho bạc Nhà nước) trong chỉ đạo, quản lý và điều hành ngân sách.