Quản trị rủi ro tín dụng dựa vào phân cấp quyết định cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 74 - 76)

xóa nợ.

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp xử lý khi rủi ro phát sinh, NH còn thực hiện những giải pháp khác để ngăn chặn nợ xấu có chiều hướng tăng cao như: tổ chức phân tích, đánh giá khả năng thu hồi nợ đối với từng khoản nợ xấu của các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao và giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu cụ thể cho từng chi nhánh; yêu cầu chi nhánh phải báo cáo ngay cho Ban lãnh đạo Agribank Bình Phước khi phát hiện ra các khoản cho vay có vấn đề và cố gắng tận dụng triệt để các cơ hội có thể có để thu hồi nợ; xử lý các trường hợp vi phạm, quản lý yếu kém, dừng công tác điều hành đối với lãnh đạo và nhân viên liên quan để tập trung thu hồi, xử lý nợ xấu; quy định các chi nhánh phải tổng hợp và báo cáo định kỳ công tác xử lý rủi ro

2.2.5 Một số biện pháp quản trị rủi ro tín dụng

2.2.5.1 Quản trị rủi ro tín dụng dựa vào phân cấp quyết định cấp tín dụng dụng

Agribank Bình Phước quy định về phân cấp quyết định cấp tín dụng đối với một KH, một dự án đầu tư nhằm mục đích xác định quyền phán quyết tín dụng cho cấp bậc cán bộ có đủ kinh nghiệm, khả năng phán xét và tính nhất quán cần thiết để đánh giá chuẩn xác mức độ rủi ro và lợi ích liên quan khi phê duyệt tín dụng, chịu trách nhiệm về việc quyết định cấp tín dụng trong phạm vi thẩm quyền.

Agribank Bình Phước quy định về phân cấp quyết định cấp tín dụng căn cứ vào mức dư nợ cho vay, phân thành 02 nhóm chi nhánh loại II trực thuộc để xác định thẩm quyền quyết định cấp tín dụng như sau:

Nhóm 1: Dư nợ cho vay trên 500 tỷ đồng Nhóm 2: Dư nợ cho vay <= 500 tỷ đồng

Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng của chi nhánh được quy định cụ thể như sau:

Bảng 2.11 Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Nội dung

I Chi nhánh loại II Tổ chức Hộ và cá nhân

Hạng A Hạng B Hạng A Hạng B 1 Nhóm 1 4.000 3.000 3.000 2.500 2 Nhóm 2 3.000 2.500 2.500 2.000 II Phòng giao dịch Tổ chức Hộ và cá nhân Hạng A Hạng B Hạng A Hạng B 1 Các Phòng giao dịch trực thuộc Agribank tỉnh 2.000 1.500 1.500 1.200 2 Các Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại II

1.500 1.200 1.000 800

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Agribank Bình Phước 2016)

Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng Giám đốc chi nhánh loại II, Giám đốc Phòng Giao dich đối với tổ chức, cá nhân theo các hạng khách hàng được quy định chung đối với một KH, không quy định riêng đối với một dự án đầu tư.

Phân cấp thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với các Giám đốc chi nhánh cơ sở trực thuộc loại III và Phòng giao dịch trực thuộc tỉnh và từ đó các Giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch thực hiện phân cấp lại thẩm quyền quyết định tín dụng cho các phó giám đốc phụ trách tín dụng đối đa bằng 50% thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của các Giám đốc chi nhánh loại II và Phòng giao dịch trực thuộc.

2.2.5.2 Quản trị rủi ro tín dụng dựa vào quy trình cấp tín dụng

NH đã xây dựng quy trình tín dụng khá chặt chẽ, quy định cụ thể trình tự thực hiện việc cấp tín dụng từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của KH cho đến khi NH quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng, bảo đảm tính nhất quán trong quá trình xử lý tác nghiệp. Trong quy trình này cán bộ tín dụng của NH

phải kiêm nhiệm cả 3 chức năng: chức năng bán hàng (tìm kiếm KH, tiếp xúc KH, đàm phán cho vay), chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi) và chức năng quản trị rủi ro (phân tích, tái thẩm định, đo lường, đánh giá RRTD theo định kỳ). Việc kiêm nhiệm này có thể dẫn đến rủi ro do KH và cán bộ tín dụng có thể thông đồng với nhau gây ra tổn thất cho NH. Hơn thế nữa, NH thực hiện phân công công việc cho cán bộ tín dụng theo khu vực địa lý. Với cách phân công này, một cán bộ tín dụng tại khu vực nào cũng phải quản lý nhiều KH kinh doanh trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Khả năng một cán bộ tín dụng không thể am hiểu hết tất cả các ngành nghề kinh doanh là điều dễ hiểu. Từ đó, việc đánh giá phương án vay vốn của KH có thể không chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)