Xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 73 - 74)

RRTD là điều mà không NH nào mong muốn nhưng xảy ra RRTD là điều không thể nào tránh khỏi khi các NHTM vẫn xem hoạt động tín dụng là kênh thu nhập chính của mình. Do đó, khi RRTD xảy ra thì NH phải tìm cách xử lý rủi ro đó sao cho thiệt hại mà nó gây ra ở mức thấp nhất. Trong quá trình hoạt động, Agribank Bình Phước đã xử lý nợ xấu bằng các biện pháp sau:

 Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Giải pháp này được áp dụng đối với các khoản nợ xấu được Agribank Bình Phước đánh giá là KH đang trong thời điểm gặp nhiều khó khăn, khó có khả năng trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký nhưng có khả năng tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai để thanh toán nợ. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm giảm bớt áp lực trả nợ gốc, lãi cho KH tại thời điểm hiện tại, giúp KH tiếp tục duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện vượt qua khó khăn và tạo dựng lại nguồn trả nợ cho NH.

 Xử lý tài sản đảm bảo: Nếu cán bộ tín dụng dự đoán khả năng KH hoàn toàn không trả được nợ hoặc cố ý không trả nợ thì NH sẽ yêu cầu KH thỏa thuận bán tài sản đã thế chấp để thu hồi nợ.

 Bán nợ: Đây là một biện pháp mà Agribank Bình Phước rất ít khi sử dụng. Với việc bán nợ cho VAMC, NH có thể khắc phục và xử lý nợ tồn đọng, trên thực thế bán nợ không phải là biện pháp hiệu quả nhất trong QTRRTD.

 Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ không có khả năng thu hồi: Trường hợp sau khi thanh lý tài sản mà số tiền thu được nhỏ hơn số tiền vay hoặc không thể

xử lý được tài sản của KH thì NH bắt buộc phải sử dụng nguồn dự phòng RRTD để xóa nợ.

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp xử lý khi rủi ro phát sinh, NH còn thực hiện những giải pháp khác để ngăn chặn nợ xấu có chiều hướng tăng cao như: tổ chức phân tích, đánh giá khả năng thu hồi nợ đối với từng khoản nợ xấu của các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao và giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu cụ thể cho từng chi nhánh; yêu cầu chi nhánh phải báo cáo ngay cho Ban lãnh đạo Agribank Bình Phước khi phát hiện ra các khoản cho vay có vấn đề và cố gắng tận dụng triệt để các cơ hội có thể có để thu hồi nợ; xử lý các trường hợp vi phạm, quản lý yếu kém, dừng công tác điều hành đối với lãnh đạo và nhân viên liên quan để tập trung thu hồi, xử lý nợ xấu; quy định các chi nhánh phải tổng hợp và báo cáo định kỳ công tác xử lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)