Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 56 - 59)

Bảng 2.6 Tình hình nợ xấu của Agribank Bình Phước giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nợ xấu 94 127 386

Tổng dư nợ cho vay 9.743 10.918 12.889

Tỷ lệ nợ xấu(%) 0,96 1,16 2,99

Trong đó

Nợ xấu cho vay CN 88 113 69

Tổng dư nợ cho vay CN 8.135 9.163 11.198

Tỷ lệ nợ xấu cho vay CN/Tổng dư

nợ cho vay CN(%) 1,08 1,23 0,62

(Nguồn: Báo cáo của Phòng tín dụng Agribank Bình Phước 2014-2016)

Từ bảng 2.6 cho ta thấy nợ xấu của NH đã có những biến động đáng kể. Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,96% lên 1,16%, sự gia tăng này chủ yếu đến từ nhóm nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Năm 2016, nợ xấu của NH tăng đột ngột, gần chạm mức 3%. Thành phần chính của nợ xấu năm 2016 là nợ nhóm 4 với tỷ lệ 2,65% trên tổng dư nợ. Trong khi đó nợ xấu cho vay cá nhân có xu hướng giảm từ 1,08% năm 2014 xuống còn 0,062% năm 2016.

Bảng 2.7 Tỷ trọng nợ xấu của Agribank Bình Phước giai đoạn 2014 – 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ xấu theo kỳ hạn Ngắn hạn 81 86 107 84 65 17 Trung hạn 13 14 20 16 12 3 Dài hạn - 0 - 0 309 80

Nợ xấu theo đối tượng KH

Doanh nghiệp 6 6 14 11 317 82

Cá nhân 88 94 113 89 69 18

Nợ xấu theo lĩnh vực cho vay

Nông nghiệp, lâm nghiệp 63 67 73 57 52 13 Xây dựng, chế biến, bán

buôn 25 27 47 37 333 86

Bất động sản 1 1 - 0 - 0 Cho vay tiêu dùng, thẻ tín

dụng 5 5 7 5 1 0

Nợ xấu theo loại tiền

Nội tệ 94 100 127 100 211 55

Ngoại tệ - 0 - 0 175 45

Nợ xấu theo tài sản bảo đảm

Có tài sản bảo đảm 86 92 122 96 382 99 Không có tài sản bảo đảm 8 8 4 4 4 1

Tổng nợ xấu 94 100 127 100 386 100

Từ bảng 2.3 cho thấy rõ hơn về tình hình nợ xấu của NH.

Khi xét theo đối tượng KH, nợ xấu chủ yếu tập trung vào nhóm KH cá nhân trong năm 2014 nợ xấu theo đối tương KH cá nhân là 88tỷ đồng chiếm 94% trên tổng nợ xấu và 2015 là 113 tỷ đồng chiếm 89% tổng nợ xấu và tới năm 2016 giảm còn 69 tỷ đồng chiếm 18% tổng nợ xấu . Dư nợ cho vay nhóm KH này luôn rất cao do đó nợ xấu chủ yếu tồn tại trong nhóm KH cá nhân là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trong năm 2016, do khoản nợ xấu cho vay doanh nghiệp là 317 tỷ đồng đã làm cho tỷ lệ nợ xấu nhóm KH này tăng từ 11% trong năm 2015 lên mức 82% năm 2016. Nguyên nhân chính xảy ra tình trạng này là do khoản cho vay đồng tài trợ đối với Công ty sinh học Phương Đông cho dự án nhà máy Ethanol Bình Phước bị một NH cho vay chuyển từ nợ nhóm 2 sang nợ nhóm 4. Theo quy định của NHNN, Agribank Bình Phước cũng phải chuyển nhóm nợ của KH này. Dư nợ của Công ty sinh học Phương Đông năm 2016 là 309 tỷ đồng chiếm 80.05%/ tổng nợ xấu của chi nhánh.

Nợ xấu của NH đã có những biến động đáng kể. Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,96% lên 1,16%, sự gia tăng này chủ yếu đến từ nhóm nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Năm 2016, nợ xấu của NH tăng đột ngột, gần chạm mức 3%. Thành phần chính của nợ xấu năm 2016 là nợ nhóm 4 với tỷ lệ 2,65% trên tổng dư nợ. Xét theo kỳ hạn, trong năm 2014 và 2015, nợ xấu tập trung trong kỳ hạn ngắn với tỷ lệ trên 80%. Bước sang năm 2016, nợ xấu lại tập trung vào khoản vay dài hạn, mà cụ thể là khoản vay của nhà máy Ethanol Bình Phước. Nợ xấu theo lĩnh vực nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong giai đoạn 2014 – 2015 nhưng đã có sự chuyển dịch sang nhóm ngành chế biến, xây dựng, bán buôn trong năm 2016. Nợ xấu theo loại tiền năm 2014 và 2015 chỉ có nội tệ. Bước sang năm 2016, do khoản vay ngoại tệ của Công ty sinh học Phương Đông bị chuyển từ nợ nhóm 2 sang nhóm 4 nên tỷ trọng dư nợ xấu ngoại tệ chiếm 45%. Căn cứ theo hình thức bảo đảm tín dụng, nợ xấu tập trung ở loại hình tín dụng có tài sản bảo đảm. Các khoản cho vay tín chấp có tỷ lệ nợ xấu qua các năm có tỷ lệ nợ xấu rất thấp và có xu hướng giảm dần. Tóm lại, trong hoạt động tín dụng của Agribank Bình Phước có tồn tại nợ xấu nhưng vẫn

trong mức kiểm soát được. Đặc biệt là nợ xấu 2016 chỉ tồn tại chủ yếu ở khoản vay của Công ty sinh học Phương Đông. NH cần có những biện pháp tích cực và cụ thể để xử lý RRTD đối với KH này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)