Thứ nhất: Hoàn thiện quy trình cho vay hợp lý khách quan
Nhằm giảm tải công việc đối với CBTD hiện nay, tăng cường chất lượng công tác QTRRTD ngăn ngừa kịp thời các rủi ro cần xây dựng quy trình xét duyệt hợp lý khách quan, nên tách quy trình cho vay làm 2 giai đoạn và giao cho 2 bộ phận độc lập đảm nhận: Bộ phận quan hệ khác hàng và bộ phận thẩm định và cho vay.
Về mặt quy trình:
Bước 1: Bộ phận quan hệ khác hàng chuyển hồ sơ xin vay của KH đến bộ phận thẩm định và cho vay.
Bước 2: Bộ phận thẩm định và cho vay thực hiện thẩm định món vay, quyết định mức cho vay, lập hồ sơ vay vốn và trình lãnh đạo phê duyệt.
Bước 3: Bộ phận thẩm định và cho vay chuyển hồ sơ đã được duyệt cho bộ phận quan hệ khác hàng , kiểm tra, lưu trữ hồ sơ chuyển bộ phận kế toán giải ngân.
Về mặt nhiệm vụ:
- Bộ phận quan hệ khác hàng : Bộ phận này chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm
sóc, tìm hiểu nhu cầu KH, trực tiếp nhận hồ sơ xin vay, hướng dẫn thủ tục, kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn, hoàn chỉnh hồ sơ vay cho KH, hướng dẫn thủ tục giải ngân cho KH, kiểm tra giám sát tín dụng độc lập phòng tín dụng. Chuyển hồ sơ vay vốn của KH về bộ phận Kế Toán để thực hiện việc giải ngân. Thực hiện giám sát khoản vay sau khi cho vay, theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi của KH. Hàng tháng, căn cứ vào hợp đồng tín dụng, kỳ hạn trả nợ thỏa thuận trên hợp đồng, bộ phận quan hệ khác hàng lập một bảng theo dõi thu hồi nợ để tiện việc nhắc nhở, gửi báo cáo nợ đến hạn cho KH bằng văn bản, kết hợp với bộ phận thẩm định và cho vay đôn đốc KH trả.
- Bộ phận thẩm định và cho vay: Bộ phận thẩm định và cho vay có nhiệm vụ
thẩm định hồ sơ vay vốn, thẩm định giá trị tài sản thế chấp, phân tích, đánh giá rủi ro, xác định phương thức và nhu cầu cho vay, lập báo cáo thẩm định và trình lãnh
đạo phê duyệt. Khi phương án xin vay được duyệt, hồ sơ vay vốn sẽ được chuyển về bộ phận quan hệ khác hàng hướng dẫn KH làm thủ tục giải ngân.
Bên cạnh việc xây dựng quy trình xét duyệt cho vay, cần quy định rõ ràng trách nhiệm của các cá nhân tham gia vào quy trình cho vay trước, trong và sau khi cho vay, xây dựng quy chế quy trách nhiệm đối với cán bộ để xảy ra nợ xấu nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ và hạn chế việc vi phạm nguyên tắc nghiệp vụ. Mặt khác, NH cũng cần yêu cầu cán bộ tín dụng phải tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng đã đề ra. Tuy nhiên,do cán bộ tín dụng rút ngắn giai đoạn, bỏ qua một số yêu cầu để thu hút KH vay nên quy trình tín dụng chưa phát huy toàn bộ hiệu quả vốn có. NH nên hạn chế các trường hợp xem xét cho vay theo cảm tính dựa trên mối quan hệ đã xây dựng từ trước đó.
Thứ hai: Nâng cao chất lượng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Ở khía cạnh quản trị rủi ro tín dụng, thì xếp hạng tín dụng nội bộ tạo thêm một căn cứ độc lập để NH đánh giá về hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ phận có liên quan, bảo đảm chức năng cấp tín dụng được quản lý phù hợp, các tài sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng và các giới hạn nội bộ, phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, các khoản tín dụng có vấn đề.
Với vai trò quản trị rủi ro tín dụng, xếp hạng tín dụng nội bộ giúp thu thập, quản lý, khai thác, phân tích thông tin. Trên thực tế, thách thức lớn nhất đối với NH chính là việc thu thập và phân loại thông tin chính xác, chi tiết về người vay, về các đặc điểm của các loại hình rủi ro (loại sản phẩm/ngành kinh tế/khu vực địa lý khác nhau ) và kết quả của đầu tư tín dụng vào các loại hình rủi ro đó. Xếp hạng tín dụng nội bộ vốn đòi hỏi rất nhiều thông tin đầu vào để vận hành, cũng như tạo ra nhiều thông tin đầu ra có giá trị. Điều này sẽ tạo ra động lực để NH đầu tư vào hạ tầng công nghệ, hệ thống hóa, lưu giữ và tích lũy dần các thông tin cần thiết.
Do đối tượng áp dụng xếp hạng tín dụng nội bộ gồm: các định chế tài chính; doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, KH bán lẻ. Việc xếp hạng các KH này đòi hỏi một khối lượng thông tin lớn và toàn diện, vì vậy, triển khai xây dựng hệ thống
thông tin đầy đủ, sẽ giúp NH dần chuẩn hóa và tích lũy kho dữ liệu về KH theo thời gian, giúp quản trị RRTD hiệu quả hơn.
Hiện tại Agribank Bình Phước đã xây dựng được hệ thống XHTD nội bộ tương đối hoàn chỉnh, đo lường được mức độ rủi ro của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xếp hạng chấm điểm doanh nghiệp phụ thuốc quá nhiều về đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng, của chi nhánh, chính vì vậy kết quả xếp hạng doanh nghiệp chưa được khách quan và trung thực, chưa phản ánh đúng tình hình thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
Việc chấm điểm chưa sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao kết quả XHTD, từ đó giảm nợ xấu để giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và tăng được lợi nhuận. Do đó cần sửa đổi quy định XHTD:
Quán triệt các đơn vị trực thuộc tầm quan trọng của hệ thống XHTD nội bộ, nâng cao công tác thu thập thông tin, phân tích, đánh giá khách hàng một cách đầy đủ và chính xác để từ đó kết quả chấm điểm phản ánh trung thực mức độ rủi ro của khách hàng.
Thường xuyên thu thập thông tin về khách hàng, quản lý thông tin về khách hàng một cách liên tục.
3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ