Nhóm giải pháp đối với công tác nhận diện rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 88 - 90)

Để đẩy mạnh hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng, NH cần nâng cao chất lượng công tác thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin khách hàng. Có được những thông tin đa dạng và độ tin cậy cao sẽ giúp việc đưa ra quyết định chính xác hơn. NH tiến hành thu thập thông từ nhiều nguồn khác nhau. Đối với thông tin do KH cung cấp, cán bộ tín dụng phải kiểm tra tính trung thực, chắc chắn của nguồn thông tin này. Bên cạnh đó, việc khai thác thông tin về thị trường cũng đóng vai trò quan trọng. Cán bộ tín dụng cần khai thác thông tin về đặc điểm thị trường của sản phẩm, lĩnh vực mà KH kinh doanh, dự đoán tình hình cung cầu, giá sản phẩm, rủi ro liên quan đến sản phẩm, mội trường kinh doanh, khả năng cạnh tranh, phát triển, tính thanh khoản của tài sản KH dùng để bảo đảm tín dụng. Sau khi thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, cán bộ phải sàng lọc nguồn thông tin thu thập, phân loại và lưu trữ, làm cơ sở dữ liệu để phân tích, đánh giá khách hàng vay, trên cơ sở đó đưa ra quyết định đề xuất cho vay hay từ chối, điều kiện kèm theo để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Thành lập bộ phận chuyên làm nhiệm vụ thu thập, lưu trữ thông tin về KH, năng động tìm kiếm các biện pháp xử lý, khai thác, xử lý thông tin một cách có hiệu quả nhất để ngăn ngừa hành vi lừa đảo của khách hàng.

Phối hợp với một số cơ quan chức năng khác như Sở kế hoạch đầu tư, Cục thống kê, Thuế để có thông tin về các doanh nghiệp mới thành lập, giải thể, phá sản, để nắm bắt tính xác thực thông tin.

Khuyến khích KH cung cấp đầy đủ thông tin đồng thời hạn chế việc cho vay nếu thông tin còn chưa rõ ràng.

Khai thác tối đa dữ liệu trung tâm thông tin tín dụng CIC về quan hệ tín dụng, các bên liên quan và của các thành viên góp vốn.

Đánh giá đúng năng lực kinh doanh, khả năng trả nợ của KH và tính khả thi của phương án vay vốn.

Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với KH giúp nắm bắt thông tin về hoạt động kinh doanh của KH, qua đó theo dõi số dư trên tài khoản thanh toán để biết thêm khả năng tiềm tàng và chu kỳ sử dụng vốn cũng như quan hệ với các KH khác. Xác minh thông tin trong báo cáo thẩm định trên cơ sở số liệu KH cung cấp. Trong thẩm định phương án kinh doanh hay dự án đầu tư, cần so sánh đối chiếu các chi tiêu kế hoạch mới của KH với số liệu đã được thực hiện các năm trước đó, so sánh đối với các phương án kinh doanh hay dự án đầu tư tương đương và thẩm định giá cả, định mức kinh tế kỹ thuật hiện tại trên thị trường để tiện đối chiếu. Cần đưa nội dung phân tích rủi ro như là yếu tố bắt buộc trong cáo cáo thẩm định để lường trước rủi ro xảy ra.

Thẩm định phương án vay vốn: CBTD tiến hành đánh giá một cách chính xác năng lực tài chính của KH, đồng thời tiến hành phân tích phương án vay vốn trên các mặt: phương án sản xuất kinh doanh có phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã đăng ký không. Tính khả thi và hiệu quả của phương án trên, nguồn vốn trả nợ cho phương án vay vốn đó có phù hợp và đảm bảo không? Phân tích đánh giá kỹ từng yếu tố có thể gây tác động rủi ro đối với dự án, phương án vay vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)