3.3.1.1 Gia hạn về phân quyền phán quyết
Tăng cường phân cấp trong xét duyệt tín dụng, xác định rõ trách nhiệm của từng người từ chi nhánh đến hội sở chính trong việc xử lý tín dụng. Đồng thời, việc phân quyền phán quyết cho chi nhánh cần linh động và phù hợp hơn để chi nhánh có tính tự chủ động cao đồng thời cũng qua sự kiểm soát của Trụ sở chính nhằm nâng cao chất lượng, hạn chế rủi ro.
3.3.1.2 Đào tạo, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên
Tăng cường công tác đào tạo để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo năng lực thực sự của cán bộ (không chỉ về hình thức văn bằng chứng chỉ). Đây là cơ sở để cán bộ nghiệp vụ tiếp cận kiến thức kinh doanh của ngân hàng hiện đại, nắm bắt và chủ động ngay khi được công nghệ tiên tiến. Đồng thời thực hiện đồng bộ các chính sách, chế độ như thu hút nhân tài, chính sách sử dụng, bố trí cán bộ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng và chính sách đãi ngộ.
3.3.1.3 Hỗ trợ mạnh mẽ hơn trong công nghệ tin học và việc giao dịch trên phần mềm công nghệ mới trên phần mềm công nghệ mới
Trong những năm qua, khi hệ thống phần mềm công nghệ ngân hàng mới đưa đưa vào hoạt động (IPCAS), các bộ phận liên quan tại Trụ sở chính đã cật lực hướng dẫn CBNV toán hệ thống cách thức khai thác vận hành chương trình mới. Tuy vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ khai thác trên phần mềm nhằm có dữ liệu quản trị chính xác, nhanh chóng, kịp thời. Bên cạnh đó cần nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi tin học hiện đại vào hoạt động tín dụng ngân hàng. Đảm bảo hoạt động giao dịch ngân hàng được thực hiện trên một nền kỹ thuật công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đảm bảo cho sự an toàn và hiệu quả của ngân hàng.
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước:
Đề nghị NHNN phối hợp với các cán bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mại, xử lý tài sản là bất động sản, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của tài sản. Nên có những hướng dẫn cụ thể và tháo gỡ những vướng mắc cụ thể, trình tự, thủ tục, trách nhiệm của NHTM, tòa án, chính quyền cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phối hợp, đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án.
Trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa kinh tế hiện nay thì xu thế hội nhập kinh tế là điều tất yếu. Trong đó, ngành NH đóng vai trò chủ đạo là ngành phải hội nhập trước, chuẩn bị cơ sở nền tảng cho các ngành kinh tế khác phát triển và hội nhập theo. Điều này đã mang lại những cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức cho các NHTM Việt Nam. NHNN cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ, thể chế theo hướng phù hợp với các cam kết mở cửa của thị trường, ban hành các quy định đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Thanh tra NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các NH với CIC, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những NH vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng. Bên cạnh đó, CIC cũng cần nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả
các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin; đẩy mạnh việc thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động của các NHTM và phục vụ cho hoạt động giám sát của NHNN. Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế RRTD cho NH.
Bên cạnh đó, NHNN nên xem xét việc hình thành công ty xếp hạng tín dụng ở Việt Nam. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thị trường tài chính, thị trường vốn ở Việt Nam. Chức năng chính của công ty sẽ là phân tích, xếp hạng tín nhiệm các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, đánh giá và xếp hạng cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp. Công ty sẽ nắm giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các NHTM trong việc ra quyết định cấp tín dụng, giám sát và đánh giá KH, kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn.
NHNN phải bắt buộc tất cả các NHTM xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập, có đủ khả năng giám sát tất cả các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của mình. Kiểm soát nội bộ phải thể hiện được vai trò phòng ngừa rủi ro hoặc phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn từ đó giúp công tác điều hành của các NH hiệu quả hơn.Công tác thanh tra, kiểm soát của NHNN đối với các NH phải được tiến hành chặt chẽ, thể hiện được vai trò cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro chứ không phải là xử lý các vụ việc đã phát sinh.NHNN phải theo dõi chặt chẽ việc chỉnh sửa, thực hiện của các NHTM đối với những kiến nghị của thanh tra NHNN nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra. Các quy trình, thủ tục thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực NH cần phải được quy định thống nhất. Nội dung thanh tra nên được cải tiến để tăng cường vai trò của giám sát từ xa nhằm sớm phát hiện vi phạm của các NHTM và có biện pháp xử lý thích hợp. Trình độ chuyên môn và đạo đức của thanh tra viên cũng phải luôn được nâng cao đồng thời cũng có chế độ đãi ngộ xứng đáng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ định hướng trong hoạt động tín dụng và QTRRTD của Agribank Bình Phước đến năm 2030, có thể thấy ưu tiên của NH là mở rộng tín dụng đồng thời với nâng cao chất lượng tín dụng. Qua đó, hiệu quả và vai trò của hoạt động QTRRTD cần phải được nâng cao hơn. Chương 3 đã đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro của NH. Đồng thời tác giả cũng nêu lên những kiến nghị với NHNN và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nhằm giải quyết những khó khăn của NH trong quá trình hoạt động và thực hiện công tác QTRRTD.
KẾT LUẬN
NHTM không chỉ là cầu nối trung gian tài chính để thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệvà dịch vụ tài chính mà còn tiếp nhận rủi ro từ trong nền kinh tế. Với quá trình hoạt động của mình, NHTM phải đương đầu với nhiều loại rủi ro như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá... Trong đó, rủi ro tín dụng một khi đã xảy ra thì tổn thất của NH sẽ rất lớn và không chỉ ảnh hưởng đến Agribank Bình Phước mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống NHTM tại Việt Nam. Do đó, việc tăng cường hoạt động QTRRTD nhằm giảm thiểu RRTD là nhiệm vụ hàng đầu của NH trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của việc tăng cường hoạt động QTRRTD, luận văn đã tiến hành hệ thống các lý thuyết liên quan đến RRTD và QTRRTD; phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh, thực trạng công tác quản trị rủi ro và đo lường mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank Bình Phước. Từ thực trạng đó, luận văn đã nêu lên những điểm đạt được và những điểm hạn chế trong hoạt động QTRRTD của NH, đồng thời cũng chỉ ra nguyên nhân để có thể đề xuất giải pháp phù hợp thực tế.
Trong giai đoạn 2014 – 2016, Agribank Bình Phước đã có những nỗ lực đáng kể trong việc tăng trưởng tín dụng và nâng cao chất lượng khoản tín dụng. Tuy vẫn còn tồn tại một khoản nợ xấu lớn trong năm 2016, nhưng khoản nợ này chủ yếu là từ một KH nên nếu giải quyết được trường hợp này thì tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm đi đáng kể. Với những giải pháp được nêu trong luận văn, tác giả hy vọng rằng mình có thể đóng góp một phần vào việc tăng cường hoạt động QTRRTD tại Agribank Bình Phước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
Agribank Bình Phước, báo cáo tài chính và báo cáo của Phòng tín dụng Agribank
Bình Phước năm 2014, 2015 và 2016.
1. Agribank, Đề án “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn năm 2015 và đến năm 2030”.
2. Quyết định số 31/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 quy định về phân cấp quyết định cấp tín dụng trong hệ thống Agriabank Việt Nam, Quyết định số 853/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 31/10/2014, Quyết định số 827/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 02/11/2015 sửa đổi, bổ sung về phân cấp quyết định cấp tín dụng trong hệ thống Agribank.
3. Quyết định số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017 ban hành quy trình cho vay đối với KH trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
4. Thông tư 39/2016/TT/NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tồ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
5. Agribank (2004), Sổ tay tín dụng.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 02/2014/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài, Hà Nội, 01/2014.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam TT 02/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài và TT 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi bổ sung TT này.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam TT 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013 quy đinh vể việc mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC và TT 08/2016 /TT-NHNN ngày 16/06/2016 sửa đổi bổ sung TT này.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc “Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng, Hà Nội, 04/2005.
10. Nguyễn Văn Tiến ( 2005 ), Quản trị rủi ro trong kinh doanh NH, Nhà xuất bản Thống Kê.
11. Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài
chính.
12. PSG TS Lê Thị Mận (2014), Giáo trình Nghiệp vụ NHTM, Nhà xuất bản Lao động Xã hội
13. Trầm Thị Xuân Hương – Vũ Thị Lệ Giang và cộng sự (2014), Giáo trình Thẩm định tín dụng, Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM.
14. Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị NHTM, Nhà xuất bản Lao động 15. Hệ thống văn bản Agribank Việt Nam hiện hành
16. Lê Khắc Thái “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh” năm 2013, luận văn thạc sỹ.
17. Lê Nhật Tân “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân TMCP Á Châu” năm 2013, luận văn thạc sỹ.
18. Nguyễn Thị Kim Ngân “Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Sài Gòn” năm 2013, luận văn thạc sỹ.
19. Tổng quan về Basel II NHNN, http://www.sbv.gov.vn
20. Basel Committee on Banking Supervision (2006), Sound Credit Risk
PHỤ LỤC 1
CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC
NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN Ban giám đốc:
Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động kinh doanh của Agribank Bình Phước, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị của Agribank Việt Nam, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của Agribank Bình Phước.
Phó Giám đốc: giúp việc cho Giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của NH theo sự phân công, bổ nhiệm đồng thời có thể thay mặt Giám đốc điều hành hoạt động NH khi Giám đốc vắng mặt theo ủy quyền.
PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. TÍN DỤNG P. KẾ HOẠCH TỔNG HỢP P. KẾ TOÁN P. TIN HỌC P. DỊCH VỤ - MARKETING P. TT QUỐC TẾ PHÓ GIÁM ĐỐC P. KIỂM SOÁT NỘI BỘ P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PGD. THUẬN LỢI CÁC CHI NHÁNH HUYỆN TRỰC THUỘC
Các phòng ban:
Phòng kế toán: Công tác kế toán gồm hai bộ phận. Một bộ phận chịu trách nhiệm giao dịch trực tiếp với KH và thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của KH như tiết kiệm, chuyển tiền, gửi rút tiền tài khoản, đóng mở tài khoản theo yêu cầu... và một bộ phận chuyên phụ trách các giao dịch nội bộ như thuế, tài chính, tài sản, công cụ, thuê mua tài chính, hậu kiểm
Phòng tín dụng: Phòng tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện giao dịch với KH có nhu cầu về tín dụng, thực hiện các nghiệp vụ phát sinh như tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn, thẩm định cho vay, lập hồ sơ giải ngân và kiểm tra các khoản vay, đảm bảo KH sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn, đồng thời làm đầu mối tham mưu cho ban Giám đốc trong công tác quản trị tín dụng, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả.
Phòng dịch vụ - Marketing: Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược sản phẩm - dịch vụ mới, chiến lược Marketing, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mới, dịch vụ thẻ. Tiến hành các hoạt động quảng cáo, market quảng bá dịch vụ, giới thiệu và thu hút KH sử dụng các sản phẩm mới của NH đồng thời với nhiệm vụ chăm sóc KH.
Phòng kế hoạch tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổng hợp các số liệu phục vụ cho công tác điều hành quản lý của ban Giám đốc, giao kế hoạch kinh doanh cho các chi nhánh NH huyện trực thuộc tỉnh, quản lý nguồn vốn cho vay, thẩm định các dự án vượt quá hạn mức cho vay của chi nhánh huyện...
Phòng Điện toán: hướng dẫn các phòng nghiệp vụ về công tác khai thác nguồn thông tin thông qua việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của chi nhánh, đảm bảo an toàn dữ liệu, quản lý User của các giao dịch viên, đảm bảo hệ thống máy móc, phần mềm NH hoạt động thông suốt.
+ Phòng thanh toán quốc tế: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ như chi trả kiều hối, chuyển tiền nước ngoài
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: là bộ phận chuyên trách giúp việc cho ban Giám đốc chi nhánh điều hành mọi nghiệp vụ đúng pháp luật, trực tiếp triển khai
các nghiệp vụ liên quan đến kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
Phòng Tổ chức hành chính: gồm hai bộ phận. Bộ phận tổ chức làm công tác
tổ chức cán bộ, đảm bảo quyền lợi của cán bộ nhân viên. Bộ phận hành chính đảm bảo công tác văn thư, xử lý công văn, tiếp khách, quản lý điện nước, bảo vệ cơ quan.
Các Ngân hàng nông nghiệp Huyện trực thuộc ngân hàng tỉnh:
Tại chi nhánh Agribank huyện trực thuộc Agribank tỉnh Bình Phước, cấp quản lý cao nhất cũng là Giám đốc Agribank huyện, có các phó Giám đốc phụ trách đảm nhiệm vai trò quản lý nghiệp vụ cùng các phòng ban chịu trách nhiệm làm các công việc, nghiệp vụ cụ thể.
Phòng giao dịch: Công việc của các phòng giao dịch cũng được bố trí tương tự với các chức danh Giám đốc, phó Giám đốc phòng giao dịch, và các phòng nghiệp vụ.
PHỤ LỤC 2
HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM, XẾP HẠNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG