Mức độ tập trung tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 60 - 62)

Bảng 2.9 Mức độ tập trung tín dụng của Agribank Bình Phước 2014 – 2016

Đơn vị tính : tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) Theo kỳ hạn Ngắn hạn 7.894 81,0 8.917 81,7 10.937 84,9 Trung hạn 1.151 11,8 1.104 10,1 980 7,6 Dài hạn 698 7,2 897 8,2 972 7,5

Theo lĩnh vực cho vay

Nông nghiệp, lâm

nghiệp 7.281 74,73 8.551 78,32 10.333 80,17 Xây dựng, chế biến, bán

buôn 2.088 21,43 2.066 18,92 2.187 16,97

Bất động sản 7 0,07 1 0,01 1 0,01

Cho vay tiêu dùng, thẻ

tín dụng 367 3,77 300 2,75 367 2,85

Theo loại tiền

Nội tệ 9.575 98,3 10.748 98,4 12.714 98,6

Ngoại tệ 168 1,7 170 1,6 175 1,4

Theo tài sản bảo đảm

Có tài sản bảo đảm 86 92 122 96 382 99 Không có tài sản bảo

đảm 8 8 4 4 4 1

Tổng dư nợ 9.743 100 10.918 100 12.889 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Bình Phước 2014-2016)

Từ bảng 2.9 cho thấy hoạt động cho vay của Agribank Bình Phước tập trung chủ yếu vào kỳ hạn ngắn. Các khoản tín dụng ngắn hạn luôn chiếm trên 80% tổng dư nợ và có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể năm 2014, dư nợ ngắn hạn là 7.894 tỷ đồng, tương ứng với 81% đã tăng lên 10.937 tỷ đồng trong năm 2016, tương ứng với tỷ trọng 84.9%. Chỉ tiêu này phản ánh đặc thù của Agribank Bình Phước là cho

vay mùa vụ với đối tượng KH là nông dân. Cho vay trung và dài hạn trong giai đoạn này có xu hướng giảm. Trong đó rõ rệt nhất là tỷ trọng cho vay trung hạn đã giảm từ 11,8% vào năm 2014 xuống còn 7,6% vào năm 2016.

Với cơ cấu tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, có thể thấy mức độ RRTD của Agribank Bình Phước nếu xét theo tiêu chí này là thấp. Vì cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh, mức độ rủi ro ít hơn và khả năng NH kiểm soát được rủi ro sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi cho vay ngắn hạn, thu nhập lãi của NH cũng sẽ không cao do lãi suất cho vay thấp hơn cho vay trung dài hạn, thời gian tính lãi cũng ít hơn. Chính sách tín dụng của NH trong điều kiện này được xem là an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên NH cũng nên quan tâm đến việc tăng trưởng các khoản dư nợ trung dài hạn an toàn để góp phần nâng cao thu nhập từ lãi vay.

Xét theo loại tiền cho vay thì dư nợ cho vay nội tệ chiếm lĩnh gần như toàn bộ tổng dư nợ của NH. Cho vay ngoại tệ qua các năm đều chưa đạt đến mức 2%. NH hạn chế cho vay bằng ngoại tệ có thể góp phần giảm thiểu các rủi ro về chênh lệch tỷ giá nhưng kết quả này cũng phản ánh những hạn chế trong các lĩnh vực kinh doanh của NH. Nếu NH phát triển tốt dịch vụ thanh toán quốc tế, có khả năng nhu cầu vay ngoại tệ của NH sẽ tăng. Mặt khác, tín dụng được cấp hoàn toàn bằng đồng Việt Nam thì khi xảy ra lạm phát.

Xét theo lĩnh vực cho vay cho thấy cơ cấu dư nợ tín dụng của NH tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp. Tỷ trọng dư nợ cho vay nhóm lĩnh vực này tăng từ 74,73% trong năm 2014 lên 80,17% trong năm 2016. Agribank Bình Phước đã thực hiện rất tốt chính sách cho vay “tam nông”. Đối với các lĩnh vực khác, NH đang từng bước thu hẹp dư nợ tín dụng. Đặc biệt là lĩnh vực bất động sản, tỷ trọng dư nợ luôn ở mức thấp nhất và chưa đạt mốc 1% tổng dư nợ của NH. Hoạt động cho vay tiêu dùng và cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng là những sản phẩm tín dụng tương đối mới tại NH, tỷ trọng cho vay các sản phẩm này có dấu hiệu chững lại và thu hẹp. Năm 2014, cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng chiếm 3,77% tổng dư nợ, đến năm 2015 giảm còn 2,75% và tăng nhẹ lên 2,85% trong năm 2016. Đối với lĩnh vực xây dựng, chế biến, bán buôn, mặc dù dư nợ có tăng nhưng tỷ

trọng cho vay nhóm lĩnh vực này trong NH lại có dấu hiệu giảm dần. Dư nợ năm 2016 của nhóm này là 2.187 tỷ đồng, tăng 99 tỷ so với thời điểm 2014. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ lĩnh vực xây dựng, chế biến, bán buôn lại giảm từ 21,43% trong năm 2014 xuống còn 16,97% trong năm 2016. Mặc dù cho vay lĩnh vực nông lâm nghiệp là mục tiêu hoạt động của NH, nhưng nếu xảy ra thiên tai như dịch họa, hạn hán tại khu vực thì RRTD mà Agribank Bình Phước phải đối diện là rất lớn. Vì vậy, NH cần chủ động tìm kiếm KH và phân bổ thêm vốn cho lĩnh vực cho vay tiêu dùng, phát hành thẻ tín dụng và các lĩnh vực khác để đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng và giảm bớt rủi ro cho NH.

Tình hình dư nợ theo loại hình bảo đảm tín dụng phản ánh mức độ tập trung của NH khi cấp tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo của KH. Cơ cấu tín dụng của Agribank Bình Phước tập trung vào phương thức cho vay có tài sản đảm bảo. Tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng vượt trội và có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2014, dư nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản chiếm 89,6%, tăng dần lên 90,4% vào năm 2015 và 91,4% vào năm 2016. Dư nợ cho vay tín chấp cũng tăng nhưng tỷ trọng cho vay tín chấp so với tổng dư nợ thì giảm xuống. Năm 2014 tỷ trọng này là 10,4% , đến năm 2016 giảm còn 8,6%. Cơ cấu này thể hiện NH đặc biệt quan tâm đến tài sản bảo đảm trong quá trình cấp tín dụng. Tuy nhiên, NH cũng cần thận trọng vì việc quá lệ thuộc vào tài sản có thể đưa đến những phê duyệt tín dụng sai lầm. Tài sản có thể giảm giá trị theo thời gian, có thể bị KH cố tình làm hư hỏng, thất thoát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)