Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 40 - 41)

Bước này có vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động tín dụng của NH lành mạnh, giúp NH phát hiện ra những khoản cho vay có vấn đề nhanh hơn và xác định được xem cán bộ tín dụng có tuân thủ đúng chính sách cho vay hay không. Các biện pháp sau đây có thể được thực hiện để kiểm soát rủi ro:

 Kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay. Tổ chức quá trình kiểm soát cẩn thận, nghiêm túc để đảm bảo xem xét và đánh giá nghiêm túc tất cả những đặc tính quan trọng nhất của các khoản vay, đặc biệt là đánh giá quá trình thanh toán của KH, đánh giá chất lượng và tình trạng của tài sản thế chấp.

 Giám sát tài khoản giao dịch của KH tại NH. Sự thay đổi số dư, số phát sinh trong kỳ thể hiện rõ nét tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; sự biến đổi bất thường trên tài khoản có thể dẫn tới những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của KH. Từ đó, dẫn tới khó khăn trong việc chi trả các khoản vay.

 Đánh giá sự thay đổi trong tình hình tài chính của KH và sự thay đổi trong các dự báo, đánh giá những yếu tố làm tăng, giảm nhu cầu tín dụng của KH. Kiểm soát và theo dõi thường xuyên những khoản cho vay lớn vì việc không tuân thủ hợp đồng tín dụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính NH.

 Tiến hành theo dõi thường xuyên những khoản cho vay có vấn đề. Trường hợp các ngành kinh tế mà NH tập trung cho vay bị thu hẹp thì các biện pháp kiểm soát tín dụng sẽ được tăng cường nhiều hơn nữa. Mặt khác, NH cũng cần cần lưu ý việc kiểm tra địa điểm cư trú, nơi sản xuất kinh doanh của KH.

Một công việc quan trọng mà NH thực hiện trong bước này là thiết lập quỹ dự phòng để bù đắp nếu tổn thất xảy ra. Tùy thuộc vào loại tổn thất mà NH sử dụng từng loại nguồn vốn thích hợp. NH sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trong trường hợp rủi ro đã được dự đoán trước, các trường hợp còn lại NH phải dùng vốn tự có để bù đắp. Ngoài ra, để giảm tổn thất thì NH sẽ tham gia bảo hiểm trong quá trình cấp tín dụng, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi khoản nợ.

Việc xây dựng quy trình kiểm tra tín dụng là công tác quan trọng trong QTRRTD. Tuy nhiên, quy trình kiểm tra phải đạt được hiệu quả như thế nào mới là vấn đề quan trọng. Một quy trình kiểm tra đơn giản sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng một quy trình kiểm tra quá rườm rà, phức tạp, nhiều công đoạn sẽ làm hao phí thời gian, sức lực và nguồn lực của NH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)