Nhận diện rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 34 - 36)

Bước đầu tiên trong quy trình QTRRTD là nhận diện rủi ro.Đây là bước cơ bản làm nền tảng cho các bước tiếp theo trong quy trình. Nhận diện RRTD là một quá trình theo dõi liên tục và có hệ thống các hoạt động và quy trình cho vay để thống kê tất cả các rủi ro, kể cả các rủi ro có thể xuất hiện trong tương lai. Yêu cầu

của bước này là cán bộ tín dụng phải nhận diện được các khoản tín dụng có vấn đề để có định hướng xử lý tiếp theo. Một số dấu hiệu có thể giúp phát hiện các khoản tín dụng có vấn đề:

 Nhóm dấu hiệu từ phía KH:

 Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại với NH trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh. Chậm hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích minh bạch.

 Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục, có hồ sơ đảo nợ. Sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi tại NH. Chậm thanh toán các khoản gốc, lãi khi đến hạn. KH dựa vào nguồn thu bất thường để trả nợ.

 Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi KH đề nghị cấp tín dụng, những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản của KH. Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý như sự gia tăng đột biến trong chi phí quảng cáo, tiếp khách. Thay đổi trong khấu hao, kế hoạch trả lương và phụ cấp, giá trị hàng tồn kho, hạn chế thanh toán cổ tức, thay đổi vị trí xếp hạng tín nhiệm, tỷ suất sinh lời giảm.

 Thay đổi thường xuyên cơ cấu tổ chức của ban điều hành. Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý. Giá cổ phiếu công ty thay đổi bất lợi. Có dấu hiệu phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến việc đầu tư dự án không hiệu quả.

 Những thay đổi từ chính sách của Nhà nước như: chính sách thuế, xuất nhập khẩu; thay đổi các biến cố kinh tế vĩ mô: tỷ giá, lãi suất; thay đổi công nghệ kỹ thuật sản xuất, thị hiếu người tiêu dùng; mất nhà cung ứng hoặc KH lớn; thêm đối thủ cạnh tranh.

 Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của KH, ví dụ như đánh giá quá cao năng lực tài chính của KH so với thực tế; đánh giá KH chỉ qua thông tin do KH cung cấp mà bỏ qua các kênh thông tin khác.

 Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng kiểm soát cũng như nguồn vốn của NH.

 Quy trình tín dụng chưa chặt chẽ để KH có cơ hội lợi dụng.

Để nhận diện được các dấu hiệu trên, NH có thể lập bảng câu hỏi điều tra KH, phân tích hồ sơ tín dụng, theo dõi đặc biệt các khoản tín dụng có vấn đề. Cán bộ tín dụng cần thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết để đánh giá toàn diện hồ sơ của KH, thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng để tránh việc bỏ sót các RRTD. Bên cạnh đó, NH cần thiết lập một hệ thống giám sát tín dụng liên tục cho danh mục tín dụng. Bộ phận kiểm toán nội bộ của NH phải tổ chức đánh giá định kỳ sự phù hợp của chính sách và xác định các yếu kém trong quy trình cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)