nhánh tỉnh Bình Phước
2.1.2.1Quá trình hình thành và phát triển:
Agribank Bình Phước được thành lập theo Quyết định số 198/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNN Việt Nam ký ngày 02/06/1998, tách ra từ NHNo&PTNT tỉnh Sông Bé cũ. Thời điểm thành lập, Agribank Bình Phước có dư nợ gần 200 tỷ đồng, nguồn vốn gần 100 tỷ đồng. Đến cuối năm 2016, tổng dư nợ cho vay đạt 12.889 tỷ đồng, tăng 64 lần và nguồn vốn đạt 8.392 tỷ đồng, tăng 84 lần so với những ngày đầu thành lập. Với hơn 80% dư nợ là cho vay lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, có thể nói nông nghiệp, nông thôn đang là thị trường truyền thống và giữ vai trò chủ đạo xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh tại NH.
Agribank Bình Phước có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ NH và các hoạt động khác được quy định trong điều lệ của Agribank. Trụ sở chính của Agribank Bình Phước đặt tại số 711, Quốc lộ 14, Phường Tân Bình, Thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Với mạng lưới hoạt động rộng khắp, Agribank Bình Phước có đội ngũ CBNV tính đến thời điểm ngày 31/12/2016 là 395 người. Trong đó, có 1 quản lý trình độ tiến sĩ, 55 nhân viên trình độ thạc sĩ, trình độ đại học 287 người và
cao đẳng 52 người. Hàng năm, chi nhánh đều cử CBNV theo học các lớp đào tạo ngắn hạn để bổ sung nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng với yêu cầu công việc.
Agribank Bình Phước với cơ cấu gồm Ban Giám đốc và 8 phòng nghiệp vụ: Phòng Kế toán - Ngân quỹ, Phòng Tín dụng, Phòng Thanh toán quốc tế, Phòng Tin học, Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Marketing & Dịch vụ khách hàng và 01 phòng giao dịch trực thuộc .Agribank Bình Phước với 1 hội sở, và 17 chi nhánh trực thuộc đặt tại trung tâm của 3 thị xã, 8 huyện và các xã vùng xa trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho KH giao dịch với NH.
2.1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Bình Phước giai đoạn 2014 – 2016
Trong những năm qua, đứng trước bối cảnh nền kinh tế trong nước và toàn cầu gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp, NH phải sát nhập, phá sản, Agribank Bình Phước vẫnnỗ lực, cố gắng để duy trì ổn định hoạt động kinh doanh và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Thứ nhất về kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh hiệu quả các chính sách, mục tiêu mà NH đã đề ra trong từng thời kỳ. Trong giai đoạn 2014 - 2016, giai đoạn khó khăn của các NHTM Việt Nam, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bình Phước đã có dấu hiệu sụt giảm. Tình hình này được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Bình Phước giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng trưởng(%) 2015/2014 2016/2015
Số dư tiền gửi 7.311 8.069 8.392 10,4 4 Dư nợ cho vay 9.743 10.918 12.889 12,1 18,1 Tổng tài sản 10.153 11.333 13.426 11,6 18,5
Thu nhập 1.175 1.092 1.071 -0,8 -0,2
Chi phí 949 908 951 -0,4 0,4
Lợi nhuận 226 184 120 -0,4 -0,6
ROA(%) 2,2 1,6 0,9 -0,6 -0,7
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Bình Phước 2014-2016)
Từ bảng 2.1 cho thấy số dư tiền gửi của Agribank Bình Phước đều tăng qua các năm, đây là một thành công của NH. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại có sự sụt giảm đáng kể. Năm 2015, số dư tiền gửi đạt 8.069 tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2014. Đến năm 2016, số dư tiền gửi đạt 8.392 tỷ đồng, chỉ tăng 4% so với năm 2015. Nguyên nhân của tình hình này là do các NHTM khác tăng cường mở rộng mạng lưới làm gia tăngáp lực cạnh tranh, đồng thời tình hình kinh tế tài chính vẫn chưa hoàn toàn phục hồi khiến KH vẫn còn e dè khi gửi tiền vào hệ thống NH.
Tình hình dư nợ của Agribank Bình Phước không ngừng gia tăng qua từng năm. Năm 2015, dư nợ tín đụng đạt 10.918 tỷ đồng, tăng 12,1%. Đến năm 2016, dư nợ đạt 12.889 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 18,1%. Nhìn chung trong giai đoạn 2014 – 2016, nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô dần ổn định, tỷ lệ lạm phát thấp và nhất là các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Những yếu tố này đã tác động tích cực đến nhu cầu vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trên địa bàn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên dư nợ
tăng cũng đồng nghĩa với việc RRTD trong NH sẽ tăng lên, mang đến cho NH cơ hội cũng như nhiều thách thức. Trước tình hình này, Ban Lãnh đạo Agribank Bình Phước đã không ngừng tăng cường và hoàn thiện hoạt động QTRRTD tương ứng để nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo mục tiêu phát triển an toàn, hiệu quả.
Tổng tài sản của NH trong giai 2014 – 2016 có sự tăng trưởng rõ rệt. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng tài sản đạt 11,6% và tăng lên 18,5% trong năm 2016. Tài sản tăng thể hiện NH đang có nhiều nỗ lực trong hoạt động kinh doanh để tạo ra thu nhập. Những nỗ lực của NH trước khó khăn của ngành tài chính ngân hàng thật đáng ghi nhận khi thu nhập NH đã có sự cải thiện. Mặc dù lợi nhuận năm sau vẫn chưa cao hơn năm trước nhưng sự chênh lệch đã dần được thu hẹp. Cụ thể, năm 2015, thu nhập giảm 0,8% thì đến năm 2016, thu nhập chỉ giảm 0,2%. Đây là một thách thức lớn cho NH trong thời gian sắp tới để khắc phục nhược điểm trong chiến lược kinh doanh. Ngược lại với biến động của thu nhập, chi phí trong NH có sự gia tăng tương đối. Năm 2016, chi phí hoạt động của NH là 951 tỷ đồng, tăng 0,4% so với năm 2015. Thu nhập giảm, chi phí tăng đã dẫn đến tình hình lợi nhuận của NH biến động theo xu hướng không mong muốn. Năm 2015, lợi nhuận của Agribank Bình Phước giảm 0,4% và năm 2016, lợi nhuận giảm 0,6%, tương ứng với 64 tỷ đồng. Theo đó tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của NH cũng sụt giảm. Năm 2014, tỷ suất sinh lời trên tài sản đạt 2,2% nhưng đến năm 2016 chỉ còn 0,9%. Số liệu cung cấp đã phản ảnh được phần nào những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Agribank Bình Phước. Để cải thiện tình hình, Ban Lãnh đạo và tập thể Agribank Bình Phước cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh.
Thứ 2 về tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Bình Phước giai đoạn 2014 – 2016
Nhờ lợi thế về mạng lưới và lãi suất cho vay khá cạnh tranh so với các NHTM khác trên địa bàn, hoạt động tín dụng của toàn chi nhánh tăng trưởng khá mạnh. Các chi nhánh cơ sở trực thuộc Agribank Bình Phước tiếp tục thực hiện các biện pháp để mở rộng tín dụng, cạnh tranh và thu hút khách hàng vay vốn. Nguồn
vốn của NH được ưu tiên tập trung cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân và cho vay thu mua, chế biến hạt điều – một ngành nghề đặc trưng của địa phương.
Bảng 2.2 Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Bình Phước giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng trưởng(%) 2015/2014 2016/2015 Dư nợ 9.743 10.918 12.889 12,1 18,1 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 1.128 1.045 1.013 -7,4 -3,1
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Bình Phước qua các năm)
Tình hình dư nợ của Agribank Bình Phước không ngừng gia tăng qua từng năm. Năm 2015, dư nợ tín đụng đạt 10.918 tỷ đồng, tăng 12,1%. Đến năm 2016, dư nợ đạt 12.889 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 18,1%. Nhìn chung trong giai đoạn 2014 – 2016, nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô dần ổn định, tỷ lệ lạm phát thấp và nhất là các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Những yếu tố này đã tác động tích cực đến nhu cầu vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trên địa bàn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên dư nợ tăng cũng đồng nghĩa với việc RRTD trong NH sẽ tăng lên, mang đến cho NH cơ hội cũng như nhiều thách thức. Trước tình hình này, Ban Lãnh đạo Agribank Bình Phước đã không ngừng tăng cường và hoàn thiện hoạt động QTRRTD tương ứng để nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo mục tiêu phát triển an toàn, hiệu quả.
Mặc dù dư nợ của NH tăng nhưng thu nhập từ hoạt động tín dụng của NH có xu hướng giảm. Năm 2015, thu nhập tín dụng đạt 1.045 tỷ đồng, giảm 7,4% so với năm 2014. Năm 2016, thu nhập tín dụng đạt 1.013 tỷ đồng, giảm 3,1% so với năm 2015. Tốc độ giảm thu nhập tín dụng đang có xu hướng chậm lại. Điều này hoàn toàn bình thường trong giai đoạn 2014 – 2016. Lãi suất cấp tín dụng trên mặt bằng chung của NH giảm nhiều so với giai đoạn trước đó. Mặt khác, để phục hồi kinh tế
thì Chính phủ cũng như NHNN đã ban hành nhiều chính sách tín dụng ưu đãi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của KHDN và lĩnh vực nông nghiệp.
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI