Đối với các tác nhân trong liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 115 - 125)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Đối với các tác nhân trong liên kết

* Cơ sở chế biến

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường liên kết với người thu gom và người sản xuất nhằm tạo được vùng nguyên liệu ổn định phục vụ cho nhu cầu sản xuất của nhà máy.

Tăng cường sự hoạt động của các cán bộ nông vụ của nhà máy, quan tâm sát sao hơn tới tình hình sản xuất của người dân, cung cấp cho người dân những thông tin cần thiết về sản xuất.

Thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong các mối liên kết, có chính sách thu hút người dân tham sản xuất theo hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tác liên kết thực hiện nghĩa vụ của họ.

Kết hợp với chính quyền địa phương trong việc hình thành các mô hình liên kết và giúp đỡ các tác nhân liên kết của mình khi gặp khó khăn.

* Người thu gom

Hoạt động với mục tiêu lợi nhuận nhưng cũng cần đảm bảo lợi ích của đối tác liên kết, cần tạo mối quan hệ lâu dài với các tác nhân liên kết và mở

rộng địa bàn thu gom. Người thu gom nên đầu tư về phương tiện vận chuyển, nâng cao mức vốn hoạt động của mình, liên kết trực tiếp với nhà máy chế biến và người sản xuất nhằm giảm chi phí vận chuyển, thu mua và không kéo dài kênh tiêu thụ.

* Người nông dân

Nhận thức rõ ý nghĩa và lợi ích từ việc tham gia liên kết. Lựa chọn mô hình liên kết phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ và mang lại hiệu quả cao. Tích cực tham gia vào mô hình liên kết với người sản xuất khác, hình thành những nhóm hộ sản xuất nhằm phát huy được lợi thế của các thành viên trong nhóm, nâng cao vị thế của người sản xuất. Tham gia liên kết trực tiếp với nhà máy chế biến để thu được lợi ích cao hơn.

Hộ cần mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, thực hiện sản xuất không chỉ dựa trên kinh nghiệm bản thân mà nên áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật được cán bộ khuyến nông và cán bộ nông vụ phổ biến.

Mạnh dạn tham gia vào các mô hình liên kết và đưa ra ý kiến của hộ về những khó khăn, nhu cầu trong sản xuất và tiêu thụ, đặc biệt thông qua các tổ chức, nhóm người sản xuất để có vị thế tốt hơn. Thông qua những ý kiến của người sản xuất đi đến những thỏa thuận đáp ứng đúng nhu cầu và có lợi hơn cho người sản xuất.

Vận động người khác tham gia vào liên kết. Người sản xuất cần tự nâng cao ý thức, trách nhiệm khi tham gia liên kết nhằm thể hiện rõ lợi ích của việc liên kết.

KẾT LUẬN

Sản xuất và kinh doanh hàng nông sản của nước ta còn thấp vẫn mang nặng tính tự phát, sức cạnh tranh của nông nghiệp thấp, giá thành cao, chất lượng chưa phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường, sự liên kết giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ chưa phát triển mạnh.

Qua nghiên cứu tình hình thực hiện mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè của huyện Đại Từ đã đạt được một số kết quả.

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mối liên kết trong sản xuất và chế biến nông sản, cụ thể là chè, những khái niệm, nội dung, mô hình liên kết, các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết và bài học kinh nghiệm thực tiễn có thể áp dụng cho huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Thứ hai, phân tích và làm rõ thực trạng mối liên kết trong sản xuất và chế biến chè của huyện Đại Từ, luận văn chỉ rõ tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn; đánh giá và phân tích các tác nhân trong mối liên kết; mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Đại Từ.

Thứ ba, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mối liên kết trong sản xuất và chế biến chè của huyện Đại Từ bao gồm nhóm nhân tố khách quan và chủ quan.

Thứ tư, đề xuất 04 giải pháp cốt yếu nhằm tăng cường mối liên kết trong sản xuất và chế biến chè của huyện Đại Từ, các khuyến nghị cần thiết nhằm phát triển ngành chè huyện càng bền vững, đem lại hiệu quả lâu dài cho người dân.

Để hoàn thành luận văn này, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS. VŨ HOÀNG NGÂN đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Do thời gian

nghiên cứu có hạn nên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo các độc giả để em tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. AGB (2008), Cải thiện các hệ thống sản xuất nông nghiệp và liên kết thị trường nông sản ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam, Báo cáo tổng kết về nghiên cứu Chuỗi giá trị trong khuôn khổ dự án, AGB/2008/002.

2. AgroInfo (2012), Tổng quan ngành chè đến năm 2011 và triển vọng 2012, Báo cáo thường niên ngành hàng chè.

3. Hoàng Thị Minh Anh (2008), Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế và QTKD, Thái Nguyên.

4. Lê Hữu Anh (1995), Đổi mới tổ chức sản xuất - chế biến chè trong các vùng nguyên liệu tập trung ở miền núi - trung du Bắc bộ, Luận án Tiến sĩ Khoa học Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

5. Lê Lâm Bằng (2008), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn Văn Chấn - Yên Bái, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế và QTKD, Thái Nguyên.

6. Đường Hồng Dật (2008), Kỹ thuật trồng chè, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. 7. Phạm Thị Ngọc Diệp (2009), Xuất khẩu chè của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội.

8. Lê Đăng Doanh (2007), "Đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Hà Nội

9. Phạm Văn Việt Hà (2007), Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại Thành phố Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ kinh tế - ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên. 10. Phùng Giang Hải (2011), “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải

pháp tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm chè của Việt Nam”, Đề tài cấp cơ sở, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn.

11. Vũ Đức Hạnh (2015), Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình. Luận án tiến sĩ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

12. Trần Văn Hiếu (2004), Thực trạng và giải pháp cho sự liên kết “bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở ĐBSCL, Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ.

13. Trần Quang Huy (2010), Những giải pháp tăng cường mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chè ở vùng chè trọng điểm tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

14. Tạ Thị Thanh Huyền (2011), Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông bắc Bắc Bộ theo hướng phát triển bền vững,

Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

15. Phạm Thị Minh Nguyệt (2006), Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Pearce, David W., (1999), "Economics and biodiversity conservation in the developing world," Environment and Development Economics, Cambridge University Press, vol. 4(02), pages 203-236, May.

17. Phòng Thống kê huyện Đại Từ (2016), Niên giám thống kê huyện Đại Từ từ 2014-2016

18. Đỗ Ngọc Quỹ (2003), Cây chè Việt Nam: Sản xuất - Chế biến - Tiêu thụ, Nxb Nghệ An

19. Đỗ Ngọc Quỹ, Đỗ Thị Ngọc Oanh (2008), Kỹ thuật trồng và chế biến chè năng suất cao, chất lượng tốt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Nguyên (2014-2016),

Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành chè tỉnh Thái Nguyên.

21. Tài Nguyễn Hữu Tài (2009), Tình hình sản xuất và một số biện pháp quản lí chất lượng của tổng công ty chè Việt Nam, Báo cáo tại hội nghị tổng kết của hiệp hội chè Việt Nam, Hà Nội.

22. Từ điển Thuật ngữ kinh tế học của Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa (2010)

23. Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ (2014), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014, Thái Nguyên.

24. Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, Thái Nguyên.

25. Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, Thái Nguyên

26. http://thainguyentv.vn/lai-chau-hieu-qua-lien-ket-doanh-nghiep-va- nong-dan-trong-che-38183.html

27. file:///C:/Users/TGS/Downloads/San-xuat-che-theo-huong-nong-nghiep- tot-o-Bac-Quang.html

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Diện tích chè phân theo xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014-2016

STT Tổng Số Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 TT Hùng Sơn - 254 254 2 TT Quân Chu 229.00 229.00 229.00 3 Phúc Lương 246.00 246.00 246.00 4 Minh Tiến 203.00 203.00 203.00 5 Yên Lãng 317.00 317.00 317.00 6 Đức Lương 204.00 204.00 204.00 7 Phú Cường 264.00 276.98 276.98 8 Na Mao 99.00 99.00 99.00 9 Phú Lạc 385.00 385.00 385.00 10 Tân Linh 599.00 599.00 599.00 11 Phú Thịnh 146.00 147.00 147.00 12 Phục Linh 115.00 115.00 115.00 13 Phú Xuyên 214.00 214.20 214.20 14 Bản Ngoại 243.00 243.04 243.04 15 Tiên Hội 310.00 310.00 310.00 16 Hùng Sơn 254.00 - - 17 Cù Vân 54.00 54.50 54.50 18 Hà Thượng 128.00 122.30 122.30 19 La Bằng 220.00 238.50 238.50 20 Hoàng Nông 322.00 326.11 326.11 21 Khôi Kỳ 212.00 212.48 212.48 22 An Khánh 80.00 85.00 85.00 23 Tân Thái 225.00 227.64 227.64 24 Bình Thuận 221.00 221.00 221.00 25 Lục Ba 311.00 311.00 311.00 26 Mỹ Yên 162.00 162.00 162.00 27 Vạn Thọ 18.00 19.60 19.60 28 Văn Yên 106.00 118.30 118.30 29 Ký Phú 73.00 84.05 84.05 30 Cát Nê 91.00 97.30 97.30 31 Quân Chu 208.00 211.00 211.00 Tổng 6.259 6.333 6.333

Phụ lục 2:

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN TRỒNG CHÈ

Phiếu số:………..Ngày điều tra:………

I. Thông tin chung 1. Họ tên chủ hộ:……….……

2.Tuổi:……….Giới tính: Nam/nữ. Dân tộc:……….…

3.Số nhân khẩu:………..Lao động chính:……….…

4.Địa chỉ:………

II. Thông tin chính

( Lưu ý: đánh dấu x vào phần có ô thích hợp)

1. Diện tích đất sản xuất nông - lâm nghiệp đang sử dụng của hộ:

Các loại đất trồng Diện tích (sào)

1. Đất trồng cây hàng năm - Cây lúa

- Các loại cây hoa màu khác 2. Đất trồng cây lâu năm - Cây chè

- Cây ăn quả

3. Đất trồng cây lâm nghiệp 2. Cây trồng chính của hộ là

 Cây chè  Cây ăn quả

 Cây lúa  Cây khác

3. Nguồn thu nhập chính của hộ từ đâu?

 Sản xuất chè  Trồng cây ăn quả

 Trồng lúa  Nguồn phi nông nghiệp

 Sản xuất các loại cây khác 4. Xin ông (bà) cho biết:

- Năng suất chè búp tươi: ………..tấn/sào/năm - Sản lượng chè búp tươi:………tấn/năm - Số lứa chè thu hái:……….lứa/năm

5. Xin ông (bà) cho biết các loại giống chè được trồng:

Các loại giống chè Diện tích (sào)

6. Hình thức chế biến chè của hộ là gì? Sao chè theo hình thức cũ Bằng máy quay, vò chè mini Bằng máy quay, vò chè cải tiến 7. Hình thức tiêu thụ chè của hộ?

Chè búp tươi

Chè búp khô có đóng gói bao bì, mẫu mã

Chè búp khô không có đóng gói bao bì, mẫu mã 8. Sản phẩm chè được tiêu thụ ở đâu?

 Tại nhà  Ngã ba đường

 Chợ địa phương  Nơi khác

9. Sản phẩm chè được bán cho ai?  Người thu gom

 Người bán buôn

 Doanh nghiệp, nhà máy chề biến  Hình thức khác

10. Ông/ bà có hiểu biết về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè không?

 Không hiểu biết

 Biết nhưng không hiểu

 Hiểu rất rõ

11. Hiện nay, hộ có tham gia liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản với tổ chức nào không

o Có o Không

12. Xin ông/ bà cho biết gia đình có sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới (giống mới, kỹ thuật chăm sóc…..) trong sản xuất không?

13. Đánh giá các nhà khoa học trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu (Tích dấu x vào ô chọn lựa)

Tiêu chí Không

Hàng năm có cán bộ khoa học về địa phương hướng dẫn tập huấn cho các hộ sản xuất chè Phổ biến kiến thức mới về giống, quy trình sản xuất và chế biến, an toàn vệ sinh thực phẩm Phương pháp và nội dung phù hợp với thực tiễn các hộ sản xuất chè

Cán bộ khoa học thực hiện tổ chức quản lý và giám sát kết quả lớp tập huấn

Đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, nhiệt huyêt

14. Đánh giá các chính sách hỗ trợ của địa phương trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu (Tích dấu x vào ô chọn lựa)

Tiêu chí Không

Chính sách hỗ trợ đất đai

Chính sách hỗ trợ vốn vay từ các tổ chức tín dụng

Chính sách hỗ trợ phương tiện sản xuất

Chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ chè

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp nông nghiệp trong thu gom và tiêu thụ chè

15. Nhận thức của người dân trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu (Tích dấu x vào ô chọn lựa)

□ Rất quan trọng □ Quan trọng □ Bình thường □ Không quan trọng

PHIẾU ĐIỀU TRA HTX, DOANH NGHIỆP CHÈ

Phiếu số:………..Ngày điều tra:………

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 115 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)