Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Đại Từ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 82)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Đại Từ,

tỉnh Thái Nguyên

3.3.2.1. Phương thức liên kết

Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Đại Từ, tồn tại phương thức liên kết ngang và dọc. Cụ thể:

a. Đối với liên kết ngang

* Mô hình liên kết giữa các hộ trồng chè với nhau: Xuất phát từ thực tế các hộ cá thể tiến hành trồng và/ hoặc sơ chế, chế biến với diện tích nhỏ, quy mô nhỏ, sản lượng thấp, thì để thống nhất giá bán với nhà thu mua, đã xuất hiện các hình thức liên kết như: Liên kết giữa các nhóm hộ với nhóm hộ; liên kết giữa hộ với HTX/ nông trường tạo quy mô lớn hơn trong ứng dụng khoa học, kỹ thuật, giá bán đồng nhất, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất,... Hình thức này tương đối đa dạng trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện. Các liên kết này sẽ nâng cao năng lực sản xuất cho hộ nông dân và thúc đẩy người nông dân tham gia mối liên kết, đặc biệt tạo điều kiện cho hộ nông dân nghèo tiếp cận với thị trường dễ dàng hơn.

b. Đối với liên kết dọc

* Liên kết giữa người sản xuất và người chế biến

Đối với liên kết này tồn tại 2 kiểu mô hình đó là:

- Liên kết giữa hộ trồng chè với các cơ sở chế biến, DN chế biến chè. Đây là hình thức liên kết giữa vùng nguyên liệu chè với thị trường tiêu thụ, nhằm chế biến sâu sản phẩm chè, nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước.

- Liên kết giữa HTX trồng chè nguyên liệu với nhà máy chế biến. Ở mô hình này nông dân vẫn là người chủ hộ, HTX tổ chức sản xuất và là chủ thể liên kết với các nhà máy chế biến, cung ứng nguyên liệu cho nhà máy. Hình thức liên kết này có hợp đồng, được thể hiện cụ thể bằng các điều khoản ràng buộc khối lượng, chất lượng, thời gian giao dịch; Tiêu chuẩn chất lượng được quy định về các mặt: độ đồng đều, độ tươi,… Phía nhà máy đảm bảo các điều kiện như cung ứng vật tư trang thiết bị,…

* Liên kết giữa nhà chế biến và nhà phân phối

Đầu ra sản phẩm chè của huyện được thiết lập theo các cấp độ khác nhau. Trong quá trình tiêu thụ, nhà chế biến cần có nhà phân phối lớn thay DN phân phối và tiêu thụ sản phẩm.

Liên kết này diễn ra theo các xu hướng mang tính nguyên tắc: giữa nhà sản xuất với nhà phân phối ký hợp đồng marketing, hợp đồng phân phối, nhằm đáp ứng tiêu thụ hàng hóa cho nhà chế biến. Trong trường hợp cụ thể nhà phân phối được ủy thác xuất khẩu chè cho nhà chế biến. Hợp đồng sẽ quy định chi tiết khối lượng tiêu thụ, thị trường tiêu thụ, chủng loại, quyền hạn của nhà phân phối (phân phối độc quyền, hoặc phân phối đại trà).

Liên kết này giảm tồn kho cho nhà chế biến, thúc đẩy sản xuất chè phát triển, dần dần hình thành vùng sản xuất chuyên canh chất lượng cao, tận dụng lợi thế cạnh tranh của ngành chè, nâng cao GTGT cho từng tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị, nâng tỷ lệ đóng góp ngân sách của ngành chè cho địa phương.

3.3.2.2. Hình thức liên kết

Hình thức liên kết trong mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tồn tại hai hình thức: Hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng thỏa thuận miệng. Hình thức liên kết qua hợp đồng bằng văn bản được xem là hình thức liên kết chặt chẽ nhất và được pháp luật bảo vệ, hai bên phải có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện. Hình thức liên kết qua thỏa thuận miệng tiện lợi và không cần nhiều thủ tục nhưng nó lại không an toàn vì thiếu tính pháp lý và dễ bị thay đổi, các tác nhân chỉ thỏa thuận với nhau bằng lời nói nên không có cơ sở để giải quyết khi một trong hai bên vi phạm những thỏa thuận đó. Do nhu cầu nguyên liệu của nhà máy chế biến lớn nên khi không liên kết người sản xuất vẫn có thể bán được sản phẩm của mình tuy nhiên có thể gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ vì có những thời điểm phải chờ đợi vài ngày mới được cân chè làm ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm và giảm doanh.

Bảng 3.7. Tình hình thực hiện liên kết giữa người sản xuất và người chế biến tại địa bàn nghiên cứu

Chỉ tiêu Tổng

phiếu Số người trả lời Tỷ lệ (%)

- Hộ trồng chè Hợp đồng văn bản Hợp đồng miệng Không trả lời 100 8 56 36 8,0 56,0 36,0 - Tổ hợp tác trồng chè Hợp đồng văn bản Hợp đồng miệng Không trả lời 15 2 5 8 13,33 33,33 53,33

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Qua bảng 3.7 nhận thấy, các hộ chưa thực sự nghiêm túc trong vấn đề hợp đồng kinh tế trong tổ chức cung ứng nguyên liệu cho người chế biến. Cụ thể, đối với hộ trông chè, hợp đồng văn bản chỉ chiếm 8% trong tổng số hộ điều tra; chủ yếu các hộ giao dịch dựa trên lòng tin, mối quan hệ đã thiết lập sẵn từ trước, còn 56% chỉ hợp đồng bằng miệng. Như vậy chỉ có 64 phiếu

trả lời cho mối liên kết giữa người sản xuất và người chế biến, còn lại 36 phiếu là các hộ tự cung tự cấp sản phẩm chè cho mối quan hệ gần gũi của mình như anh em, họ hàng, hàng xóm và bản thân các hộ tự tiêu dùng. Đối với tổ hợp tác, chỉ có 2 phiếu trả lời (chiếm 13,33%) là có hợp đồng văn bản với người chế biến, còn lại 5 phiếu (chiếm 33,33%) trong các hộ điều tra chỉ thực hiện hợp đồng miệng dựa trên mối quan hệ được xây dựng qua nhiều năm hoặc các mối quan hệ thân cận của thành viên tổ hợp tác. Như vậy, còn lại 8 hộ trong Tổ hợp tác chưa thực hiện mối liên kết giữa các thành viên trong tổ với người tiêu thụ. Có thể nói rằng, khả năng sản xuất và tiêu thụ của mối liên kết này là rất yếu, ngay khi các hộ đã tham gia vào tổ hợp tác thì cũng không giải quyết được mối quan hệ khăng khít hơn giữa sản xuất và tiêu thụ.

Bảng 3.8: Nguyên nhân không tham gia liên kết của hộ sản xuất chè tại địa bàn nghiên cứu

ĐVT: Lượt trả lời, % Nguyên nhân Tổng số hộ điều tra Số hộ trả lời (lượt) Tỷ lệ (%)

Điều kiện vận chuyển đi tiêu thụ dễ dàng

100

54 54,0

Không tin tưởng những người đi thu gom 71 71,0

Chính sách trong sản xuất và tiêu thụ

không rõ ràng 68 68,0

Không muốn bị ràng buộc cho đến khi kết

thúc các hoạt động tiêu thụ 87 87,0

Các bên đều không có lợi ích 76 76,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Với nguyên nhân trên thì có 87% cho rằng, hộ sản xuất không muốn ràng buộc cho đến khi kết thúc các hoạt động tiêu thụ; 76% cho rằng các bên không có lợi ích và 71% không tin tưởng người thu gom chè, do vậy mà mối liên kết bị giảm sút chủ yếu là sợ rủi ro về lòng tin.

3.3.2.3.Các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè a. Liên kết trong các hộ sản xuất

Nội dung liên kết trong mô hình liên kết giữa người sản xuất với người sản xuất chủ yếu tập trung vào quá trình sản xuất với mục tiêu trao đổi những kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong sản xuất. Trong huyện có tới 84% số hộ trồng chè tham gia liên kết trong sản xuất theo mô hình này, những mối liên kết này chủ yếu là thỏa thuận miệng dựa trên quan hệ quen biết lẫn nhau mà không thông qua hợp đồng.

Các hộ sản xuất ở cùng địa bàn hoặc quen biết thường có những trao đổi với nhau về giống chè, cách trồng, cách chăm sóc, bón phân…để đạt kết quả cao trong sản xuất. Tuy nhiên những trao đổi này không phải diễn ra tại một cuộc họp mà ở ngay trên nương chè, đồi chè, trước kia phần lớn những hộ trồng chè đều lao động theo hình thức đổi công, một hộ đi làm công cho các hộ khác và sau đó các hộ khác sẽ trả công bằng cách đi làm cho hộ này. Nhưng hiện nay, các hộ trồng chè thường phải thuê khoán công hái chè và trả công thường dao động từ 110-130 nghìn đồng/công/ngày. Công việc này diễn ra ở khâu trồng, chăm sóc và cả khâu thu hoạch chè.

Ngoài sự liên kết đơn giản trong quá trình lao động sản xuất, đến kỳ thu hoạch chè, một nhóm hộ trồng chè tự tập hợp nhau lại, cử ra một người làm đứng tên làm chủ hợp đồng và trực tiếp liên kết với nhà máy/cơ sở thu mua và chế biến. Qua nghiên cứu khảo sát được biết hình thức liên kết này bắt đầu xuất hiện, cứ khoảng từ 5 hộ đã hình thành một nhóm và hỗ trợ nhau từ trong sản xuất đến tiêu thụ. Biện pháp này tỏ ra khá hữu hiệu với những hộ có diện tích nhỏ không ký hợp đồng được với nhà máy, thông qua chủ hợp đồng họ cũng nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà máy.

Trong quá trình tiêu thụ trước đây các hộ sản xuất thường độc lập trong việc bán sản phẩm của mình cho tác nhân tiêu thụ, cho đến nay hình thức tiêu thụ này vẫn tồn tại tuy nhiên hình thức liên kết giữa các hộ trồng chè trong

tiêu thụ cũng được hình thành, cũng với nhóm gồm các hộ sản xuất nói trên, các hộ cùng thu hoạch và bán sản phẩm trực tiếp cho nhà máy chế biến thông qua hợp đồng của mình. Nhìn chung các hộ sản xuất đã rất chủ động liên kết với nhau, hỗ trợ nhau trong sản xuất với nội dung liên kết đa dạng.

Số lượng các hộ sản xuất tham gia liên kết theo từng nội dung liên kết được thể hiện qua bảng 3.9 sau:

Bảng 3.9: Số lượng hộ sản xuất tham gia liên kết tại địa bàn nghiên cứu TT Nội dung liên kết Số lượng (hộ) Tỷ lệ %

1 Giống 24 24,0

2 Vốn 36 36,0

3 Lao động 33 33,0

4 Ký kết hợp đồng kinh tế 7 7,0

Tổng 100 100

(Nguồn: Điều tra năm 2017)

Trong các nội dung liên kết của các hộ sản xuất có thể thấy liên kết về lao động, vốn là nội dung có nhiều hộ tham gia nhất.

Về quan hệ liên kết chúng ta thấy giữa những người sản xuất thường chỉ thỏa thuận miệng với nhau, tuy số lượng hộ tham gia liên kết nhiều nhưng mức độ chặt chẽ của mô hình liên kết không cao. Tuy nhiên trong nhóm 7 hộ nói trên, mức độ liên kết được đánh giá chặt chẽ hơn vì thông qua hợp đồng làm rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi của mỗi tác nhân tham gia liên kết.

Nội dung liên kết trong mô hình liên kết giữa người sản xuất và người sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực đầu vào cho sản xuất, diễn ra theo từng thời điểm tùy thuộc vào thời vụ sản xuất. Với nhóm 5 hộ liên kết với nhau, quá trình liên kết diễn ra liên tục từ khi bắt đầu sản xuất tới khi bán chè củ cho nhà máy, cũng với những nội dung như các hộ sản xuất khác nhưng việc liên kết theo nhóm này nâng cao trách nhiệm thực hiện của mỗi hộ đồng thời giúp các hộ tập hợp được lượng chè lớn, giảm chi phí vận chuyển đi tiêu thụ, không còn bị ép giá như khi bán với khối lượng nhỏ cho người thu gom. Nhìn chung mô hình liên kết giữa những người sản xuất đều mang lại lợi ích cho những người

tham gia, góp phần giảm chi phí trong sản xuất và tiêu thụ của các hộ, tăng tính chủ động và vị thế của người sản xuất. Tuy nhiên nội dung liên kết giữa các hộ còn đơn giản, diễn ra theo tính giai đoạn, các hộ thường cùng chí hướng mới có thể lập thành nhóm hộ để liên kết được.

b. Liên kết giữa người sản xuất và người chế biến

- Liên kết giữa hộ trồng chè với các cơ sở chế biến, DN chế biến chè. Hình thức liên kết này tại Huyện và điểm khảo sát bao gồm liên kết của nông dân trồng chè với cơ sở chế biến chè (tư nhân/ nhà máy). Hình thức liên kết giữa hộ nông dân với nhà máy thường theo hình thức mua đứt bán đoạn, không có ràng buộc bằng hợp đồng. Điều này dễ gây rủi ro cho người trồng chè khi cung nguyên liệu chè chế biến vượt quá cầu.

- Liên kết giữa Tổ hợp tác trồng chè nguyên liệu với nhà máy chế biến. Liên kết này tạo ra vùng chè chuyên canh cao đồng nhất về mặt chất lượng sản phẩm, đáp ứng cầu nguyên liệu cho DN chế biến chè. Do có ràng buộc bằng hợp đồng, hình thức liên kết này giảm thiểu rủi ro cho các hộ nông dân trồng chè, đồng thời nâng cao trách nhiệm dẫn dắt thị trường của DN chế biến chè. Đặc biệt đối với nhóm hộ kém ít có vốn đầu tư và hộ nghèo tham gia chuỗi giá trị chè, liên kết này giúp nâng cao thu nhập cho họ.

Bảng 3.10. Nội dung liên kết giữa người sản xuất và người chế biến tại địa bàn nghiên cứu

Nguyên nhân Tổng số hộ điều tra Số hộ trả lời Tỷ lệ trả lời (%) Khối lượng sản phẩm 100 100 100,0 Quy cách sản phẩm 91 91,0 Giá thành 94 94,0 Phương thức vận chuyển 86 86,0 Hình thức thanh toán 93 93,0 Ký hợp đồng 17 17,0

Theo kết quả điều tra những hộ sản xuất liên kết với người thu gom về nội dung tiêu thụ sản phẩm có khoảng 17% trong số đó là những người tham gia liên kết trong sản xuất, có cam kết trong hợp đồng và đã ứng trước tiền cũng như vật tư sản xuất của người thu gom. Đối với những hộ liên kết với nhà máy, doanh nghiệp chế biến, 100% các hộ đều cam kết bán sản phẩm cho nhà máy nhưng họ phải tự vận chuyển chè đến nơi tiêu thụ, ngoài ra các hộ sản xuất liên kết với nhà máy được ưu tiên cho nhà máy trước trong thời điểm chính vụ, khi các hộ ồ ạt thu hoạch dẫn đến ứ đọng không tiêu thụ kịp. Quy cách, chất lượng sản phẩm cũng là một trong những nội dung được mà hầu hết các hộ tham gia liên kết đều thỏa thuận chiếm 91%.

Bên cạnh những nội dung thỏa thuận như trên, với những hộ có tham gia liên kết theo hình thức ký kết hợp đồng nội dung liên kết còn bao gồm những thỏa thuận thể hiện trách nhiệm thực hiện, bồi thường trong trương hợp xảy ra thiệt hại. Tổng số hộ tham gia ký hợp đồng chỉ chiếm khoảng 17%, cho thấy mối liên kết giữa người trồng chè (hộ hoặc tổ hợp tác) chưa thực sự quan tâm đến lợi ích lâu dài khi triển khai các hợp đồng.

Có thể thấy rằng, mô hình này đã có các hợp đồng văn bản giữa người trồng chè và các cơ sở chế biến tuy nhiên mức độ còn lỏng lẻo, hiệu quả chưa cao.

Qua bảng số liệu 3.11 trên có thể thấy giữa các hộ trồng chè và tổ hợp tác đều cho thấy hiệu quả đem lại khi thực hiện các liên kết trong chế biến chè.

Đối với các hộ trồng chè, các hộ tham gia liên kết có chi phí sản xuất cao hơn là không liên kết là 12.702 nghìn đồng/ha. Các chi phí trung gian tăng hơn là 7.721 nghìn đồng/ha. Giá trị gia tăng VA cao hơn là 4.981 nghìn đồng/ha, tỷ lệ VA/IC đạt 0,39. Như vậy các hộ trồng chè nên thực hiện liên kết với người chế biến càng sớm càng tốt.

Đối với tổ hợp tác, các thành viên tham gia mối liên kết có chi phí sản xuất cao hơn là không liên kết là 18.079 nghìn đồng/ha. Các chi phí trung gian tăng hơn là 5.328 nghìn đồng/ha. Giá trị gia tăng VA cao hơn là 12.751 nghìn đồng/ha, tỷ lệ VA/IC đạt 0,54. Như vậy thành viên nên thực hiện liên kết với người chế biến và khuyến khích các hộ khác sớm tham gia tổ để có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bảng 3.11: So sánh hiệu quả sản xuất chè của các hộ và tổ hợp tác tại địa bàn nghiên cứu (tính trên 1 ha)

Chỉ tiêu ĐVT Không liên kết (1) Có liên kết (2) So sánh (2/1) 1. Các hộ trồng chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)