Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 97)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Cơ sở hạ tầng kinh tế và kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn còn thấp kém đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và vùng nguyên liệu.

- Trình độ sản xuất của nông hộ của người dân còn thấp, tính tự phát, tự cấp, tự túc trong sản xuất còn nặng nề. Nông dân chưa có ý thức đầy đủ về quá trình liên kết, liên doanh, nhất là liên kết; chưa đảm bảo đúng bản chất của việc gắn kết với doanh nghiệp chế biến là cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn, thực hiện CNH, HĐH đất nước.

- Chưa xây dựng được mô hình sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn theo hướng gắn nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn; trong đó doanh nghiệp chế biến làm nòng cốt, đầu tầu hướng dẫn, giúp đỡ các hộ nông dân, tổ chức kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế phát triển sản xuất hàng nông sản có chất lượng. Doanh nghiệp chế biến cũng chưa lựa chọn được hình thức, biện pháp, mô hình liên kết phù hợp và hiệu quả, đồng thời chưa đem lại lợi ích hài hoà, bình đẳng giữa doanh nghiệp với người sản xuất.

- Cơ chế, chính sách, nhất là chính sách khuyến khích phát triển sản xuất theo hợp đồng chưa đồng bộ và đủ sức gắn lợi ích của người sản xuất nông sản với cơ sở chế biến. Chưa có những quy định và cơ sở pháp lý đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng, bảo đảm tôn trọng cam kết trong hợp đồng kinh tế giữa cơ sở chế biến với người sản xuất nguyên liệu.

- Bản thân “mỗi nhà” còn những tồn tại, vướng mắc trong quá trình liên kết. Cụ thể như sau:

+ Về phía hộ sản xuất: Trình độ kỹ thuật, năng lực tài chính thấp; bên cạnh đó lại chưa chú trọng đầu tư thâm canh, chưa làm đúng qui trình kĩ thuật nên năng suất chất lượng sản phẩm còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, chi phí cao, giá thành cao, mặt khác nhận thức về kí kết hợp đồng của hộ nông dân còn mức độ và tuỳ tiện, nên còn xẩy ra trường hợp nông dân không thực hiện đúng hợp đồng, nếu giá thị trường cao hơn thì bán cho thương lái, nếu giá thấp thì mới bán cho doanh nghiệp.

+ Về phía doanh nghiệp: Doanh nghiệp chế biến còn cho rằng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp là phải chịu rủi ro lớn, nên chưa mạnh dạn liên kết, hợp tác với người sản xuất, từ đó khiến lòng dân chưa yên tâm trong sản xuất. Bên cạnh đó doanh nghiệp ngại đầu tư ứng trước, lại chưa có đủ cán bộ kỹ thuật để hướng

dẫn hộ nông dân sản xuất (vì sợ gặp rủi ro, không thu hồi được vốn), có khi mất thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc khi giá thị trường thấp hơn giá hợp đồng đã phá vỡ hợp đồng hoặc làm khó, ép giá nông dân. Đối với các doanh nghiệp chế biến chỉ muốn ký hợp đồng trực tiếp với người sản xuất. Đối với các doanh nghiệp chế biến chỉ muốn ký hợp đồng trực tiếp với người sản xuất, hoặc với HTX, mà ít quan tâm phối hợp với các nhà khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước, hoặc các đoàn thể và nhất là Hội Nông dân (chủ yếu sợ chi phí lên cao). Do đó mối liên kết 4 nhà (giữa doanh nghiệp - Nhà nước - Nhà khoa học - Nông dân) chưa được vận dụng một cách có hiệu quả.

+ Nhà khoa học: Còn tình trạng các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu, các Cơ sở giống, Tổ chức khuyến nông… ngại “sát cánh” cùng với người sản xuất; một mặt, lợi ích thấp và chưa được phân phối một cách rõ ràng, mặt khác nguồn vốn và khả năng đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế.

+ Nhà nước: Chưa thấy rõ về đối tượng cũng như vai trò trong mô hình liên kết. Nhìn chung còn thiếu sự chỉ đạo tập trung của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tham gia hệ thống chính trị trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến; xây dựng mối quan hệ liên kết chặt chẽ, phù hợp trong điều kiện kinh tế thị trường, nhất là: công tác quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu và chế biến chè còn nhiều yếu kém, hiệu quả thấp; công tác chỉ đạo, điều hành còn nhiều lúng túng trong xử lý các vấn đề cụ thể của kinh tế thị trường, nhất là khi giá cả nông sản xuống thấp; chưa thường xuyên tổng kết, sơ kết các mô hình, điển hình nhân tố mới, nhất là mô hình liên kết nông - công - dịch vụ trên địa bàn huyện và các cấp chính quyền chưa phát huy được vai trò quản lý, hướng dẫn; đặc biệt là tổ chức thị trường và tổ chức sản xuất ở nông thôn. Đối với các tổ chức cung cấp tín dụng và ngân hàng thực sự chưa mạnh đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, một mặt sợ gặp rủi ro, không thu hồi được vốn, lãi; mặt khác bản thân các ngân hàng, cơ quan tín dụng không đủ lực lượng để theo sát các hợp đồng sản xuất khi các bên đã ký kết.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾ TRONG SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)