Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 86)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Nhóm nhân tố khách quan

a. Chính sách của nhà nước

Để mối liên kết giữa các doanh nghiệp chè và hộ nông dân trồng chè thực sự bền vững và hiệu quả, cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hộ nông dân thì nhà chính quyền địa phương có vai trò hết sức quan trọng. Nếu các cơ quan này chủ động vào cuộc một cách tích cực để thực hiện các biện pháp như: ra chính sách hỗ trợ cho sản xuất, quy hoạch, định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, là người trung gian liên kết, là trọng tài giải quyết các mâu thuẫn diễn ra trong quá trình liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp,... thì mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè giữa các doanh nghiệp với hộ dân trồng chè mới phát huy được hiệu quả và đem lại lợi ích cho người nông dân, doanh nghiệp cũng như cho xã hội.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, chính quyền địa phương đóng vai trò chưa nhiều trong mối liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Đại Từ. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp nông nghiệp trong thu gom và tiêu thụ chè chưa hấp dẫn, chỉ có tỷ lệ 7,69%, hầu hết các hộ nông dân tự sản xuất, bán tự do còn các doanh nghiệp thu mua thông qua người thu gom nên chất lượng và số lượng chè không ổn định.

Bảng 3.13: Đánh giá các chính sách hỗ trợ của địa phương trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu

Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ trả lời (%) Chính sách hỗ trợ đất đai 35 33,65 Chính sách hỗ trợ vốn vay từ các tổ chức tín dụng 24 23,08 Chính sách hỗ trợ phương tiện sản xuất 39 37,50 Chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ chè 27 25,96 Chính sách khuyến khích doanh nghiệp nông nghiệp

trong thu gom và tiêu thụ chè

8 7,69

(Nguồn: Tác giả khảo sát năm 2017)

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ trồng chè cũng như của các doanh nghiệp chè, nó có vai trò để mua đầu vào khác, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Vốn lưu động có vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp như để thanh toán tiền mua phân bón, thuốc BVTV, trả tiền lương cho lao động,... để có một nguồn vốn, đảm bảo và chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình các hộ trồng chè và các doanh nghiệp chè cần vay vốn từ phía ngân hàng, đặc biệt là doanh nghiệp cần số lượng vốn lớn. Trên địa bàn có Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn là ngân hàng cho vay tín dụng với lãi suất thấp với các hộ sản xuất và các tổ chức, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển cây chè, tuy nhiên khả năng tiếp cận vốn của hộ sản xuất và HTX, DN, Tổ hợp tác trong tiêu thụ rất hạn chê, chí có 23,08%, số món vay của các hộ sẩn xuất rất nhỏ chỉ tối đa được 45 triệu đồng/năm, sau đó tất toán sau một năm sản xuất. Như vậy, khả năng quay vòng vốn của các hộ còn quá khó khăn, các hộ sản xuất khó mở rộng quy mô, giống chè mới và kỹ thuật canh tác khác để cho sản lượng chè mong muốn.

Các chính sách khác như hỗ trợ phương tiện sản xuất rất đơn giản như máy vò chè, sao chè chỉ khoảng 3-6 triệu đồng/chiếc, chỉ hỗ trợ cho các hộ có kinh tế khó khăn, theo kết quả điều tra tỷ lệ này chiếm 37,5%. Chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ chè chiếm 25,96%. Như vậy, khả năng thực hiện các chính sách trên địa bàn trong hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ chè còn hạn chế.

b.Nhà khoa học

Sản xuất có kỹ thuật giúp hộ nông dân nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm chè búp tươi của mình. Hơn nữa còn giúp hạn chế những rủi ro, mất mát trong quá trình sản xuất, khi có dịch bệnh xảy ra (cây chè là cây trồng chịu rất nhiều tác động từ các loại sâu bệnh). Nhiều khi chỉ vì trồng hay chăm bón không đúng kỹ thuật mà người nông dân phải chịu mất trắng. Khi sản xuất chè của hộ chịu rủi ro thì nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất chè cho doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng rất lớn. Chè búp tươi cho năng suất cao, chất lượng tốt sẽ tạo ra một nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào, chất lượng chè thành phẩm được nâng lên, chè chất lượng kém, năng suất thấp sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng chè thành phẩm, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chè của doanh nghiệp.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đại Từ nói riêng đang cố gắng củng cố lại thương hiệu chè của mình, tạo uy tín cho người tiêu dùng trong nước và quốc tế về sản phẩm chè có chất lượng. Để thực hiện được điều đó thì trong quá trình sản xuất phải đảm bảo tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Tuy nhiên, việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân, cơ quan nào về tổ chức, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hái, chế biến chè cho người nông dân và cán bộ của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Bảng 3.14: Đánh giá các nhà khoa học trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu

Tiêu chí Số người

trả lời

Tỷ lệ trả lời (%)

Hàng năm có cán bộ khoa học về địa phương

hướng dẫn tập huấn cho các hộ sản xuất chè 85 81,73 Phổ biến kiến thức mới về giống, quy trình sản

xuất và chế biến, an toàn vệ sinh thực phẩm 70 67,31 Phương pháp và nội dung phù hợp với thực tiễn

các hộ sản xuất chè 82 78,85

Cán bộ khoa học thực hiện tổ chức quản lý và

giám sát kết quả lớp tập huấn 26 25,0

Đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, nhiệt huyêt 95 91,35

(Nguồn: Tác giả khảo sát năm 2017)

Qua bảng số liệu bảng 3.13 trên nhận thấy các nhà khoa học được chính quyền địa phương rất quan tâm và hàng năm đều mời các cán bộ này về địa bàn các xã trồng chè để hướng dẫn tập huấn cho các hộ sản xuất chè (tỷ lệ này chiếm 81,73%); các hộ sản xuất, HTX, tổ hợp tác đánh giá cao về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và sự nhiệt huyết của cán bộ với tỷ lệ là 91,35%. Phòng nông nghiệp của huyện hiện nay đã có mối quan hệ khá thân thiết với Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc và Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên. Hàng năm, sở thường cử cán bộ kỹ thuật của huyện về 2 cơ quan này để học hỏi, tiếp thu những kỹ thuật mới về chăm sóc, thu hái, chế biến chè sau đó về phổ biến cho các cán bộ trong doanh nghiệp cũng như bà con trồng chè (tỷ lệ là 67,31%). Tuy nhiên, do nhiệm vụ phát triển cây chè là nhiệm vụ của chính quyền địa phương xã, huyện, vùng trồng chè nên khâu tổ chức quản lý và giám sát kết quả lớp tập huấn chủ yếu là do Phòng Nông nghiệp thực hiện, các cán bộ khoa học chịu trách nhiệm chuyên môn cho nên giữa người giảng dạy và người thực hành chưa kết nối nhiều (tỷ lệ

này chiếm 25%). Như vậy, với kết quả khảo sát phản ánh đội ngũ nhà khoa học đã có phần hỗ trợ người sản xuất cập nhật kiến thức mới sao cho quá trình canh tác hiệu quả, mang lại lợi ích cho các khâu trong quá trình liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện.

c. Sự biến động của thị trường

Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chè là rất lớn, ngoài sử dụng chè là thức uống thường ngày, nhu cầu chè làm quà biếu tặng trong dịp quan trọng, hoặc qua hoạt động du lịch thì yêu cầu về mẫu mã, bao bì rất quan trọng. Chè Đại Từ chế biến chưa thực sự đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã, có rất ít doanh nghiệp đầu tư vào thương hiệu, đóng gói gia tăng giá trị cho trà cũng như đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ...

Hiện tại, giá chè tại địa bàn nghiên cứu được tiêu thụ trong nước tương đối ổn định, hiện đang ở mức 120.000 - 220.000 đồng/kg chè thành phẩm đối với sản phẩm loại trung bình; từ 280.000 - 450.000 đồng/kg chè xanh đặc sản; chè đặc sản cao cấp có giá từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng/kg. Nếu không thực hiện liên kết chặt chẽ giữa khâu sản xuất và tiêu thụ, trước bối cảnh cạnh tranh như hiện nay sẽ gặp nhiều khó khăn cho chè Đại Từ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)