Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 53)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp * Nguồn thông tin thứ cấp

Là phương pháp thu thập thông tin từ các tài liệu đã được công bố của các cơ quan, các trường đại học, các tạp chí và báo chí chuyên ngành, những báo cáo khoa học, nghiên cứu trong và ngoài nước…Phương pháp này được dùng để thu thập thông tin về lý luận và thực tiễn của vấn đề sản xuất kinh doanh chè, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh chè…Các tài liệu và số liệu được thu thập chủ yếu ở phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Thống kê, trạm khuyến nông huyện Đại Từ, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên (Ban quản lý dự án chè, phòng trồng trọt) liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh chè tại huyện.

* Tiến hành thu thập:

- Tác giả sẽ trực tiếp đến các cơ quan nhà nước có liên quan để thu thập tài liệu, hoặc có thể thu thập tài liệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình và đặc biệt trên Internet qua các cổng thông tin điện tử của huyện Đại Từ và tỉnh Thái Nguyên.

- Tác giả lấy ý kiến đối với các chuyên gia, cán bộ khuyến nông cấp xã, huyện. Các nội dung phỏng vấn như chi phí cho quá trình tạo ra chè thành phẩm, những khó khăn chủ yếu, tồn tại trong quá trình sản xuất và kinh doanh chè của các hộ nông dân, doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác. Nguyên nhân, biện pháp cần để tăng cường liên kết giữa người nông dân trồng chè, doanh nghiệp, nhà khoa học để khắc phục những tồn tại nhằm đưa vùng chè của huyện ngày càng đạt hiệu quả cao.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi (Phiếu điều tra) về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Đối tượng điều tra: Để nghiên cứu mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tác giả tiến hành điều tra, khảo sát hộ trồng chè, doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện.

- Địa điểm điều tra: Tác giả điều tra tiến hành chọn ra 3 xã đại diện có trên 85% hộ nông dân tham gia sản xuất chè tại.

- Cách thức chọn mẫu điều tra: Đối với điều tra trên bình diện rộng, số lượng các xã có nhiều hộ sản xuất và có nhiều đối tượng tác nhân tham gia trong liên kết tiêu thụ chè của huyện Đại Từ, nên tác giả tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, lựa chọn điều tra 100 phiếu (đảm bảo số mẫu tối thiểu cho mỗi tác nhân với n ≥ 30). Số phiếu được phân bổ ở xã La Bằng 40 phiếu, Bản Ngoại 30 phiếu, Tiên Hội 30 phiếu, trong mỗi xã đại diện 5 hộ tham gia Tổ hợp tác, tổng có 15 tổ. Bên cạnh đó, tác giả chọn 3 doanh nghiệp và 01 HTX chè đặc sản La Bằng, các doanh nghiệp và HTX này chủ yếu chế biến chè, thuộc tác nhân chế biến của chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện để tiến hành điều tra (Phụ lục 4).

- Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần: + Phần 1: Thông tin chung

Phần này mô tả thông tin như họ và tên, tuổi, nhân khẩu, lao động chính, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, khả năng canh tác, sản xuất và tiêu thụ chè,….

+ Phần 2: Nội dung khảo sát

Phần này được thiết kế nhằm thu thập thông tin về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở các xã nghiên cứu.

- Cách thức triển khai điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn điều tra trực tiếp các hộ nông dân, doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác đã được chọn theo các câu hỏi có sẵn của phiếu điều tra, các thông tin này được kiểm chứng thông qua tìm hiểu và quan sát trực tiếp tình hình địa phương.

+ Phương pháp quan sát: Đây là một trong những phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp thông qua tri giác về các vấn đề như tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, các vấn đề liên quan tới việc sản xuất, kinh doanh chè như các khâu chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bán ra thị trường…Các thông tin quan sát sẽ được ghi chép lại, vừa để thu thập thêm thông tin vừa có thể kiểm chứng về tính xác thực của các nguồn thông tin thu thập được bằng các phương pháp khác

+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Được sử dụng để lựa chọn thôn điều tra, đi thực tế quan sát, tìm hiểu tổng thể và đánh giá thực trạng chung tại địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó tiến hành thu thập thông tin trực tiếp tại các hộ nông dân ở nơi điều tra.

+ Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Trực tiếp tiếp xúc với các hộ nông dân, tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc và sử dụng một số công cụ PRA nhằm thu được các thông tin cụ thể về tình hình sản xuất và kinh doanh chè, nắm bắt được những khó khăn và nhu cầu của người dân.

Việc sử dụng phương pháp này nhằm nắm bắt và đánh giá những tiềm năng, nguồn lực sẵn có của địa phương, tình hình sản xuất, kinh doanh chè của hộ dân nói chung, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp với vùng để đạt hiệu quả kinh doanh cao.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp

a. Phương pháp phân tổ thống kê

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với tình hình liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu.

b. Phương pháp bảngthống kê

Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá tình hình liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Đại Từ và các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thông kê sẽ giải thích các chỉ tiêu về tình hình liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Đại Từ và các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Được dùng để phân tích từng vấn đề của đối tượng nghiên cứu như là về vấn đề sản xuất, chế biến, tiêu thụ, hiệu quả kinh doanh… Như vậy phương pháp này sẽ giúp ta đi sâu phân tích nhìn nhận và nắm bắt cụ thể từng vấn đề riêng lẻ của đối tượng nghiên cứu. Sau đó, phương pháp tổng hợp được sử

dụng để tổng kết lại những nhận xét, nhận định khái quát nhất của từng vấn đề, là cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân, doanh nghiệp, HTX tại huyện Đại Từ.

b. Phương pháp so sánh

Tiến hành so sánh các chỉ tiêu phân tích theo thời gian, theo cơ cấu kinh tế, theo các vùng miền, quốc gia… để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu đó, phản ánh chân thực hiện trạng các vấn đề được nghiên cứu, giúp cho việc phân tích, tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu chính xác. Từ đó giúp phản ánh đúng và khách quan các nội dung tình hình sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân.

c. Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp phân tích SWOT là việc phân tích các điểm mạnh (Strenghts), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) trong các mối liên kết với hộ nông dân. Tôi sử dụng SWOT để đánh giá trong sản xuất và tiêu thụ chè tại Huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về ưu điểm, nhược điểm và đánh giá những cơ hội và thách thức, và từ đó làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường nhằm phát huy tính kinh tế cho cây chè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)