Tăng cường sử dụng tối đa các chính sách hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 112)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp tăng trường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tạ

4.2.3. Tăng cường sử dụng tối đa các chính sách hỗ trợ

a) Chính sách đất đai

Để thúc đẩy liên kết 4 nhà, việc quan trọng đầu tiên là tăng cường đổi mới về chính sách đất đai, tạo thuận lợi cho nông dân, các doanh nghiệp chế biến chè tăng quy mô sản xuất thông qua các quyền sử dụng đất; giảm bớt các thủ tục hành chính, khẩn trương hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất, đất ở cho hộ nông dân. Hướng dẫn hộ nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để tham gia liên kết, liên doanh, hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thuê đất và giao lại cho hộ nông dân để sản xuất nguyên liệu.

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất đai. Tổ chức thực hiện việc giao đất không thu tiền và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho HTX nông nghiệp xây dựng trụ sở, làm cơ sở sản xuất, kinh doanh...

b) Chính sách đầu tư

Chính quyền các cấp tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, trên cơ sở tăng các nguồn vốn từ ngân sách, vốn ODA, tạo môi trường thuận lợi thu hút nguồn vốn FDI và các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác vào đầu tư cho nông nghiệp nông thôn nói chung “gấp 2 lần những năm qua”, nhằm gắn với nhà máy chế biến và tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Trên cơ sở quy hoạch sản xuất, dân cư trong vùng nguyên liệu, cần phân định rõ trách nhiệm giữa Nhà nước và doanh nghiệp chế biến trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo nguyên tắc: Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình lớn, đầu mối có tính liên thông giữa các vùng và có ý nghĩa về xã hội, như: Đường giao thông, đường điện, công trình thuỷ lợi, hệ thống chợ bán buôn, kho bảo quản, mạng lưới thông tin thị trường, cơ sở kiểm định chất lượng hàng hoá, đầu tư các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ, đồng thời hỗ trợ dân xây dựng kênh mương nội đồng, chợ, trường học, bệnh xá, nước sinh hoạt. Doanh nghiệp chế biến đầu tư xây dựng các công trình trực tiếp phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, như đường nội bộ (vận chuyển vật tư, nguyên liệu, sản phẩm), nâng cấp hoặc xây dựng mới nhà máy chế biến, các cơ sở sản xuất, kinh doanh…

Thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng các hình thức đầu thư thông qua việc việc bán trả góp vật tư, máy móc, thiết bị nông nghiệp cho nông dân; ứng vốn cho dân vay sản xuất chè phục vụ cho công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn.

Đẩy mạnh đầu tư phát triển các Trung tâm, cơ sở nghiên cứu khoa học ở các vùng trọng điểm về nông nghiệp; đổi mới cơ chế quản lý đối với các cơ quan, đơn vị nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, bảo đảm quyền tự chủ về tài chính, tăng cường ký kết hợp đồng, nhận giao việc nghiên cứu và chuyển giao KHCN của các đơn vị này với cơ sở sản xuất và nông dân,

c) Chính sách tài chính, tín dụng

Trước hết Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về vốn, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là doanh nghiệp chế biến thu mua nông sản để đảm bảo tiêu thụ cho nông dân, nhất là trong điều kiện hiện nay do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho giá thị trường biến động xấu (giảm nhanh); trước hết có cơ chế bằng lãi suất ưu đãi để các doanh nghiệp mua trữ hàng hoá nông sản, dự trữ lưu thông, tránh bán đổ, bán tháo trong khi thị trường trong nước và khu vực đang giảm giá.

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định đối với HTX nông nghiệp mới chuyển đổi hoặc mới thành lập trong vùng sản xuất chè. Khuyến khích nhiều hình thức góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất...của thành viên để tăng thêm vốn kinh doanh cho HTX, Giao lại những tài sản của HTX cũ và tài sản của Nhà nước đã giao cho HTX sử dụng trước đây để cho HTX sản xuất chè làm vốn không chia thuộc sở hữu chung của HTX.

Các bên ký hợp đồng cung ứng vật tư, tiêu thụ nông sản gặp các rủi ro về thiên tai, đột biến về giá cả thị trường và các nguyên nhân bất khả kháng được Nhà nước xem xét miễn các khoản thuế, bù đắp một phần thiệt hại, Nhà nước có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người sản xuất, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng quỹ bảo hiểm ngành hàng, bảo hiểm rủi ro thiên tai, thời tiết, dịch bệnh, thị trường,… để trợ giúp nhau khi gặp rủi ro.

d) Chính sách đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ

Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển sản xuất nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến. Trước hết cần ưu tiên cho các doanh nghiệp chế biến có đủ vốn tập trung áp dụng công nghệ sinh học, chương trình giống cây chè, công nghệ bảo quản và công nghiệp chế biến chè thông qua các Trạm khuyến nông, Trạm nông vụ trong vùng nguyên liệu. Có chính sách ưu tiên các dự án hỗ trợ, phát triển vùng nguyên liệu; hỗ trợ doanh nghiệp chế biến nhập khẩu công nghệ cao, thiết bị hiện đại, các loại giống tốt.

e) Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Trước mắt cần tăng cường lực lượng khuyến nông của huyện, xã và tạo điều kiện cho doanh nghiệp chế biến xây dựng các Trạm khuyến nông, Trạm nông vụ trong vùng chè. Có chính sách khuyến khích những cán bộ khuyến nông giỏi, thu hút những người được đào tạo về làm việc ở nông thôn, Tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 167/2007/NĐ-CP ngày 16-11-2007 của Chính phủ về “quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác có thuê mướn lao động”

g) Chính sách đào tạo nguồn nhân lực Trước mắt cần tăng cường lực lượng khuyến nông của huyện, xã và tạo điều kiện cho doanh nghiệp chế biến xây dựng các Trạm khuyến nông, Trạm nông vụ trong vùng chè. Có chính sách khuyến khích những cán bộ khuyến nông giỏi, thu hút những người được đào tạo về làm việc ở nông thôn, Tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 167/2007/NĐ-CP ngày 16-11-2007 của Chính phủ về “quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác có thuê mướn lao động”.

h) Chính sách xúc tiến thương mại, thị trường Tổ chức lại khâu bán buôn, hình thành dần các trung tâm giao dịch, các chợ bán buôn theo phương thức đấu giá đối với một số mặt hàng có khối lượng lớn và bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, tiến tới hình thành thị trường hàng hoá nông sản, xây dựng cho được một số chợ mua bán hàng hoá nông sản như: chợ rau quả...

Xây dựng các quỹ bảo hiểm sản xuất, quỹ bảo hiểm rủi ro thiên tai và thị trường, quỹ hỗ trợ xuất khẩu,… đối với từng loại hàng nông sản trên cơ sở đóng góp của doanh nghiệp chế biến, người sản xuất nguyên liệu và sự hỗ trợ của Nhà nước, nhằm đảm bảo cho mô hình liên kết giữa nhà máy và vùng nguyên liệu phát triển ổn định, bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)