Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè

1.1.7.1. Nhóm nhân tố khách quan a. Từ phía nhà nước

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đứng ra làm trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp trong các hợp đồng sản xuất, tiêu thụ. Đồng thời các cấp chính quyền địa phương có vai trò trung gian, là cầu nối giữa các

doanh nghiệp, các hộ nông dân và các nhà khoa học với các chủ trương, chính sách của nhà nước. Tuy vậy, những chủ trương đưa ra thì đúng nhưng những hoạt động triển khai vẫn rất tắc. Thực tế hiện nay cho thấy chính quyền các cấp vẫn chưa thực sự vào cuộc mà vẫn để các chính sách thả nổi.

Trong các hợp đồng liên kết kinh tế thì chưa xác định rõ trách nhiệm, ràng buộc, lợi ích giữa các bên tham gia liên kết nên dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong liên kết. Đồng thời các chính sách kinh tế chưa thực sự đi sát với thực tế phát triển sản xuất, tiêu thụ tại các hộ nông dân mà còn ở dạng chung chung chưa cụ thể nên rất khó khăn cho các hộ nông dân trong việc vận dụng vào sản xuất cũng như tham gia liên kết. [11]

b. Từ phía nhà khoa học

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu là những người hiểu và trực tiếp tiếp nhận, nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến mang lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sự vào cuộc của các nhà khoa học trong phát triển kinh tế nông nghiệp còn nhiều hạn chế.Vai trò của các nhà khoa học rất quan trọng trong mối liên kết. Họ chính là những người trực tiếp chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cho các hộ nông dân để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá. Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thực sự nhiệt tình tham gia và phát huy vai trò lớn lao của mình trong quá trình liên kết. Trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập thì người nông dân rất cần có sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía các nhà khoa học trong việc định hướng cũng như phương pháp triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những mâu thuẫn xảy ra trong liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân về các vấn đề chất lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên vai trò, quyền lợi vật chất của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu chưa thực sự chưa rõ ràng. [12]

c. Sự biến động của thị trường

Biểu hiện thành sự biến động trong quan hệ cung cầu nông sản hàng hóa và sự biến động về giá cả. Nhìn chung khi cung lớn hơn cầu thì nông dân cần đến liên kết nhưng ngược lại doanh nghiệp lại không mặn mà với liên kết và khi cung nhỏ hơn cầu thì sự biểu hiện sẽ theo chiều ngược lại.

Khi giá cả trường biến động lớn, rủi ro về giá cho cả doanh nghiệp lẫn nông dân càng lớn và theo đó liên kết kinh tế với nhau nhằm ổn định một mức giá hợp lý là giải pháp có thể làm giảm rủi ro cho cả hai bên và theo đó nhu cầu liên kết tăng. Thế nhưng đó chỉ là lý do khi họ ký kết hợp đồng với nhau, còn sau khi ký kết hợp đồng thì tác động của sự biến động giá cả thị trường lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Khi giá cả tăng, nông dân bỏ hợp đồng hoặc không tuân thủ đầy đủ hợp đồng. Ngược lại khi giá giảm doanh nghiệp lại chính là phía vi phạm hợp đồng bằng nhiều cách khác nhau như ép cấp, ép giá, gây nhũng nhiễu phiền hà cho nông dân thậm chí bỏ cả hợp đồng. Chỉ khi nào giá cả bình ổn thì khả năng thực thi hợp đồng mới khả thi. Tác động hai chiều của giá cả biếu hiện ở chỗ khi giá cả ổn định tỉ lệ nông dân ký hợp đồng thấp nhưng tỉ lệ hoàn thành hợp đồng cao và ngược lại khi giá cả thị trường biến động mạnh.

1.1.7.2. Nhóm nhân tố chủ quan a. Từ phía hộ nông dân

Một số những yếu tố tâm lý và tư tưởng cũ vẫn ăn xâu và bám rễ vào mỗi người nông dân Việt Nam: đó là tâm lý sợ rủi ro, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu là hình thức tự cung tự cấp, ít đầu tư và phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, luôn bị ám ảnh bởi những cái nhìn thiển cận luôn coi trọng cái lợi trước mắt mà không quan tâm đến uy tín lâu dài. Chính vì vậy, đã gây ra nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá.Ngày nay, hình thức ký kết các hợp đồng thay cho hình thức thoả thuận bằng miệng như trước đây đang được sử dụng phổ biến.Không chỉ đối với các hoạt động của nhà nước mà

cả các doanh nghiệp cũng áp dụng rất nhiều nhằm mục đích tránh và hạn chế tình trạng bội tín của các bên tham gia. Tuy vậy, tình trạng này vẫn xảy ra do người nông dân chưa hiểu được luật hợp đồng và lợi ích lâu dài mà các hợp đồng tiêu thụ, ứng trước nông sản mang lại. Nên nhiều doanh nghiệp tuy đã ký kết các hợp đồng tiêu thụ từ đầu vụ nhưng khi được thu hoạch thì bà con lại bán ra ngoài nên doanh nghiệp lại không có nguyên liệu đồng thời nhiều chi phí đầu tư liên quan đầu tư cho sản xuất không thu lại nên nhiều cảnh “dở khóc dở cười”. Đồng thời nhiều hộ còn không chịu thanh toán cho các doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã ứng trước nguyên liệu do vậy nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng vốn đầu tư đã quá hạn mà không thu hồi nổi. Do đó, gây nên nhiều mâu thuẫn giữa các hộ nông dân và doanh nghiệp. Sự bội tín của nhiều hộ nông dân khiến cho nhiều doanh nghiệp không dám ký kết các hợp đồng liên kết trước với các hộ nông dân. Gây khó khăn cho nhiều hộ nông dân thực hiện đúng hợp đồng và phát triển nông nghiệp nói chung trong việc đầu tư cho phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Ngày nay, Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong đó, Nhà nước cũng đã rất chú trọng đến việc cử các cán bộ khuyến nông đến tận các hộ nông dân để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng do nhiều nguyên nhân từ chính phía các hộ nông dân như: trình độ hiểu biết và tiếp thu, khả năng đầu tư thấp, quen với tập quán sản xuất nhỏ lẻ cho nên thường rất ít các hộ nông dân có thể tiếp thu và sử dụng nó trong sản xuất. Chính vì vậy, mà mối liên kết trong phát triển kinh tế nông nghiệp không thực sự bền chặt và phát huy được hiệu quả. Do đó, trong xu hướng phát triển kinh tế thời hội nhập người nông dân phải thay đổi cách nghĩ, cách làm để theo kịp với những đổi mới đó để mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thực sự mang lại ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng, góp phần xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống. [11]

b. Từ phía doanh nghiệp

Doanh nghiệp vẫn luôn theo đuổi mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận cho nên nhiều lúc doanh nghiệp ép giá các hộ nông dân khi vào chính vụ. Do đó, gây nên nhiều sức ép cho các hộ nông dân. Nhiều doanh nghiệp không hoạt động liên tục và ổn định gây nên khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của các hộ nông dân. Đồng thời do việc ký hợp đồng với các hộ nông dân trước và cho hộ nông dân tạm ứng trước các nguyên liệu đầu vào cho nên doanh nghiệp thường ký mua sản phẩm của hộ nông dân với giá thấp hơn nhiều so với giá thực tế ngoài thị trường, khi giá thị trường thay đổi thì giá ký hợp đồng thay đổi không kịp thời, thường thay đổi chậm. Tuy nhiều hợp đồng sản xuất đã được ký kết nhưng các doanh nghiệp không theo sát quá trình sản xuất của các hộ nông dân cho nên nhiều sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng gây khó khăn cho quá trình tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp quy định quá khắt khe về mẫu mã và chất lượng sản phẩm nên nhiều lúc sản phẩm của hộ nông dân không đủ phẩm chất phải bán với giá thấp hơn rất nhiều so với giá thực tế trên thị trường. Sự phối hợp giữa doanh nghiệp và các nhà khoa học, giữa nhà nước và doanh nghiệp chưa thực sự chặt chẽ để phát huy hết sức mạnh tiềm ẩn trong liên kết kinh tế. Do vậy để giúp các doanh nghiệp vào cuộc không chỉ hoạt động kinh tế mà còn tham gia thúc đẩy xã hội phát triển thì luôn cần có sự liên kết chặt chẽ từ phía các hộ nông dân, nhà khoa học và nhà nước.

Bên cạnh đó, giá cả thị trường biến động lúc tăng, lúc giảm ảnh hưởng rất lớn đến sự liên kết giữa các doanh nghiệp và hộ nông dân khi chưa ký hợp đồng mua bán từ trước hoặc đã ký hợp đồng từ trước. Khi giá bán lên cao mà doanh nghiệp không mua sản phẩm với giá cao hơn lúc thoả thuận thì hộ nông dân sẽ bán sản phẩm ra ngoài cho các tư thương các doanh nghiệp khác làm cho nguyên liệu của doanh nghiệp đã ký hợp đồng với nông dân bị thiếu. Hoặc khi giá bán sản phẩm nông nghiệp trên thị trường hạ thấp thì doanh

nghiệp ép nông dân bán với giá thấp để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp làm cho người nông dân bị thiệt thòi và họ không tin vào sự liên kết với doanh nghiệp nữa. Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích và quyền lợi của doanh nghiệp cũng như của cả người nông dân làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hộ nông dân đều có thể bị ảnh hưởng.

Nguồn vốn của doanh nghiệp dành cho nghiên cứu, đầu tư, phát triển thị trường, đầu tư cung ứng nguyên vật liệu cho các hộ nông dân sản xuất tham gia liên kết còn hạn chế nên việc đầu tư cho người nông dân còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, làm cho mối liên lỏng lẻo. [12]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)