Bài học kinh nghiệm về liên kết trong sẩn xuất và tiêu thụ chè cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 49)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về liên kết trong sẩn xuất và tiêu thụ chè cho

huyện Đại Từ, tỉnh thái Nguyên

Một là, Chính phủ các nước cũng rất quan tâm đến vấn đề là làm thế nào

để người sản xuất nông nghiệp yên tâm sản xuất, người chế biến yên tâm về nguồn đầu vào cho sản xuất, người tiêu dùng thì hài lòng về các sản phẩm sau chế biến có mặt trên thị trường,... vì thế họ ban hành những chính sách vĩ mô giúp cho hoạt động liên kết thực sự hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội (kinh nghiệm của Trung Quốc và Kenya).

Hai là, Các đối tượng thu mua đầu ra cho sản phẩm chè thường hoạt

động theo nhiều loại hình như HTX, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hoặc công ty TNHH tham gia vào thu mua các sản phẩm đầu ra cho nông dân nhằm tạo nguồn đầu ra ổn định cho người sản xuất và nguồn đầu vào ổn định cho các doanh nghiệp chế biến, mặt khác hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.

Ba là, hoạt động liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ chè, mối liên kết này

có quy mô khá và rất lớn, thường liên kết trong một vùng hay một ngành hoặc nhiều ngành, hộ nông dân chủ động chuyển đổi hình thức sản xuất và tiêu thụ từ các hộ đơn lẻ sang hình thức HTX, tổ hợp tác.

Bốn là, tăng cường mối liên kết “4 nhà” bao gồm nhà nông-nhà doanh

nghiệp-nhà khoa học-nhà nước. Mỗi nhà đều phải phát huy vai trò đối với mối liên kết chung trong sản xuất và tiêu thụ chè.

Năm là, tỉnh Thái Nguyên cần có chính sách hỗ trợ các tác nhân trong

liên kết về chính sách đất đai, đào tạo nguồn nhân lực, tín dụng, …huyện Đại Từ cần thay đổi môi trường đầu tư để thu hút nhiều doanh nghiệp nông nghiệp tham gia vào mối liên kết hơn.

Sáu là, phải có hợp đồng mẫu thì mới có thể giúp nhà nông có thể thực

hiệu quả mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè.

Bảy là, tăng cường đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm, xúc tiến

thương mại để phát triển thị trường tiêu thụ, tăng cường kết nối, thu hút doanh nghiệp, cơ sở đầu mối tham gia liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)