5. Kết cấu của luận văn
1.1.5. Nội dung liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản
1.1.5.1. Phương thức liên kết
Trong liên kết kinh tế có rất nhiều chủ thể tham gia do đó mối quan hệ giữa họ cũng phức tạp, khi liên kết với nhiều chủ thể khác nhau sẽ tạo ra những mối quan hệ chồng chéo. Nhưng có thể dựa vào vai trò của các chủ thể để phân nhóm và chia thành hai phương thức liên kết là liên kết theo chiều ngang và liên kết theo chiều dọc. Có thể hiểu về các phương thức liên kết này như sau:
Liên kết theo chiều dọc (Liên kết giữa các tác nhân trong cùng một ngành hàng mà trong đó mỗi tác nhân đảm nhận một bộ phận hoặc một số công đoạn nào đó) là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh (theo dòng vận động của sản phẩm). Kiểu liên kết theo chiều dọc toàn diện nhất bao gồm các giai đoạn từ sản xuất, chế biến nguyên liệu đến phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này, thông thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là khách hàng của tác nhân kề trước đó, đồng thời bán sản phẩm cho tác nhân kế tiếp của chuỗi hàng. Kết quả của liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian.
Liên kết theo chiều ngang (liên kết diễn ra giữa các tác nhân hoạt động trong cùng một ngành) là hình thức liên kết giữa các chủ thể nhằm mục đích làm chủ thị trường sản phẩm. Hình thức này được tổ chức dưới nhiều dạng, có thể thông qua các hội nghề nghiệp hoặc hiệp hội, ví dụ như Hiệp hội Mía đường,… Các cơ sở liên kết với nhau là những cơ sở độc lập nhưng có quan hệ với nhau và thông qua một bộ máy kiểm soát chung. Với hình thức liên kết này có thể hạn chế được sự ép giá của các cơ sở chế biến nhờ sự làm chủ thị trường.
Như vậy liên kết kinh tế có thể diễn ra trong mọi ngành sản xuất kinh doanh, thu hút sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu của mọi thành phần kinh tế và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý, mỗi loại hình liên kết có những đặc điểm riêng cũng như có những ưu điểm riêng của nó. [15]
1.1.5.2. Hình thức liên kết kinh tế
Từ những quan điểm về liên kết, các hình thức và mục tiêu của liên kết kinh tế cho thấy các liên kết trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các tác nhân rất đa dạng và gồm cả liên kết dọc và liên kết ngang, đan xen lẫn nhau. Cơ chế liên kết cũng rất đa dạng, thể hiện sự phát triển của cung cách sản xuất từ sản xuất đơn lẻ, manh mún sang dạng hàng hoá và mức độ phức tạp của việc cung cấp tiếp cận thị trường, cung cấp nguồn lực và công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và để đánh giá mức độ liên kết, mức độ quan hệ chặt chẽ giữa các tác nhân khi tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Sơ đồ 1.1. Các hình thức, các khâu và cơ chế liên kết giữa các tác nhân
Sự thoả thuận hay cam kết giữa các tác nhân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thể hiện sự hợp tác giúp đỡ nhau vì lợi ích chung cho cả hai bên, dựa trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng và sự phát triển của cả hai bên.
Hình thức liên kết kinh tế
- Liên kết theo chiều dọc - Liên kết theo chiều ngang
Khâu liên kết
- Vốn, cơ sở vật chất - Tiêu thụ
- Kỹ thuật, giống, vật tư - Cơ chế chính sách, hỗ trợ… Cơ chế liên kết - Hợp đồng kinh tế - Hợp đồng miệng - Mua bán tự do Cơ sở B Cơ sở A
Các cam kết, thoả thuận phải có các điều kiện ưu đãi, các ưu đãi này phải được xây dựng thông qua bàn bạc, thống nhất vì lợi ích của cả hai bên và dựa trên các quan hệ cung cầu thị trường.
Các thoả thuận, cam kết phải thể hiện trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện cam kết và các hình thức phạt nếu một bên không thực hiện đúng, đủ theo thoả thuận, cam kết. Các mối liên kết này thể hiện thông qua các hình thức liên kết sau:
-Hiệp hội với liên kết tiêu thụ sản phẩm -Hợp đồng bằng văn bản
-Hợp đồng bằng miệng (thoả thuận miệng) -Mua bán trên thị trường tự do
1.1.5.3. Các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
Liên kết trong chuyển giao khoa học kỹ thuật
Đây là một hình thức liên kết thường được tiến hành giữa nhà khoa học với người nông dân, giữa nhà khoa học (trường đại học, viện nghiên cứu, chuyên gia,…) với các cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp, giữa cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp với nông dân. Theo hình thức liên kết này, thông qua đó nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật sẽ chuyển giao kỹ thuật tiến bộ cho người nông dân. Khi đã được chuyển giao khoa học kỹ thuật người nông dân tiếp nhận nó và đưa vào sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt hơn. Thông qua liên kết đó người ta ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với hộ nông dân thông qua địa phương với các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Khi liên kết theo hình thức này người nông dân sẽ nhận các tiến bộ kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất, đổi lại người nông dân sẽ phải trả chi phí, hoặc không phải trả cho đơn vị, tổ chức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đó.
Trong khi chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sẽ phát sinh nhiều vấn đề từ khoa học từ khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, mạng lưới cộng tác viên cấp
cơ sở, nguồn vốn xây dựng mô hình và nhân rộng trong sản xuất để tạo nguồn hàng hóa nông sản trong quá trình hội nhập. Vì thế cần có phương hướng, cách thức tiếp cận người dân để liên kết nhằm mang lại hiệu quả.
Thông qua rất nhiều chương trình, dự án của các Bộ ngành từ Trung ương đến địa phương, đã có những chuyển giao tiến bộ kỹ thuật - công nghệ cho nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh như chương trình điện năng lượng mặt trời, chương trình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp, chương trình tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực nông thôn,… Qua những kết quả đạt được cho thấy người dân từng bước đã có những nhận thức nhất định về việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhất là trong sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy vậy, mức độ là chưa cao. Chính vì thế nhu cầu về công tác chuyển giao khoa học và công nghệ cần được tăng cường và phát triển thêm nhiều vấn đề từ việc tổ chức xây dựng mô hình trình diễn, tổ chức tham quan tập huấn theo phương pháp lấy nông dân dạy nông dân (đó chính là xây dựng được một mạng lưới cộng tác viên cấp cơ sở có trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm - bước đầu có thẻ là sơ cấp hay trung cấp, hoặc là nông dân sản xuất giỏi, nông dân điển hình).
Việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây là điều kiện tốt để các nông dân có điều kiện tiếp cận và tuyên truyền, vận động, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống nhằm từng bước thay đổi một số lề lối tập quán canh tác cũ, lạc hậu và hiệu quả thấp.
Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào cho quá trình sản xuất - tiêu thụ
Đây là hình thức liên kết thường được tiến hành giữa các cửa hàng, đại lý, công ty, doanh nghiệp,… với người nông dân. Người nông dân có tư liệu sản xuất (đất đai, sức lao động,…) họ cần các nguyên liệu đầu vào là giống, phân bón, thức ăn,… Khi thực hiện mối liên kết này, các cửa hàng, đại lý,
công ty,… sẽ đứng ra ký hợp đồng hoặc thỏa thuận trực tiếp với người nông dân hoặc thông qua chính quyền địa phương. Qua hình thức này các nhà cung cấp đầu vào sẽ cung cấp các đầu vào để người nông dân có vật tư đầu vào và họ sản xuất. Như vậy, thông qua mối liên kết này, các nhà cung cấp vật tư sẽ bán được sản phẩm mình sản xuất ra và thu lại lợi nhuận cho cơ sở, tổ chức, đơn vị mình. Đồng thời người nông dân lại có đầu vào để sản xuất với cam kết đảm bảo số lượng, chất lượng,… vật tư đầu vào. Khi liên kết này được thực hiện đều mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Từ đó người nông dân sẽ chủ động về các nguồn đầu vào và sẽ yên tâm sản xuất hơn. Mối liên kết này có các dạng chủ yếu sau:
Ứng trước vật tư, vốn, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, mua bán lại nông sản: trong liên kết này thường diễn ra giữa các chủ thể trực tiếp sản xuất, kinh doanh là các hộ, doanh nghiệp với các đối tượng hộ hay doanh nghiệp hoặc với các trung tâm, viện nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng, nhà chuyển giao tiến bộ cho doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh. Hay là liên kết giữa doanh nghiệp cho bà con nông dân ứng trước vật tư để sản xuất, từ đó chủ động nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm cho doanh nghiệp. Liên kết này phần lớn được thể hiện qua hợp đồng kinh tế, một phần là sự thỏa thuận ngầm định giữa các bên tham gia nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia liên kết.
Bán vật tư, mua lại sản phẩm: phổ biến nhất là liên kết giữa doanh nghiệp bán chịu vật tư cho bà con sản xuất và cuối vụ mua lại sản phẩm. Thực hiện tốt liên kết này sẽ mang lại nhiều lợi ích mà doanh nghiệp ở đây chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất và có một thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Còn nông dân có vốn, vật tư để sản xuất và yên tâm khi có đầu ra cho sản phẩm. Ví dụ, liên kết giữa nhà máy đường Lam Sơn, đầu tư giống, phân bón, tư vấn kỹ thuật sản xuất cho bà con trồng mía, cuối vụ thu mua mía nguyên liệu từ các hộ nông dân, đây là mô hình liên kết hiệu quả.
Liên kết trong khâu cung ứng dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Đây là hình thức liên kết thường được tiến hành giữa các tác nhân là tổ chức (hợp tác xã dịch vụ), cá nhân cung cấp dịch vụ nông nghiệp với người nông dân. Khi sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, ngoài những tư liệu sản xuất chủ yếu (đất đai, sức lao động,…) hộ nông dân còn cần các dịch vụ phục vụ cho khâu sản xuất khác như: khâu làm đất, khâu chăm sóc, thủy lợi.
Khi thực hiện mối liên kết này, các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ sẽ đứng ra ký kết các hợp đồng hoặc thỏa thuận liên kết với người dân để cung ứng các dịch vụ đầu vào. Qua hình thức này các nhà cung ứng đầu vào sẽ cung cấp các dịch vụ đầu vào để người nông dân thực hiện tốt khâu sản xuất. Như vậy, thông qua mối liên kết này, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp dịch vụ cho người nông dân và thu lại thu nhập cho cơ sở, tổ chức, đơn vị mình. Đồng thời người nông dân lại có dịch vụ đầu vào để sản xuất với cam kết từ nhà cung ứng mang lại như đảm bảo chất lượng, đúng thời vụ sản xuất trong các dịch vụ đầu vào. Khi liên kết này được thực hiện đều mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, nhất là trong thời đại hiện nay.
Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ nông sản luôn là nỗi lo của người nông dân mỗi khi vào chính vụ. Mỗi năm cứ vào lúc chính vụ thu hoạch, được mùa nông dân chưa kịp mừng đã ập đến nỗi lo tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Chính vì thế, nhu cầu liên kết trong khâu tiêu thụ sản phẩm là một nhu cầu thiết yếu nhằm mục đích bao tiêu sản phẩm sản xuất ra của người nông dân.
Trong mối liên kết này người sản xuất thường liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở tiêu thụ sản phẩm,… Hộ sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các tổ chức chính quyền) ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận miệng với các cam kết về số lượng, chất lượng,… để cung cấp các sản phẩm mà mình sản xuất ra cho các nhà thu mua. Còn nhiệm vụ của mỗi đơn vị, tổ chức thu mua sẽ phải
bao tiêu hết số lượng như đã cam kết với người dân. Mỗi bên liên kết đều mang lại lợi ích cho nhau. Theo đó thì lợi ích mà người nông dân được hưởng là được bao tiêu sản phẩm mà mình làm ra với giá cả ổn định, giảm thiểu rủi ro khi được mùa mất giá. Gắn với nó thì nhà sản xuất cũng sẽ có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho việc sản xuất - kinh doanh của mình. Trong nội dung liên kết này, cơ bản là vậy nhưng ngoài ra nó còn phát sinh nhiều vấn đề. Ví dụ như trong việc tiêu thụ thì gắn vào trước đó trong khâu sản xuất thì tổ chức đơn vị tiêu thụ có thể ứng trước một phần chi phí đầu vào để đảm bảo nhà sản xuất sẽ cung ứng đầu vào cho mình. Hay họ sẽ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân,… Nói chung, kèm theo mỗi nội dung liên kết thì sẽ kèm theo nó những lợi ích chi phí mà mỗi bên nhận được và bỏ ra. [11]