Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Cho đến nay, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) vẫn giữ vị trí huyện thứ hai trong cả nước có diện ích và sản lượng chè lớn thứ hai (sau huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng). Nghề trồng chè, chế biến chè thực sự trở thành nghề truyền thống gắn bó, đem lại cuộc sống ổn định cho hàng trăm nghìn hộ dân trong tỉnh. Tính đến năm 2016, huyện Đại Từ có tổng diện tích chè đạt hơn 6.333 ha, năng suất bình quân đạt trên 107,6 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt gần 60.000 tấn. Chi tiết tại bảng 3.4:
Bảng 3.4: Diện tích, sản lượng và năng suất chè búp tươi của huyện Đại Từ từ năm 2014-2016
Chí tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % 1. Tổng diện tích chè hiện có Ha 6.259 6.333 6.333 74 1,18 0 0 1.1. Diện tích trồng mới, trồng thay thế Ha 477 550 400 73 15,3 -150 -27,27 1.2. Diện tích cho sản phẩm Ha 5.380 5.548 5.500 168 3,12 -48 -0,87 2. Sản lượng chè búp tươi Tấn 61.491 58.250 59.158 -3241 -5,27 908 1,56 3. Năng suất chè búp tươi Tấn/ ha 11,43 10,5 10,76 -0,93 -8,14 0,26 2,48
Từ năm 2014-2016, tổng diện tích trồng chè hiện có có huyện ổn định ở mức 6.333 ha. Trong đó hàng năm người trồng chè trong huyện vẫn tổ chức trồng mới và trồng thay thế từ 400-500 ha. Diện tích cho sản phẩm trên 5.000 ha. Năng suất chè búp tươi cao, năm 2013 đạt 114,3 tạ/ha, năm 2014 đạt 105 tạ/ha, do diện tích trồng mới tăng nên chưa thu hoạch chè được ngày, đến năm 2015 năng suất lại tăng lên 107,6 tạ/ha. Diện tích chè phân theo xã, phường, thị trấn có sự thay đổi theo chiều hướng tăng diện tích như xã Phú Cường, xã Hà Thượng, xã Tân Thái, xã Vạn Thọ, xã Văn Yên, xã Ký Phú, xã Cát Nê, thị trấn Quân Chu (Chi tiết tại phụ lục 1). Nghề trồng và chế biến chè đã đem lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội cho tỉnh và là cây xóa đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu của người nông dân.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 24 làng nghề, 13 tổ hợp tác và 15 tổ sản xuất, chế biến, kinh doanh chè; trên 3.600 máy chế biến chè của các hộ gia đình, với công suất 200 kg chè tươi/ngày/máy. Sản lượng chè khô theo tỷ lệ 5 kg chè tươi: 1 kg chè khô. Giá chè Đại Từ tiêu thụ trong nước luôn cao hơn các vùng chè khác và tương đối ổn định, hiện đang ở mức 120.000-220.000 đồng/kg chè thành phẩm đối với sản phẩm loại trung bình; từ 280.000-450.000 đồng/kg chè xanh đặc sản; chè cao cấp có giá 2.500.000-3.000.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá chè xuất khẩu hiện dao động 1,7-2,0 USD/kg tùy chủng loại (giá rất thấp so với giá nội tiêu).
Bảng 3.5: Cơ cấu thị trường tiêu thụ chè chế biến của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
ĐVT: %
Thị trường Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Nội địa 80 75 70
Quốc tế 20 25 30
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Đại Từ)
Chè Đại Từ được tiêu thụ cả ở thị trường trong và ngoài nước, trong đó năm 2016 thị trường nội địa chiếm khoảng 70%, khoảng 30% sản lượng chè chế biến được xuất khẩu. Sản phẩm chè Đại Từ đã có mặt ở hầu hết thị trường các tỉnh, thành phố trong cả nước và đã được xuất khẩu sang một số thị trường quốc tế. Các thị trường xuất khẩu chè Đại Từ là Nga, Mỹ, Nhật Bản, Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc, một số nước Châu Âu và Trung Đông,...
Bảng 3.6: Đóng góp của cây chè vào nền nông nghiệp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014-2016 Chí tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % I. Diện tích 1. Tổng diện tích chè hiện có Ha 6.259 6.333 6.333 74 1,18 0 0 2. Tổng diện tích đất NN huyện Ha 57.417 57.334,6 57.334,6 -82,4 -0,14 0 0 3. Tổng diện tích các loại cây trồng Ha 21.766 22.349 22.368 583 2,68 19 0,09 4. Tỷ lệ diện tích chè/diện tích đất
nông nghiệp huyện
% 10,9 11,05 11,05 0,15 1,38 0 0 5. Tỷ lệ diện tích chè/diện tích các loại cây trồng % 28,76 28,33 28,31 -0,43 -1,5 -0,02 -0,07
II. Giá trị sản xuất (giá hiện hành)
1. GTSX chè Tr.đồng 352.102 355.420 307.897 3.318 0,94 -47.523 -13,37 2. GTSX lĩnh vực trồng trọt huyện Tr.đồng 1.226.549 1.331.723 1.355.095 105.174 8,57 23.372 1,76 3. GTSX ngành NN huyện Tr.đồng 2.141.125 2.340.071 2.471.277 198.946 9,29 131.206 5,61 4. Tỷ lệ GTSX chè/GTSX lĩnh vực trồng trọt trong huyện % 28,71 26,69 22,72 -2,02 -7,04 -3,97 -14,87 5. Tỷ lệ GTSX chè/GTSX ngành
nông nghiệp huyện
%
16,44 15,19 12,46 -1,25 -7,6 -2,73 -17,97
Thời gian qua huyện Đại Từ đã quan tâm đẩy mạnh phát triển trồng và chế biến chè bằng việc thông qua những chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhân dân như hỗ trợ về giống, kỹ thuật trồng, thu hái, phương tiện, công cụ chế biến chè thành phẩm... Đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chế biến chè trên địa bàn nhằm bao tiêu thu mua chè nguyên liệu cho bà con nông dân. Trước những hỗ trợ này của huyện, hàng trăm hộ nông dân trên địa bàn đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu, đưa các giống chè mới, năng suất, chất lượng cao như LDP1 (916 ha), Kim Tuyền (434ha), Phúc Vân Tiên (414ha), TRI 777 (165ha)… vào thay thế giống chè cũ năng suất, chất lượng thấp. Ngày nay, cây chè không chỉ làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn Đại Từ mà còn làm thay đổi cuộc sống của nhiều hộ nông dân nơi đây.
Qua bảng số liệu 3.6 nhận thấy, cây chè là cây mũi nhọn trong ngành nông nghiệp huyện. Thể hiện:
Thứ nhất, về diện tích trồng chè: Chè được trồng chiếm khoảng 11% quỹ đất nông nghiệp huyện (chưa trừ tỷ lệ đất lâm nghiệp). Trong lĩnh vực trồng trọt, đất nông nghiệp dành cho chè chiếm gần 30%, đây là tỷ lệ cao so với cây trồng khác như cây ăn quả, cây trồng lâu năm khác, cây rau màu. Như vậy, khẳng định rằng, cây chè là cây chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt của huyện.
Thứ hai, về giá trị sản xuất của cây chè: Chè mang lại GTSX cao cho các hộ dân sản xuất, tỷ lệ GTSX của cây chè so với lĩnh vực trồng trọt chiếm từ 20- 30%; Tỷ lệ GTSX của cây chè trong nội ngành kinh tế nông nghiệp huyện chiếm khoảng 12-16%. Những tỷ lệ này là cao tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng giảm hàng năm, điều này cho thấy, ngành chè huyện Đại Từ còn những lỗ hổng trong quá trình tổ chức sản xuất và tiêu thụ. Khâu này thể hiện các công việc trong các khâu của liên kết sản xuất và tiêu thụ còn yếu, từ khâu đầu vào sản xuất (như giống, phân bón, đất đai, thuốc BVTV…) đến khâu tiêu thụ (thị trường, đặc điểm nhu cầu,…). Bên cạnh đó, hình thức và mô hình liên kết còn lỏng lẻo, các
hộ trồng chè chủ yếu phát triển theo hình thức kinh tế hộ, khả năng liên kết giữa các hộ hoặc của các hộ vào các Tổ hợp tác, HTX còn yếu nên giá trị sản phẩm chè cuối cùng cung cấp cho thị trường còn chưa cao, khả năng đóng góp của cây chè vào GTSX nông nghiệp huyện còn khiêm tốn.