Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp

a. Phương pháp phân tổ thống kê

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với tình hình liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu.

b. Phương pháp bảngthống kê

Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá tình hình liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Đại Từ và các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thông kê sẽ giải thích các chỉ tiêu về tình hình liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Đại Từ và các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Được dùng để phân tích từng vấn đề của đối tượng nghiên cứu như là về vấn đề sản xuất, chế biến, tiêu thụ, hiệu quả kinh doanh… Như vậy phương pháp này sẽ giúp ta đi sâu phân tích nhìn nhận và nắm bắt cụ thể từng vấn đề riêng lẻ của đối tượng nghiên cứu. Sau đó, phương pháp tổng hợp được sử

dụng để tổng kết lại những nhận xét, nhận định khái quát nhất của từng vấn đề, là cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân, doanh nghiệp, HTX tại huyện Đại Từ.

b. Phương pháp so sánh

Tiến hành so sánh các chỉ tiêu phân tích theo thời gian, theo cơ cấu kinh tế, theo các vùng miền, quốc gia… để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu đó, phản ánh chân thực hiện trạng các vấn đề được nghiên cứu, giúp cho việc phân tích, tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu chính xác. Từ đó giúp phản ánh đúng và khách quan các nội dung tình hình sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân.

c. Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp phân tích SWOT là việc phân tích các điểm mạnh (Strenghts), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) trong các mối liên kết với hộ nông dân. Tôi sử dụng SWOT để đánh giá trong sản xuất và tiêu thụ chè tại Huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về ưu điểm, nhược điểm và đánh giá những cơ hội và thách thức, và từ đó làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường nhằm phát huy tính kinh tế cho cây chè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)