Kinh nghiệm liên kết và tiêu thụ chè của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 43)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm liên kết và tiêu thụ chè của một số nước trên thế giới

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

* Thứ nhất, Trung Quốc coi trọng mối liên kết giữa sản xuất-chế biến và tiêu thụ, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hóa và thâm canh hóa.

Sản lượng chè của Trung Quốc chiếm 25% sản lượng chè của thế giới. Tại Trung Quốc, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm phát triển rất nhanh chóng trong thời gian gần đây. Điều này đã khuyến khích các thành phần công, thương nghiệp tham gia nhiều hơn nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản. Trung Quốc gọi là “Kinh doanh sản nghiệp hoá nông nghiệp”. Đây là phương thức kinh doanh nông nghiệp kiểu mới, trong đó nhà nước phối hợp với các xí nghiệp và các nhà khoa học trong các khâu tác nghiệp trước sản xuất, trong sản xuất và sau sản xuất của hàng triệu hộ nông dân, nhằm hướng vào thị trường nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thực hiện nhất thể hoá sản xuất - chế biến - tiêu thụ, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng quy mô hoá, chuyên môn hoá và thâm canh hoá.

* Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức liên kết

Có 4 hình thức chính của sản nghiệp hoá:

Thứ nhất, hình thức doanh nghiệp chế biến gia công là chủ thể: tức là doanh nghiệp tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước rồi thông qua hình thức ký hợp đồng, khế ước, cổ phần... rồi liên hệ với nhân dân và vùng sản xuất nguyên liệu. Trong đó doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, thu mua nông sản định hướng sản xuất cho nông dân. Nông dân đảm bảo nguyên liệu ổn định cho doanh nghiệp sản xuất.Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nông dân vay vốn, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và nông dân trước các thay đổi của thị trường nhằm cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, người dân yên tâm sản xuất.

Thứ hai, hình thức hợp tác xã nông nghiệp là chủ thể: Các tổ chức hợp tác nông dân đứng ra liên hệ với các doanh nghiệp gia công chế biến, các đơn vị kinh doanh nông sản, mặt khác tiến hành tổ chức nông dân sản xuất họ đóng vai trò như chiếc cầu nối liên kết người dân và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với nông dân.

Thứ ba, hình thức hiệp hội nông dân chuyên nghiệp: Đây là hình thức chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau về tiền vốn, kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ... Giữa các hộ gia đình trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi.

Thứ tư, hình thức mắt xích của thị trường bán buôn: Ở hình thức này hạt nhân trung tâm là các chợ buôn bán, các công ty thương mại nông sản. Tức là các chợ công ty này tác động hướng dẫn nông dân sản xuất các mặt hàng riêng biệt, từ đó hình thành các khu chuyên canh cung cấp đầu vào cho kinh doanh của mình.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Kenya

* Thứ nhất, tăng cường chính sách liên kết giữa người sản xuất- doanh nghiệp-chính phủ (nhà nước)

Kenya là nước sản xuất chè đứng thứ tư trên thế giới vào năm 2006.Ở đây, chè là nguồn đổi ngoại tề mà Kenya kiếm được. Vào năm 2002, chè

chiếm khoảng 20% GDP nông nghiệp của Kenya. Sản xuất chè của Kenya được mở rộng với tốc độ nhanh. Năm 1963, Kenya đã sản xuất được 18 tấn và đến năm 2000 đã sản xuất được 260.000 tấn và đạt được 350.000 tấn vào nằm 2005. Có được năng suất và sản lượng cao như vậy là do nhà nước Kenya tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp sản xuất và đóng gói sản phẩm, tăng diện tích trồng chè cho nông dân, quy hoạch dồn điền đổi thửa, định hướng chuyển dịch phù hợp, giới thiệu cho nông dân các mô hình sản xuất mới hiệu quả cao... Cùng với những chính sách khuyến khích giúp đỡ doanh nghiệp yên tâm đầu tư, nông dân yên tâm sản xuất... Ví dụ: Chính sách khi doanh nghiệp đọng vốn do nông dân mất mùa chưa trả được nợ, chính sách khấu trừ thuế VAT, đầu vào cho sản phẩm, chính sách liên kết sản xuất bao tiêu với nông dân.

* Thứ hai, coi trọng mối quan hệ của doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến với người dân

Để doanh nghiệp gắn bó lâu dài với nông dân nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng cơ chế lãi với nông dân (việc này có thể thực hiện trước khi đánh thuế thu nhập), đồng thời cho phép doanh nghiệp thành lập quỹ hỗ trợ rủi ro do thiên tai và rớt giá. Doanh nghiệp ngoài việc sử dụng thành tựu khoa học và công nghệ chung của xã hội, họ còn mua các nghiên cứu khoa học của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài, nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)