Đổi mới, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở chế biến chè trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 112 - 114)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp tăng trường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tạ

4.2.4. Đổi mới, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở chế biến chè trên địa bàn huyện

DN chế biến chè có vai trò đầu mối dẫn dắt quan trọng đối với mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụh chè. Hiện nay, các cơ sở chế biến chè trên địa bàn huyện Đại Từ được hình thành một cách tự phát, cạnh tranh không lành mạnh với nhau, thừa công suất chế biến, không có vùng nguyên liệu riêng,… Những yếu kém này khiến nhiều DN chế biến không làm được vai trò đầu mối dẫn dắt và quản lý mối liên kết, ngược lại, đôi khi vì lợi ích riêng họ còn tranh giành nguyên liệu của nhau, ép cấp, ép giá khi mua chè nguyên liệu của nông dân.

Để tăng cường vai trò đầu mối dẫn dắt và quản lý liên kết chuỗi của DN chế biến chè, cần rà soát, đánh giá lại khả năng cung cấp nguyên liệu của các vùng sản xuất cho cơ sở chế biến, định hướng thu hút đầu tư, cải tạo các cơ sở chế biến chè hiện có để hình thành các nhà máy hiện đại, có công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm chè chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè theo hướng sử dụng công nghệ cao như các dây chuyền chế biến chè xanh cao cấp, chè đen CTC, đa dạng hoá các sản phẩm chè với mẫu mã, bao bì hiện đại, an toàn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Sử dụng công nghệ cao trong bảo quản, đóng gói sản phẩm như máy hút chân không, máy ủ hương, máy đóng gói

nâng cao chất lượng sản phẩm. Thu hút DN trong và ngoài nước từng bước đầu tư chế biến ứng dụng công nghệ cao, chế biến “tinh” và chế biến “sâu” nhằm tăng GTGT của sản phẩm.

Đối với các xưởng chế biến quy mô nhỏ (hộ gia đình, trang trại) nên khuyến khích đầu tư theo hướng kết hợp thiết bị hiện đại với thủ công tinh xảo để tạo ra sản phẩm đặc sản truyền thống. Tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến theo từng quy mô, hướng dẫn việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, chế biến tự công bố chất lượng sản phẩm, xử lý nghiêm minh mọi trường hợp sản xuất, chế biến chè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem xét các tiêu chuẩn về môi trường thân thiện đối với các nhà máy chế biến, áp dụng các chuẩn mực về lao động, xã hội và bảo hiểm cho người chế biến chè. Thực hiện các khâu tiêu chuẩn kỹ thuật trong chế biến và quản lý chất lượng, bắt buộc áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật đối với ngành chè, giảm bớt các DN không đủ điều kiện sản xuất, xuất khẩu.

Hỗ trợ DN đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ. Nghiên cứu thành lập các hội những người trồng chè quy mô nhỏ tại các vùng chuyên canh chè nhằm góp phần giải quyết tình trạng thiếu nguyên liệu cho chế biến, chất lượng chè không đồng nhất. Gắn kết các DN chế biến với vùng nguyên liệu, thực hiện đồng bộ các giải pháp (giống, canh tác, kiểm soát phân bón và dư lượng thuốc BVTV, sản xuất có chứng nhận,...) để nâng cao chất lượng sản phẩm cuối cùng. Nâng cao chất lượng trong thu hái và bảo quản nguyên liệu chè búp tươi thông qua cải tiến đầu tư công nghệ, tập huấn kỹ thuật.

Khuyến khích các DN chế biến chè thay đổi cơ cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng chè xanh truyền thống, đầu tư công nghệ chế biến chè đen, các sản phẩm chè hương liệu có tỷ trọng tiêu thụ cao trên thế giới. Đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng chè. Tăng tỷ lệ chế biến

quy mô CN, giảm chế biến quy mô hộ để kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm. Nhập khẩu chè nguyên liệu bán thành phẩm chất lượng cao để đấu trộn với chè sản xuất tạo sản phẩm chế biến sâu phù hợp với thị hiếu của thị trường tiêu thụ có tiềm năng nâng cao GTGT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)