5. Bố cục của luận văn
3.3.2. Quy trình quản lý tài chính
Quản lý tài chính tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ được tiến hành theo chu trình bao gồm ba bước: bắt đầu từ việc quản lý việc lập dự toán thu chi tài chính, sau đó là quản lý việc chấp hành dự toán và cuối cùng là việc quyết toán thu chi tài chính. Quy trình quản lý tài chính của đơn vị được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.2: Quy trình quản lý tài chính tại TTBDCT huyện Đồng Hỷ
Lập dự toán thu
Tiếp nhận dự toán
Lập dự toán chi
Thực hiện thu Thực hiện chi
Chi TT cá nhân
Chi hàng hóa
dịch vụ
Chi khác Chi đầu
tư phát triển
- Công tác lập dự toán tài chính của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ là quá trình cân đối, phân tích, đánh giá giữa nhu cầu chi và khả năng nguồn vốn tài chính, từ đó xác định việc đáp ứng nhu cầu chi tiêu của đơn vị để làm căn cứ điều hành việc thu chi trong năm của đơn vị. Lập dự toán thu, chi tài chính là khâu mở đường quan trọng mang ý nghĩa quyết định đến toàn bộ quá trình thực hiện quản lý tài chính sau này của đơn vị. Theo luật NSNN, dự toán thu, chi ngân sách của đơn vị được lập đúng theo chế độ hiện hành, gồm hai phần dự toán thu và dự toán chi.
Hiện nay, căn cứ vào quy mô đào tạo, số lượng học viên, số lượng biên chế, hợp đồng được giao, cơ sở vật chất và các hoạt động được dự kiến, quá trình lập dự toán đã được lập chặt chẽ hơn. Quá trình lập dự toán đúng theo nội dung, biểu mẫu quy định, đúng thời gian, thể hiện đầy đủ các khoản thu chi theo mục lục NSNN và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, đơn vị đã thực hiện xây dựng kế hoạch hàng năm sát với thực tế nhằm đảm bảo hoạt động thường xuyên và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện dự toán trong quy trình quản lý tài chính của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ. Thực hiện dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị trở thành hiện thực. Định mức chi được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán. Căn cứ này mang tính quyết định nhất trong chấp hành dự toán chi NSNN.
Các khoản chi thường xuyên của NSNN luôn bị giới hạn bởi khả năng huy động của các nguồn thu. Khi các khoản chi thường của đơn vị đã được ghi trong dự toán nhưng khi số thu không đủ thì đơn vị vẫn phải cắt giảm một phần nhu cầu chi tiêu. Đây cũng là một trong các giải pháp thiết lập lại sự cân đối giữa thu và chi NSNN trong quá trình chấp hành dự toán của đơn vị.
Tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, chế độ, chính sách chi NSNN hiện hành là căn cứ mang tính pháp lý cho công tác chấp hành dự toán chi NSNN, vì
tính hợp lý của các khoản chi sẽ được xem xét dựa trên cơ sở chính sách, chế độ nhà nước đang có hiệu lực thi hành. Để làm được điều đó các chính sách, chế độ phải phù hợp với thực tiễn.
Để đạt được mục tiêu cơ bản của việc tổ chức chấp hành dự toán chi, đơn vị đã áp dụng các biện pháp đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng nguồn vốn hợp lý, tiết kiệm như sau:
Xây dựng hướng dẫn cụ thể rõ ràng để thi hành. Việc xây dựng hướng dẫn phải dựa trên cơ sở dự toán chi NSNN đã được duyệt và các chế độ chính sách hiện hành.
Xem xét khả năng đảm bảo tài chính cho nhu cầu chi NSNN để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo cân đối trong quá trình chấp hành dự toán.
Tuân thủ chặt chẽ quá trình kiểm tra, giám sát việc nhận và sử dụng kinh phí tại đơn vị để đảm bảo đúng dự toán, định mức tiêu chuẩn của nhà nước, góp phần nâng cao tính hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý chi ngân sách.
- Quyết toán là khâu cuối cùng trong quy trình quản lý tài chính của đơn vị. Đó là quá trình kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán để phân tích đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra kinh nghiệm, bài học cần thiết cho chấp hành dự toán tiếp theo. Trong quá trình quyết toán các khoản chi ngân sách đơn vị đã đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
Lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và đúng thời gian sao cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo chế độ quy định.
Nội dung, số liệu trong báo cáo đảm bảo tính chính xác, trung thực. Trình tự nội dung các báo cáo tài chính theo đúng nội dung trong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục NSNN quy định.
Báo cáo quyết toán của đơn vị không được để xảy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn thu.