Một số kinh nghiệm thực tế trong quản lý tài chính tại các Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 37)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Một số kinh nghiệm thực tế trong quản lý tài chính tại các Trung

Bồi dưỡng chính trị

1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số TTBDCT

+ Tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều nguồn tài nguyên về khoáng sản, biển... chính vì vậy ngân sách thu của tỉnh Quảng Ninh rất lớn nên ngân sách chi cho công tác bồi dưỡng đào tạo của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành phố Móng Cái luôn có xu hướng tăng. Nguồn kinh phí không tự chủ chi cho đào tạo bồi dưỡng năm 2014 là 2.5 tỷ, đến năm 2016 là 3.1 tỷ đồng. Để thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thông qua các kỳ đại hội cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hàng năm và có sửa đổi bổ sung khi cần thiết.

Đối với nguồn ngân sách cấp tự chủ, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành phố Móng Cái được được nguồn ngân sách của thành phố và tỉnh cấp hàng năm đều tăng cao, cán bộ, viên chức được hưởng phụ cấp thêm 25% công vụ, định mức chi thường xuyên đạt 20 triệu đồng/người/năm. Chính vì vậy nên việc trích lập các quỹ hàng năm được thực hiện đầy đủ, nguồn thu nhập tăng thêm cũng được chú trọng, giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giảng viên trong Trung tâm.

Đối với nguồn ngân sách Nhà nước cấp không tự chủ, đơn vị đã thực hiện theo đúng nội dung và định mức quy định. Đối với nguồn kinh phí tự chủ, cuối năm nếu kinh phí còn dư do thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu thì được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giáo viên theo quy định.

Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành phố Móng Cái đã xây dựng và ban hành các văn bản, quy định dựa trên các quy định, văn bản của cấp trên và phù hợp với điều kiện của tỉnh cũng như đơn vị.

Ngoài công tác đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch, Trung tâm đã xin ý kiến cơ quan chủ quản để phối hợp với các đơn vị khác mở thêm các lớp bồi dưỡng về kỹ năng quản lý lãnh đạo, phối hợp với Sở Nội vụ mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác chuyên môn… Qua đó tăng thêm nguồn thu, tạo việc làm cho cán bộ, nhân viên, chương trình đào tạo được đổi mới và phù hợp với xu thế phát triển chung.

Công tác quản lý tài chính được quan tâm, tổ chức triển khai đúng quy định của nhà nước và đạt hiệu quả tốt. Nguồn lực tài chính được phân bổ hợp lý để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung công tác, các nhiệm vụ của đơn vị. Đội ngũ quản lý tài chính của đơn vị có trình độ chuyên môn sâu và dày dặn kinh nghiệm nên giúp cho công tác quản lý tài chính được thực hiện hiệu quả.

Đơn vị cũng đầu tư đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác quản lý tài chính. Mỗi cán bộ quản lý tài chính đều có một máy tính riêng và được cài đặt phần mềm kế toán nên giúp cho công tác tài chính được thực hiện một cách khoa học, nhanh chóng và đảm bảo yêu cầu của lãnh đạo đơn vị.

+ Tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mường La, tỉnh Sơn La

Huyện Mường La, tỉnh Sơn La là một huyện vùng núi, có nhiều đồng bào dân tộc khác nhau, chính vì vậy công tác giảng dạy tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mường La, tỉnh Sơn La cũng có nhiều khác biệt so với các Trung tâm khác. Trình độ, ngôn ngữ, phong tục của học viên khác nhau, nên đội ngũ cán bộ, giảng viên tại đây có phong cách giảng dạy rất phong phú như: giảng dạy phối hợp cả trình chiếu và viết bảng, mở lớp tại các xã vùng sâu vùng xa... Ngoài ra, tỉnh Sơn La cũng rất chú trọng đến kinh phí bồi dưỡng đào tạo cho học viên. Ngân sách không tự chủ chi cho bồi dưỡng đào tạo năm 2016 của Trung tâm là 2.8 tỷ, mức chi hỗ trợ tiền ăn cho học viên đạt

50.000đ/học viên/ngày, ngoài ra còn các khoản hỗ trợ khác như đi thực tế, sử dụng tài liệu, hỗ trợ phương tiện đi lại...

Do học viên đến tham gia học tập tại Trung tâm đều ở xa, dàn trải trên địa bàn toàn huyện. Để phục vụ tốt hơn cho công tác chuyên môn, Trung tâm đã thường xuyên tổ chức lớp học tại cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tham gia học tập, giảm chi phí đi lại chung, nâng cao hiệu quả học tập. Bên cạnh đó giảng viên cũng được tiếp xúc với cơ sở nhiều hơn, nâng cao trình độ chuyên môn giúp cho hiệu quả công việc đạt kết quả tốt hơn. Trên cơ sở các văn bản, quy định của cấp trên đơn vị đã xây dựng và ban hành các văn bản, quy định theo nguyên tắc công khai, minh bạch và dân chủ với sự đóng góp ý kiến của các tổ chức, đoàn thể trong toàn đơn vị theo quy định của pháp luật.

Nguồn kinh phí tự chủ: sau khi chi các khoản chi theo nội dung, định mức và theo chế độ chính sách của Nhà nước. Cuối năm, nếu số kinh phí còn dư do tiết kiệm chi thường xuyên thì được chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức.

Hiện nay, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mường La thực hiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính theo hướng tập trung giúp cho các công việc thực hiện hiệu quả. Đơn vị đã ban hành hướng dẫn về quy trình, thủ tục và thời gian thanh toán cho công chức, viên chức trong đơn vị thực hiện, thường xuyên điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ khi có sự thay đổi về định mức và chế độ chính sách.

Đội ngũ làm công tác quản lý tài chính, kế toán là những người có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm công tác giúp cho công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tài chính của Nhà nước. Đơn vị thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật những kiến thức mới cho cán bộ làm công tác quản lý tài chính giúp cho họ không những giỏi về chuyên môn mà còn thành thạo về tin học để khai thác hiệu quả công tác quản lý tài chính. Hiện nay, đơn vị cũng đã tiến hành đầu tư nâng cấp hệ thống máy tính cho bộ phận kế toán và đầu tư xây dựng phần mềm kế toán.

1.2.1.2. Bài học kinh nghiệm cho Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ

Mỗi tỉnh, huyện có cách thức đầu tư Ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo, bồi dưỡng khác nhau tùy vào điều kiện kinh tế, trình độ, văn hóa của mỗi nơi. Tỷ trọng chi ngân sách cho công tác đào tạo bồi dưỡng nhìn chung đều có những phương pháp hữu hiệu để đạt hiệu quả cao, cụ thể là:

- Sử dụng kinh phí đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả để việc trích lập và sử dụng các quỹ được duy trì, giúp cho đời sống tinh thần, vật chất của cán bộ, giảng viên cơ quan được nâng cao. Cắt giảm nhân lực bằng các biện pháp phù hợp, khuyến khích cán bộ, nhân viên làm việc bằng chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, chế độ công tác phí, trích lập và sử dụng các quỹ… được thống nhất trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

- Cải cách hệ thống đào tạo, bồi dưỡng theo hướng thị trường. Miễn phí và hỗ trợ thêm cho học viên không hưởng lương ngân sách, học viên ở vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số đặc biệt. Thực hiện xã hội hóa các nguồn kinh phí phục vụ cho đào tạo bồi dưỡng.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tại cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tham gia học tập để nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn, giảm thiểu các chi phí đi lại và chi phí khác.

- Đơn vị cần tăng nguồn thu bằng việc nâng cao uy tín, thương hiệu, đây là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đơn vị. Nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Ngoài ra, đơn vị cần tìm ra các biện pháp hữu hiệu để phối hợp với các đơn vị mở thêm lớp đào tạo, bồi dưỡng, mở rộng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời tăng nguồn thu cho đơn vị.

- Kế hoạch chi ngân sách được lập rõ ràng, chi tiết do cơ quan chuyên trách tiến hành. Vận động thêm các nguồn thu như từ cộng đồng, từ nguồn thu dịch vụ.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)