Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ và yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 109)

5. Bố cục của luận văn

4.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ và yêu cầu

về đào tạo nguồn nhân lực

Huyện Đồng Hỷ là vùng có địa hình hiểm trở, nhiều bản sắc văn hóa dân tộc phong phú; trình độ phát triển kinh tế chưa cao, đời sống nhân dân còn khó khăn; mức sống vẫn còn khoảng cách lớn với mức trung bình cả nước (chỉ bằng 40%- 60% trung bình của người dân cả nước - năm 2016).

Chất lượng nguồn nhân lực là một sự tổng hoà của nhiều chỉ số thành phần, có thể đại diện bằng các chỉ tiêu như: tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học cơ sở, đại học, cao đẳng, trường nghề trên quy mô dân số... Trong những năm gần đây, đối với tỉnh Thái Nguyên, các chỉ tiêu này có những thay đổi tích cực ban đầu, song, vẫn bộc lộ rõ những khoảng cách lớn so với các vùng khác trong toàn quốc.

Nguồn nhân lực mỏng và ít được đào tạo. Năm 2016, huyện có khoảng 200 nghìn lao động trên địa bàn. Với diện tích lớn và giàu tiềm năng kinh tế, nguồn nhân lực như vậy chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

Thực tế giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực tại các tỉnh thuộc địa bàn huyện gặp rất nhiều khó khăn; trình độ lao động lại có sự chênh lệch giữa các huỵên và biến động khó kiểm soát.

Về cơ bản, nguồn nhân lực huyện Đồng Hỷ đã có nhiều cải thiện trong những năm vừa qua. Điều đó chứng minh cho sự đầu tư đúng đắn của Đảng và Nhà nước vào phát triển kinh tế của một vùng mang nhiều ý nghĩa trên các lĩnh vực như huyện Đồng Hỷ. Song, với các đặc trưng riêng biệt, công tác phát triển nhân lực của Huyện vẫn gặp không ít khó khăn.

Các chỉ tiêu về chất lượng giáo dục của vùng còn thấp so với yêu cầu phát triển ngày càng gia tăng của đất nước. Những hạn chế này bắt nguồn từ xuất phát điểm của Huyện thấp hơn so với các địa phương khác. Những bất cập mang tính đặc trưng như: ngôn ngữ, chương trình giáo dục, đào tạo đang tác động không nhỏ đến kết quả học tập và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị.

Đào tạo đội ngũ cán bộ cho hệ thống chính trị cơ sở trong tình hình mới phải thấy được tính đặc thù vùng, miền bên cạnh sự năng động và nắm bắt được chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương.

- Phát triển nguồn nhân lực phải được coi như khâu đột phá trong sự nghiệp giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội (đào tạo, sử dụng người dân tộc thiểu số ở mọi cấp, ngành).

- Phát triển nguồn nhân lực phải hướng tới đào tạo toàn diện, đồng bộ về số lượng chuyên môn, ngành nghề, coi trọng về chất lượng.

- Cần coi việc phát triển giáo dục và nguồn nhân lực dân tộc thiểu số là đầu tư cho phát triển bền vững hiện tại và tương lai.

- Nhà nước cần có chính sách đảm bảo nguồn nhân lực, phát huy tinh thần tự lực, ý thức vươn lên của các dân tộc và phát huy nguồn lực ở cộng đồng với sự tham gia của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)