5. Bố cục của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Mục đích của thu thập thông tin, số liệu là nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho phân tích và đánh giá về thực trạng quản lý tài chính ở Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
a, Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
* Phương pháp điều tra trực tiếp: Tác giả dự kiến nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn. Phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi được thiết kế để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
+ Đối tượng điều tra, khảo sát: Để tiện cho việc nghiên cứu, tác giả lựa chọn địa điểm nghiên cứu tập trung vào các phòng, ban, ngành: Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên; Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng Nội vụ, Ban Tổ chức Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Kho bạc, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ để có nhận thức rộng rãi, khách quan.
+ Quy mô mẫu: Tổng số đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc phạm vi đối tượng điều tra, khảo sát là 35 người.
+ Tiêu chí chọn mẫu: Mẫu được chọn ngẫu nhiên từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý trực tiếp quản lý tài chính, cán bộ có thời gian làm việc từ 1 năm trở lên.
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành phát phiếu điều tra cho 35 cán bộ, công chức, lãnh đạo cụ thể như sau: Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên: 5 phiếu; Phòng Tài chính - kế hoạch Huyện: 5 phiếu; Phòng Nội vụ Huyện: 5 phiếu; Ban Tổ chức Huyện ủy: 5 phiếu; Ban Tuyên giáo Huyện ủy: 3 phiếu; Kho bạc Huyện: 5 phiếu; Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Huyện: 7 phiếu.
- Tổng số phiếu phát ra: 35 phiếu, số phiếu thu về: 35 phiếu, 0 phiếu không hợp lệ, 35 phiếu hợp lý được dùng để phân tích.
+ Nội dung phiếu điều tra:
- Thông tin chung: Họ và tên, giới tính, tuổi, trình độ chuyên môn, số năm công tác.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính: Cơ chế các văn bản pháp luật quản lý tài chính; Ảnh hưởng đặc điểm của ngành; Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tài chính; Trình độ cán bộ quản lý; Thiết bị phục vụ công tác quản lý tài chính.
- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:
STT Thang đo Ý nghĩa
1 1,0 đến 1,8 Rất kém
2 1,81 đến 2,6 Kém
3 2,61 đến 3,4 Trung bình
4 3,41 đến 4,2 Tốt
5 4,21 đến 5,0 Rất tốt
+ Mục đích điều tra: Để đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài chính và mức độ đáp ứng của tài chính cho các hoạt động đào tạo tại đơn vị.
* Phương pháp quan sát: Tác giả thu thập thông tin bằng cách thu thập thông tin thông qua những quan sát trực quan về cách thức, hoạt động và quá trình quản lý tài chính của đội ngũ trực tiếp quản lý, công tác quản lý lớp học tại đơn vị để có được số liệu thông qua Báo cáo tài chính hàng năm, các loại
sổ kế toán, báo cáo tổng kết năm...Từ đó đưa ra nhận xét khách quan về vấn đề đang nghiên cứu.
* Phương pháp khảo sát trực tuyến: với sự xuất hiện của Internet, các số liệu có thể thu thập được bằng các khảo sát qua thư điện tử hay các website. Thông qua internet tác giả thu thập thông tin qua các công trình nghiên cứu khoa học, các diễn đàn Quản lý tài chính, thông tin về các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các tỉnh...
b, Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
- Dữ liệu thứ cấp bên trong: Đề tài sử dụng thông tin thứ cấp của đơn vị từ năm 2014 đến năm 2016. Tác giả đã tiến hành thu thập các thông tin thông qua tài liệu tham khảo như: kế hoạch, báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo tổng kết công tác đào tạo bồi dưỡng năm, quy chế chi tiêu nội bộ...
Các văn bản pháp lý liên quan: các Thông tư, Hướng dẫn, Quyết định, Quy định của Bộ Tài chính, Ban Tuyên giáo Trung ương, Luật ngân sách của Quốc hội ban hành. Các giáo trình, sách báo chuyên ngành liên quan đến quản lý ngân sách, quản lý tài chính.
- Dữ liệu thứ cấp bên ngoài: Đề tài tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo về quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập, sử dụng mạng internet để tìm hiểu các văn bản tài chính, thông qua phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Thống kê thu thập và tham khảo báo cáo kinh tế xã hội huyện Đồng Hỷ năm 2014 đến năm 2016.