Hoàn thiện tổ chức và công tác kế toán, bộ máy quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 116 - 118)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Hoàn thiện tổ chức và công tác kế toán, bộ máy quản lý tài chính

+ Xác định rõ chức năng, quyền hạn của các bộ phận

Để các bộ phận trong đơn vị phát huy hết ưu thế chuyên môn, giúp cho việc quản lý được hoàn thiện, có hiệu quả, Ban Giám đốc cần có sự nghiên cứu sắp xếp lại tổ chức, phân định rõ chức năng, quyền hạn của từng bộ phận nhằm đảm bảo sự chuyên nghiệp hóa, tránh chồng chéo chức năng. Đặc biệt đối với bộ máy quản lý tài chính thông qua phòng Kế toán:

- Thực hiện đúng chức năng là bộ phận tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị trong việc tố chức công tác quản lý tài chính. Chịu trách nhiệm trong việc lập dự toán phân bổ dự toán, thực hiện công tác báo cáo quyết toán theo quy định của Nhà nước.

- Phối hợp với phòng Giáo vụ để đưa ra mức chi cho học viên từng lớp học, thực hiện các khoản chi cho hoạt động đào tạo phù hợp trong các khoản

chi về làm thi, coi thi, chấm thi. Đồng thời tham mưu cho Ban Giám đốc có kế hoạch rõ ràng về nhân sự, biên chế…để dự toán mức chi lương, thu nhập tăng thêm cho họp lý.

- Không chỉ căn cứ vào chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước để xây dựng báo cáo định kỳ hàng năm, mà cần căn cứ vào chiến lược phát triển của huyện trong phát triển giáo dục, đào tạo để xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn.

+ Đào tạo cán bộ kế toán, quản lý tài chính có tinh thần trách nhiệm và chuyên môn cao.

Đội ngũ cán bộ là bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong bộ máy kế toán tài chính nói riêng và công tác quản lý nói chung. Cán bộ kế toán, quản lý tài chính có chất lượng cao sẽ đưa ra các quyết định chất lượng, hiệu quả trong công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính. Do đó, việc xây dựng cán bộ tài chính kế toán chuyên trách, giỏi nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức tốt cần được xem như một khâu quan trọng trong việc tăng cường quản lý tài chính tại đơn vị. Để có được đội ngũ cán bộ này, đơn vị cần:

- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, nghiệp vụ đối với cán bộ làm công tác tài chính, kế toán, bố trí cán bộ có năng lực phù hợp với từng công việc.

- Tăng cường công tác kiểm tra chéo giữa các khâu trong quá trình quản lý. Đối với từng lĩnh vực cơ bản: quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài sản cố định... cần có các cán bộ có chuyên môn và khả năng và phải yêu cầu từng lĩnh vực này phải được quản lý không chỉ trên hệ thống chứng từ, sổ sách mà phải được điện tử hóa, quản lý qua phần mềm máy tính.

- Thường xuyên cử cán bộ tài chính, kế toán đi tập huấn, thực hành kế toán trên máy vi tính, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao trình độ.

- Đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho toàn thể cán bộ quản lý, kê toán tài chính trong đơn vị.

Thực hiện các giải pháp này, bước đầu giúp đơn vị quản lý tài chính thấy được chức năng, nhiệm vụ của mình; xây dựng kế hoạch chi tiêu từ đó làm căn cứ để xây dựng dự toán hàng năm một cách phù hợp, sát thực với mục tiêu phát triển. Đồng thời, có được đội ngũ cán bộ quản lý, kế toán tài chính cho trình độ chuyên môn cao và có tinh thần trách nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)