Quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 83)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3. Quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính

3.3.3.1. Quản lý các nguồn lực tài chính

a. Công tác lập dự toán thu

Lập dự toán thu của đơn vị là quá trình cân đối, phân tích, đánh giá giữa nhu cầu chi và khả năng nguồn vốn tài chính, từ đó xác định việc đáp ứng nhu cầu chi tiêu của đơn vị để làm căn cứ điều hành việc thu trong năm của đơn vị.

Trên cơ sở xác định mức thu, kế toán xác định dự toán thu từ hoạt động sự nghiệp. Dự toán thu được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Đầu tháng 10 bộ phận Giáo vụ gửi công văn đăng ký mở lớp năm kế hoạch đến các đơn vị, phòng ban ngành phối hợp để đăng ký số lượng lớp học, học viên và chương trình học.

Bước 2: Đơn vị tổ chức Hội nghị xây dựng kế hoạch mở lớp để tổng hợp số lượng học viên, lớp học cho năm kế hoạch, đơn vị gửi văn bản trình Thường trực Huyện ủy Đồng Hỷ xét duyệt. Sau khi có kết quả Hội nghị xây dựng kế hoạch mở lớp, bộ phận giáo vụ phối hợp với kế toán dựa vào căn cứ này làm cơ sở để lập dự toán nguồn ngân sách không tự chủ của đơn vị. Bên cạnh đó, kế toán căn cứ vào số biên chế, nhân viên, lao động hợp đồng có mặt tại cơ quan để lập dự toán nguồn ngân sách tự chủ.

Bước 3: Trước ngày 20/11, kế toán tổng hợp dự toán thu ngân sách, gửi lên Thủ trưởng đơn vị ký, sau đó chuyển sang phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định, trình lãnh đạo UBND huyện Đồng Hỷ xét duyệt.

Quá trình lập dự toán thu hiện nay đã được lập chặt chẽ hơn nên Trung tâm đã thực hiện xây dựng kế hoạch hàng năm sát với thực tế nhằm đảm bảo hoạt động thường xuyên và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tránh được tình trạng đề nghị cấp bổ sung kinh phí vào cuối năm thực hiện.

Tuy nhiên, đơn vị còn nhiều bất cập khi lập dự toán thu ở bước 2, các khoản NSNN cấp theo định mức như các khoản chi cho con người, hàng hóa dịch vụ thì các đơn vị lập chuẩn theo định mức. Nhưng những khoản cấp phát cho mua sắm trang thiết bị dạy học, XDCB… thuộc kinh phí không thường

xuyên thì đơn vị thường lập dự toán vượt so với dự toán được phê duyệt, vì tâm lý sợ bị cắt xén khi duyệt của các cơ quan có thẩm quyền. Đây là vấn đề mang tính phổ biến trong dự toán và cấp phát NSNN nói chung cần khắc phục.

Số liệu lập dự toán thu Ngân sách nhà nước của đơn vị được thể hiện qua bảng 3.2:

Bảng 3.2. Dự toán thu NSNN của TTBDCT huyện Đồng Hỷ qua 3 năm 2014 - 2016 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh % 2015/2014 2016/2015 Bình quân Thu NSNN cấp - Nguồn NS cấp tự chủ 675 581 648 86,07 111,53 98,8 - Nguồn NS cấp không tự chủ 1.200 1200 1200 100 100 100 Tổng cộng 1.875 1.781 1.848 94,98 103,76 99,37

Nguồn: Phòng Kế toán TTBDCT huyện Đồng Hỷ

Qua bảng số liệu 3.2 ta thấy tổng dự toán thu của đơn vị qua giai đoạn 2014 - 2016 có sự biến động, cụ thể như sau:

- Nguồn ngân sách cấp tự chủ: năm 2014 là 675 triệu đồng, năm 2015 giảm còn 581 triệu đồng, chỉ đạt 86,07% so với năm 2014 do đơn vị có 01 cán bộ nghỉ hưu, giảm biên chế nên giảm lương và các khoản chi phí khác. Năm 2016 dự toán thu tăng lên 648 triệu đồng do đơn vị có thêm hợp đồng lao động hưởng lương ngân sách, cán bộ được hưởng thêm phụ cấp lương và mức lương cơ sở cũng tăng so với năm trước.

- Nguồn ngân sách cấp không tự chủ: qua 3 năm ngân sách 2014, 2015, 2016 đơn vị được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí ổn định theo quy định là 1.200 triệu đồng để chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.

b. Công tác thực hiện thu tài chính

Hàng năm vào tháng 1, sau khi dự toán được phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND huyện phê duyệt và cấp kinh phí vào tài khoản của đơn vị, đơn vị thực hiện tiếp nhận dự toán. Dựa trên dự toán đã được phê duyệt, kế toán của đơn vị tổ chức thực hiện thu theo đúng quy định của nhà nước. Các bước thực hiện thu tài chính:

Bước 1: Tiếp nhận dự toán thu tài chính

Bước 2: Các bộ phận căn cứ vào kế hoạch, định mức và nhu cầu thực tế để lập kế hoạch thu tài chính.

Bước 3: Kế toán tổng hợp, trình Thủ trưởng đơn vị duyệt, phân bổ nguồn thu cho các bộ phận.

Việc tiếp nhận kinh phí và chi tiêu theo mục là quy định bắt buộc được kho bạc nhà nước giám sát. Điều này thuận lợi cho đơn vị thực hiện đúng theo kế hoạch được lập, ít có tình trạng phát sinh. Tuy vậy khi thực hiện bước 3, dự toán được lập theo nhiều mục và các mục có nội chưa thật sự rõ ràng cũng gây khó khăn cho kế toán tổng hợp và đơn vị khi thực hiện giải ngân.

Bảng 3.3: Kết quả thực hiện thu của TTBDCT huyện Đồng Hỷ qua 3 năm 2014 - 2016

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn thu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân 1. Thu từ NSNN cấp 1.875 1.877 2.051,5 100,1 109,3 104,7 - NS cấp tự chủ 675 602 695,5 89,18 115,53 103,36 - NS cấp không tự chủ 1.200 1.275 1.356 106,25 106,35 106,3

2. Thu từ hoạt động sự nghiệp 0 0 0

Tổng cộng 1.875 1.877 2.051,5 100,01 109,3 104,7

* Nguồn thu từ NSNN cấp:

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn thu của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ 100% từ Ngân sách nhà nước cấp. Từ năm 2014 đến năm 2016, cơ cấu và tổng nguồn thu cũng có sự biến động mạnh mẽ. Nguồn thu từ NSNN cấp năm 2014 là 1.875 triệu đồng, năm 2015 là 1.877 triệu đồng và năm 2016 tăng lên là 2.051,5 triệu đồng; tổng thu năm 2015 tăng 0,1% so với năm 2014, năm 2016 tăng 9,3% so với năm 2015, tỷ lệ tăng bình quân là 4,7%. Trong đó:

+ Nguồn Ngân sách cấp chi tự chủ: Năm 2014 đơn vị được cấp 675 triệu đồng, năm 2015 là 602 triệu đồng, giảm 10,82% so với năm 2014, nguồn thu này giảm là do biến động về tiền lương, đơn vị có 01 cán bộ nghỉ hưu nên giảm thu tiền lương và các khoản chi thường xuyên khác. Năm 2016 đơn vị được ngân sách cấp là 695,5 triệu đồng, tăng 15,53% so với năm 2015 vì năm 2016, số lượng cán bộ, nhân viên hợp đồng hưởng lương ngân sách tăng nên nguồn ngân sách được cấp chi tự chủ cũng tăng theo. Qua 3 năm nghiên cứu, tỷ lệ tăng bình quân nguồn thu này là 3,36%.

Qua phân tích ta thấy, nguồn thu này được cấp dựa trên số lượng cán bộ, nhân viên có mặt thực tế năm thực hiện, từ đó làm căn cứ cấp dự toán chi tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản chi thường xuyên khác như: công tác phí khoán, văn phòng phẩm, điện, nước…

+ Nguồn Ngân sách cấp chi không tự chủ: qua 3 năm liên tục tăng, năm 2014 Ngân sách cấp cho nguồn này là 1.200 triệu đồng, năm 2015 là 1.275 triệu đồng, tăng 6,25%. Năm 2016 đơn vị được cấp 1.356 triệu đồng, tăng 81 triệu đồng tương ứng tăng 6,35%; tỷ lệ tăng bình quân qua 3 năm là 6,3%.

Sự biến động về nguồn thu này là do có biến động tăng lên về: lớp học, chế độ hỗ trợ học viên, thuê giảng viên, kinh phí đi học tập thực tế... Nguồn thu này có xu hướng tăng lên do đó đã đóng góp một phần đáng kể vào việc giúp đơn vị duy trì hoạt động để hoàn thành mọi nhiệm vụ đào tạo hàng năm.

Ngoài ra, được sự quan tâm của UBND huyện Đồng Hỷ, Trung tâm đã được đầu tư mua sắm trang thiết bị giảng dạy và học tập như: âm ly, loa đài, máy chiếu... Tuy nhiên, do điều kiện ngân sách của địa phương còn hạn chế nên cơ sở vật chất vẫn còn thiếu, do đó đơn vị luôn xác định việc quản lý và sử dụng tốt nguồn lực tài chính là một trong những điều kiện kiên quyết giúp cho đơn vị luôn phát triển ổn định, bền vững và đi lên.

* Thu từ hoạt động sự nghiệp: Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện

Đồng Hỷ là đơn vị sự nghiệp có nguồn thu duy nhất từ Ngân sách nhà nước cấp, nên không có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Điều này cho thấy nguồn kinh phí của đơn vị rất hạn hẹp, đôi khi không tự chủ được trong các hoạt động mà phải phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách, làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cũng như đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, nhân viên, giảng viên làm việc tại đơn vị.

c. Kết quả thực hiện thu so với dự toán thu

Hàng năm, sau khi được giao dự toán thu, đơn vị tiến hành triển khai thực hiện dự toán thu và phân bổ nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ được giao trong năm. Hiện nay, kết quả thực hiện thu NSNN của đơn vị đã tương đối sát với dự toán thu, điều đó được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 3.4. Kết quả thực hiện thu so với dự toán thu của TTBDCT huyện Đồng Hỷ qua 3 năm 2014 - 2016

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dự toán Thực hiện Thực hiện/ dự toán (%) Dự toán Thực hiện Thực hiện/ dự toán (%) Dự toán Thực hiện Thực hiện/ dự toán (%) - NS cấp chi tự chủ 675 675 100 581 602 103,61 648 695,5 107,33 - NS cấp chi không tự chủ 1.200 1.200 100 1.200 1.275 106,25 1.200 1.356 113 Tổng 1.875 1.875 100 1.781 1.877 105,39 1.848 2.051,5 111,01

Giai đoạn 2014 - 2016, tổng số thu NSNN đã thực hiện hoàn thành và vượt dự toán được giao. Đặc biệt, số thu NSNN thực hiện năm 2014 hoàn thành đạt 100%, năm 2015 đạt 105,39%, năm 2016 đạt 111,01% so với dự toán được giao. Chi tiết biến động dự toán và thực hiện các nguồn thu như sau:

- Nguồn NSNN cấp chi tự chủ: Năm 2014 đơn vị hoàn thành và đạt kế hoạch so với dự toán, đến năm 2015 và 2016 đơn vị đều hoàn thành và vượt dự toán từ 3,61% lên 7,33%. Nguyên nhân do 2 năm gần đây mức lương cơ sở tăng lên, tình trạng lạm phát cao làm cho giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng lên, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu chi của đơn vị. Do đó, số NSNN cấp cho đơn vị đã được điều chỉnh để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Nguồn NSNN cấp không tự chủ: Năm 2014 đơn vị cũng hoàn thành và đạt kế hoạch so với dự toán, năm 2015 đơn vị đạt 106,25% so với dự toán giao, năm 2016 đạt 113% so với dự toán giao. Nguyên nhân nguồn thu có biến động tăng hàng năm là do số lượng lớp học, học viên tham gia học tập tại đơn vị tăng nên số NSNN cấp cho đơn vị đã được bổ sung để đơn vị có đủ điều kiện để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng.

3.3.3.2. Quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính

a. Công tác lập dự toán chi

Căn cứ vào dự toán chi NSNN tại đơn vị được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao năm kế hoạch, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu hiện hành của Nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Đồng thời, dựa vào số thực chi năm báo cáo của các nội dung chi, kế toán lập dự toán, xem xét trình Thủ trưởng đơn vị ký. Quy trình lập dự toán chi được xây dựng như sau:

Bước 1: Khi kết thúc năm ngân sách (ngày 31/12 hàng năm) đơn vị tiến hành quyết toán, đối chiếu kinh phí đã sử dụng với Kho bạc nhà nước Huyện.

Bước 2: Dựa trên định mức chi năm trước và kế hoạch công việc của các bộ phận đề ra, sau khi dự toán năm thực hiện được giao, kế toán trình Thủ trưởng đơn vị để dự kiến phân bổ ngân sách cho các bộ phận.

Bước 3: Sau khi kinh phí dự kiến được phân bổ, các bộ phận sử dụng kinh phí tiến hành lập dự toán kinh phí năm hoạt động.

Bước 4: Kế toán tổng hợp, báo cáo Thủ trưởng đơn vị xem xét và quyết định phân bổ chi ngân sách.

Tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ, các bước lập dự toán chi đã được thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên trong quá trình lập dự toán chi ở bước 2 vẫn còn nhiều bất cập vì dự toán một số khoản chi theo thực tế được lập dựa trên định mức chi năm trước nhưng do tình hình lạm phát kinh tế, định mức năm trước không còn phù hợp, dẫn đến tình trạng một số khoản chi được lập dự toán chưa thực sự sát so với kế hoạch.

Nhằm thực hiện phương thức quản lý tài chính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm sử dụng nguồn tài chính một cách tiết kiệm và hiệu quả.

Dự toán chi của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ qua 3 năm 2014 - 2016 được thể hiện qua bảng 3.5

Bảng 3.5: Dự toán chi tại TTBDCT huyện Đồng Hỷ qua 3 năm 2014-2016

ĐVT: Triệu đồng

Stt Nội dung Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh % 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân Kinh phí thực hiện tự chủ 675 581 648 86,07 111,53 98,8

1 Chi thanh toán cho cá nhân 480 490 520 102,08 106,12 104,1

2 Chi về hàng hóa, dịch vụ 110 80 85 72,72 106,25 89,49

3 Các khoản chi khác 85 11 43 12,94 390,9 201,92

KP không thực hiện tự chủ 1.200 1.200 1.200 100 100 100

1 Các khoản TT cho cá nhân 400 400 355 100 88,75 94,38

2 Chi hàng hóa, dịch vụ 420 385 320 91,66 83,11 87,39

3 Các khoản chi khác 350 400 480 114,9 120 117,45

4 Chi đầu tư phát triển 30 15 45 50 300 175

Tổng cộng 1.875 1.781 1.848 94,98 103,76 99,37

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dự toán chi của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ qua 3 năm 2014, 2015, 2016 có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2014 tổng dự toán chi là 1.875 triệu đồng, năm 2015 là 1.781 triệu đồng tương ứng giảm 5,02% so với năm 2014. Năm 2016 tổng dự toán chi là 1.848 triệu đồng, tăng 3,76% so với năm 2014. Bình quân qua 3 năm tổng dự toán chi giảm 0,63%. Trong đó:

+ Nguồn kinh phí thực hiện tự chủ: Năm 2014 dự toán chi nguồn này là 675 triệu đồng, năm 2015 có 01 cán bộ nghỉ hưu nên dự toán giảm 13,93% còn 581 triệu đồng. Đến năm 2016, dự toán chi tăng 11,53% so với năm 2015 là 648 triệu đồng do đơn vị được bổ sung thêm cán bộ hợp đồng nên dự toán các khoản chi cũng tăng lên. Dù vậy, bình quân qua 3 năm dự toán chi nguồn này vẫn giảm 1,2%. Dự toán cụ thể cho các khoản chi như sau:

- Chi thanh toán cho cá nhân: năm 2014 dự toán khoản chi này là 480 triệu đồng, năm 2015 mặc dù có cán bộ nghỉ hưu nhưng dự toán vẫn tăng lên 490, năm 2016 là 520 triệu đồng, bình quân dự toán chi thanh toán cho cá nhân tăng 4,1%. Điều này cho thấy mặc dù nguồn ngân sách hạn hẹp nhưng đơn vị ngày càng chú trọng hơn đến các khoản chi cho con người, chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, nhân viên hơn.

- Chi hàng hóa dịch vụ: Năm 2014 khoản chi này được dự toán 110 triệu đồng, nhưng đến năm 2016 dự toán chỉ còn 85 triệu đồng, bình quân giảm 10,51%. Dự toán nguồn này giảm cho kinh phí hạn hẹp nên đơn vị đã giảm dự toán chi về văn phòng phẩm, dịch vụ công cộng…để tăng phần chi cho con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)