Định hướng tăng cường quản lý tài chính của Trung tâm Bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 113 - 116)

5. Bố cục của luận văn

4.1.3. Định hướng tăng cường quản lý tài chính của Trung tâm Bồ

chính trị huyện Đồng Hỷ trong thời gian tới

Quán triệt các quan điểm của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X về “đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụ công là khâu đột phá quan trọng để phát triển nhanh và có hiệu quả các lĩnh vực văn hóa xã hội. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách”; Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương (khóa X) về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với một số loại dịch vụ công cơ bản, cụ thể là: “Tăng cường đầu tư và đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước để các đơn vị sự nghiệp công lập phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả”; Kết luận số 20- KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương (khóa X) về cải cách tiền lương, cụ thể là: “Đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính (trong đó tiền lương) đối với khu vực sự nghiệp công lập theo hướng đơn vị sự nghiệp được thu phí (giá) dịch vụ tính đủ tiền lương và từng bước tính đủ các chi phí khác; Đơn vị sự nghiệp thực hiện hạch toán thu chi (không vì mục đích lợi nhuận)”, các quan điểm định hướng về đổi mới cơ chế tài chính của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị được đặt ra nhằm các mục tiêu sau:

+ Hoàn thiện đa dạng hóa huy động các nguồn lực tài chính

Kinh phí là điều kiện cần thiết để thực thi mục tiêu chiến lược giáo dục. Để quản lý và điều hành giáo dục, Nhà nước sử dụng nhiều công cụ khác nhau như pháp luật, kế hoạch, chiến lược tài chính… trong đó tài chính được xem là công cụ có tầm quan trọng nhất để thực hiện các mục tiêu chiến lược. Thông qua hoạt động, tài chính trong giáo dục thực hiện các chức năng huy động và phân bổ vốn, điều hòa và giám sát sự phát triển giáo dục, giữa các cấp, bậc giáo dục, giữa các vùng, các tầng lớp trong xã hội có thu nhập khác nhau. Kinh phí đầu tư cho giáo dục hiện nay ở nước ta còn thấp, không đảm bảo cho sự phát triển giáo dục song còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và bên cạnh đó việc sử dụng các nguồn lực mà giáo dục có được còn kém hiệu quả.

Với tầm quan trọng của các nguồn lực tài chính, đơn vị đề ra phương hướng đa dạng hóa huy động các nguồn lực tài chính như sau: mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Tích cực thực hiện hoặc tham gia dự án đầu tư trong nước và nước ngoài trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng các dự án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Mục tiêu là không ngừng mở rộng quy mô, phạm vi, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học bậc cao.

+ Hoàn thiện tổ chức quy trình quản lý tài chính

Phát huy và tăng cường hoàn thiện công tác lập dự toán, yêu cầu lập dự toán phải phản ánh đầy đủ các nguồn tài chính và chi tiêu từ các nguồn này.

Phát huy và tăng cường hoàn thiện công tác chấp hành dự toán thu chi. Từng bước xây dựng lại các quy định về định mức chi cho hợp lý, đúng với quy định của nhà nước và sát với tình hình thực tế hiện tại. Các khoản chi phục vụ cho phát triển chuyên môn nghiệp vụ, cho đào tạo cần được ưu tiên.

Từng bước hoàn thiện về thủ tục thanh toán nhằm quản lý, kiểm soát các khoản chi phí phát sinh trong đơn vị và giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính.

+ Tăng cường công tác tổ chức kế toán, kế toán quản trị

Phát huy và tăng cường hoàn thiện công tác quá trình sử dụng tài chính. Hoàn thiện cơ chế và tổ chức quản lý tiền lương, hạch toán kế toán thực hiện việc thu nhận và xử lý thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính một cách thường xuyên liên tục, toàn diện và có hệ thống.

Phát huy và tăng cường hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán theo hướng tinh gọn, linh hoạt. Tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học hóa cho cán bộ làm công tác kế toán.

+ Hoàn thiện phương thức kiểm tra, kiểm soát tài chính

Phát huy, tăng cường hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính vì đây là hoạt động rất quan trọng trong công tác quản lý kinh tế, là sự xác nhận tính chuẩn xác của thông tin và quan trọng hơn là qua đó hoàn thiện các quá trình quản lý, hoàn thiện quá trình tổ chức thông tin phục vụ có hiệu quả cho các đối tượng xử lý thông tin kế toán.

Nâng cao trình độ quản lý kinh tế cho cán bộ thực hiện công tác thanh tra pháp chế về công tác kiểm tra nội bộ định kỳ về tài chính, tăng cường thực hiện quy chế công khai dân chủ, giúp cho cán bộ, giảng viên trong đơn vị kiểm tra và đánh giá về hoạt động thu chi tài chính.

+ Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ

Phát huy tăng cường hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ, thường xuyên rà soát, bổ sung, chỉnh sửa quy chế chi tiêu nội bộ khi có sự thay đổi chính sách của nhà nước, điều chỉnh các định mức chi cho phù hợp với thực tế. Đồng thời, có những phương án cụ thể về xây dựng chi trả tiền lương, thu nhập theo hướng tăng thu nhập, đảm bảo đời sống của cán bộ, giảng viên và phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị.

+ Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, chỉ tiêu định mức lao động cho từng cán bộ, viên chức theo vị trí công tác. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá (tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng nghiên cứu khoa học, chất lượng công tác quản lý, phục vụ), làm cơ sở cho đánh giá và phân loại và phân phối thu nhập hợp lý.

+ Ban hành những quy định cụ thể về phân cấp phân quyền, gắn với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các phòng ban.

+ Huy động mọi nguồn lực tài chính, phấn đấu chi tiêu tiết kiệm hiệu quả tạo nguồn tài chính, đủ để đảm bảo chủ động thực hiện kế hoạch phát triển Trung tâm giai đoạn 2017-2020; vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa thực hiện quy hoạch mở rộng trường và nâng cấp đơn vị vào sau năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)