Các công cụ quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 90)

5. Bố cục của luận văn

3.3.4. Các công cụ quản lý tài chính

3.3.4.1. Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước

Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ đã tuân thủ đầy đủ các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý tài chính của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các cấp.

Đến nay, các Nghị định, Quyết định, Thông tư, Thông tư liên tịch của Chính phủ, ban, ngành về cơ bản đã tương đối đầy đủ, nội dung phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước, luật kế toán. Trên cơ sở đó, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã ban hành nhiều văn bản để tổ chức thực hiện, cụ thể hóa chế độ, chính sách phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tạo điều kiện cho đơn vị chủ động phân bổ nguồn tài chính theo nhu cầu chi tiêu đối với từng lĩnh vực trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả, nâng cao kỹ năng quản lý, chất lượng sự nghiệp hoạt động.

Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ đã thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, sắp xếp bộ máy, tuyển dụng cán bộ, chi trả thu nhập trong năm cho người lao động và trích lập sử dụng các quỹ để phát triển đơn vị. Cụ thể các hoạt động trong đơn vị được thực hiện:

+ Về thực hiện nhiệm vụ: đơn vị đã thể chế hóa tất cả các hoạt động dưới hình thức văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và lề lối làm việc trong cơ quan.

+ Về biên chế: đơn vị có số biên chế đúng theo quy định của Ban Tuyên giáo Trung ương. Thủ trưởng đơn vị có quyền quyết định ký hợp đồng thuê khoán đối với các công việc không cần thiết bố trí biên chế.

Ngoài ra, khi thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, đơn vị đã tuân thủ định mức được quy định cụ thể trong các văn bản:

- Trung tâm Bồi dưỡng chính trị tổ chức, lập dự toán, quản lý và sử dụng ngân sách đúng theo nội dung, định mức được quy định theo Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Hướng dẫn số 513/HD/LN:TC- BTCTU-NV ngày 9/4/2011 của liên ngành Sở Tài chính - Ban tổ chức Tỉnh ủy - Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn thực hiện thông tư 139/2010/TT- BTC; Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

3.3.4.2. Quy chế chi tiêu nội bộ

Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ là đơn vị sự nghiệp công lập, được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở một số nội dung thực hiện. Do vậy, đơn vị đã tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức, nhân viên trong đơn vị thực hiện và kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi. Nội dung của quy chế quy định định mức, tiêu chuẩn các khoản chi về tiền lương, phụ cấp cho người lao động, định mức chi cho công tác quản lý, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa và trích lập, sử dụng các quỹ.

Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đơn vị đã xây dựng và quy định các nội dung chi tiêu cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định hiện hành của nhà nước, làm cơ sở cho công tác thu, chi của đơn vị (xem bảng 3.10).

Bảng 3.10: Một số quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của TTBDCT huyện Đồng Hỷ

Stt Nội dung quy định

Nguồn kinh phí

KP tự chủ KP không tự chủ I Chi thanh toán cá nhân

Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp, phúc lợi tập thể…

x

Hỗ trợ tiền ăn cho giảng viên, học viên x

II Chi hàng hóa dịch vụ

Thanh toán dịch vụ công cộng: điện, nước, vệ sinh môi trường…

x x

Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng x x

Hội nghị x

Thông tin, tuyên truyền, liên lạc: điện thoại, báo, tạp chí…

x

Công tác phí khoán x

Phụ cấp công tác phí cho giảng viên, cán bộ đưa học viên đi học tập thực tế

x

Thuê giảng viên, phương tiện vận chuyển x

III Chi phí chuyên môn nghiệp vụ

Nước uống, trang trí, khánh tiết, tài liệu… x

Tiếp khách x

IV Chi đầu tư phát triển

Mua sắm, sửa chữa tài sản x x

Nguồn: Phòng Kế toán TTBDCT huyện Đồng Hỷ

Qua bảng số liệu trên ta thấy đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ dựa trên 2 nguồn ngân sách nhà nước:

* Nguồn kinh phí thực hiện tự chủ

- Thực hiện chi thanh toán cá nhân: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp…theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

- Thanh toán phụ cấp làm thêm giờ theo Thông tư số 07/2013/TTLT- BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

- Các khoản chi khác: điện nước, văn phòng phẩm, tạp chí…được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đạt mục đích cao.

- Quản lý tài sản: Mỗi cán bộ công nhân viên chức phải có ý thức bảo vệ tài sản chung trong cơ quan. Cuối năm Thủ trưởng đơn vị phải ra quyết định thành lập ban kiểm kê tài sản cố định, công cụ dụng cụ để kiểm kê (phát hiện thừa, thiếu kịp thời xử lý) và tổng hợp biểu mẫu theo đúng quy định.

Các khoản chi phát sinh ngoài những nội dung trên sẽ chi theo thực tế trên cơ sở theo đúng quy định.

* Nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ:

- Các khoản chi thanh toán cho cá nhân, hàng hóa dịch vụ được thực hiện theo thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

- Một số khoản chi phí nghiệp vụ, chuyên môn: chi theo thực tế. Vào đầu năm kế hoạch, Trung tâm tổ chức Hội nghị công chức viên chức để lấy ý kiến điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình cho phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định pháp luật. Quy chế được xây dựng nhằm đảm bảo công bằng, hiệu quả, tiết kiệm, làm cơ sở pháp lý để Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo và thực hiện, đồng thời làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền: Thanh tra, Kiểm toán, Kho bạc Nhà nước, đơn vị chủ quản…kiểm soát chi và xét duyệt dự toán theo quy định hiện hành.

3.3.4.3. Hệ thống thanh tra, kiểm tra

Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ được tiến hành trong suốt chu trình ngân sách, từ khi lập dự toán đến khi chấp hành và quyết toán các nội dung hoạt động tài chính của đơn vị; bao gồm cả hoạt động tự kiểm tra, hoạt động kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước và hoạt động kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước.

Hiện nay, công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ được thực hiện thường xuyên cụ thể như sau:

- Hàng ngày, kho bạc Nhà nước là nơi kiểm soát tất cả các hoạt động thu chi tài chính có nguồn gốc ngân sách Nhà nước của đơn vị thông qua quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

- Định kỳ hàng năm Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ trực tiếp kiểm tra và thẩm định phê duyệt quyết toán hàng năm cho đơn vị. Đặc biệt, Nhà nước đã quy định thực hiện công khai tài chính, công khai phân bổ và sử dụng NSNN hàng năm theo quyết định 192/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 21/2005/TT-BTC ngày 22/03/2005 của Bộ Tài chính. Điều này không chỉ giúp đơn vị tự kiểm tra, thanh tra mà còn thực hiện tốt quy chế công khai dân chủ trong trường học, giúp cho người học kiểm tra và đánh giá về hoạt động thu chi tài chính của nhà trường.

Ngoài các hoạt động kiểm tra, thanh tra thường xuyên được thực hiện như trên, công tác kiểm tra, thanh tra đối với quản lý tài chính các trường còn có các đoàn thanh tra đột xuất như: Kiểm toán, thanh tra của các đơn vị quản lý trực tiếp…

Cuối năm ngân sách, đơn vị tự kiểm tra công tác quản lý tài chính, kế toán và lập báo cáo kết quả tự kiểm tra. Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiểm tra

các khoản thu ngân sách, thu hoạt động của đơn vị; kiểm tra các khoản chi ngân sách, chi khác của đơn vị; kiểm tra việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động và trích lập các quỹ; kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cố định; kiểm tra việc quản lý và sử dụng vật liệu, dụng cụ; kiểm tra việc quản lý sử dụng quỹ lương; kiểm tra các quan hệ thanh toán; kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền; kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính; kiểm tra kế toán và kiểm tra việc tổ chức và lãnh đạo công tác tài chính, kế toán. Việc kiểm tra của đơn vị được thực hiện nhằm nâng cao tính trách nhiệm trong quản lý tài chính của các đối tượng có liên quan.

Cơ quan tài chính thực hiện kiểm tra, giám sát thông qua việc kiểm tra, giám sát công tác lập dự toán, phân bổ dự toán và thẩm định báo cáo quyết toán của đơn vị. Kết quả kiểm tra xét duyệt quyết toán của cơ quan tài chính hằng năm cho thấy, công tác quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị được thực hiện tốt, các mẫu biểu sổ sách kế toán, nộp báo cáo quyết toán đúng thời gian quy định, thực hiện hạch toán kế toán đúng quy định.

3.3.4.4. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Hiện nay, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ thực hiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính theo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả. Đơn vị thực hiện ban hành hướng dẫn về quy trình, thủ tục, thời hạn thanh toán cho cán bộ viên chức trong đơn vị thực hiện và thường xuyên điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ khi có sự thay đổi về chính sách cũng như khi định mức chế độ chi tiêu không còn phù hợp.

Trung tâm thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ làm công tác quản lý tài chính không những giỏi về chuyên môn mà còn thành thạo về tin học để khai thác có hiệu quả hệ thống máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, được thể hiện qua bảng 3.11 như sau:

Bảng 3.11: Một số chương trình bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý tài chính tại TTBDCT huyện Đồng Hỷ

Stt Nội dung Lượt học

1 Tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực quản

lý tài chính cho cán bộ kế toán hành chính sự nghiệp 6 2 Tập huấn quản lý tài chính - kế toán cho Thủ trưởng đơn

vị và kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp 5 3 Phổ biến, thảo luận Luật ngân sách Nhà nước 6 4 Bồi dưỡng, tập huấn “Chủ tài khoản và kế toán các đơn

vị sử dụng ngân sách nhà nước” 8

5 Chương trình bồi dưỡng và cấp chứng chỉ Kế toán

trưởng doanh nghiệp và hành chính sự nghiệp 1 6 Chương trình bồi dưỡng kế toán trên máy 3

7 Tập huấn nâng cấp phần mềm kế toán 5

8 Tập huấn sử dụng phần mềm quản lý tài sản nhà nước 5 9 Tập huấn sử dụng phần mềm Bảo hiểm xã hội điện tử 5

Nguồn: Phòng Kế toán TTBDCT huyện Đồng Hỷ

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm, đơn vị đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung do quy mô, khối lượng công tác kế toán nhìn chung không nhiều, không quá phức tạp, không theo mùa vụ mà phân bổ đều trong năm.

Với mô hình này, bộ phận kế toán chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán của đơn vị mình. Hình thức này giúp cho bộ máy kế toán có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và phối hợp nhịp nhàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)