5. Bố cục của luận văn
3.1. Một vài nét về huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
* Vị trí địa lý
Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Địa phận huyện Đồng Hỷ trải dài từ 21032’ đến 21051’độ vĩ bắc, 105046’ đến 106004’ độ kinh đông. Phía bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Cạn, phía nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. Địa giới tự nhiên phân cách Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên là dòng sông Cầu uốn lợn quanh co từ xã Cao Ngạn theo hướng Bắc - Nam xuống đến đập Thác Huống (xã Huống Thượng).
* Điều kiện tự nhiên
Từ ngày 01 tháng 10 năm 2017, sau khi điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 427,73 km2 diện tích tự nhiên, 88.439 người và 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã: Cây Thị, Hòa Bình, Hóa Trung, Hóa Thượng, Hợp Tiến, Khe Mo, Minh Lập, Nam Hòa, Quang Sơn, Tân Long, Tân Lợi, Văn Hán, Văn Lăng và 02 thị trấn: Sông Cầu, Trại Cau.
- Tài nguyên thiên nhiên: Toàn huyện có 26.448 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 14.432,2 ha, rừng trồng 7.146,6 ha. Ngoài ra huyện còn 4.869,2 ha rừng chưa trồng, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc.
- Tài nguyên khoáng sản: Loại có trữ lượng lớn nhất là cụm mỏ sắt Trại Cau khoảng 20 triệu tấn và mỏ Linh Sơn 1-3 triệu tấn. Ngoài ra còn có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi, đá Carbuat, Dolomit...
- Tài nguyên nước: nhìn chung sông, suối của huyện Đồng Hỷ đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc, chảy vào sông Cầu, mật độ sông suối bình quân 0.2 km/km2.
- Có hệ thống giao thông đa dạng, 15 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm. 100% số xã, thị trấn trong huyện đã được trang bị điện thoại.
- Tiềm năng du lịch: Trên địa bàn còn có nhiều di tích lịch sử cách mạng như đền Văn Hán, Hang Dơi, cụm di tích Phượng Hoàng.
- Nguồn nhân lực: Tổng số dân toàn huyện là 88.439 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm 50,8%.
- Văn hóa, xã hội: Đồng Hỷ là nơi sinh sống của các dân tộc như: Nùng, Sán Chay, Sán Dìu. Người Sán Dìu sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, làm nương, soi, bãi và chăn nuôi, khai thác lâm sản, đánh bắt cá, làm gạch ngói, rèn, đan lát... Người Sán Dìu sống tập trung thành những xóm nhỏ, trong những ngôi nhà lợp rạ, tranh, ngói, tường trình hay xây gạch mộc.
* Điều kiện kinh tế xã hội
Nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên - Trung tâm lan tỏa đô thị, công nghiệp và dịch vụ của vùng Trung du miền núi Bắc bộ nên Huyện có điều kiện thuận lợi để: Thu hút đầu tư, cùng với TP Thái nguyên để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ; Nâng cao chất lượng lao động. Thành phố có hệ thống giáo dục đại học đứng thứ ba so với cả nước (chỉ sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), đứng thứ hai miền Bắc (sau Hà Nội). Với 8 trường đại học và rất nhiều trường cao đẳng trung học chuyên nghiệp.
+ Về dân số lao động: Dân số toàn huyện đến tháng 10 năm 2017 là 88.439 người, dân số phân bố không đồng đều, nơi có mật độ dân số cao, nơi thì rất thấp. Điều này ảnh hưởng lớn đền quy hoạch và đầu tư phát triển kinh tế xã hội của vùng. Nơi có mật độ dân số đông thì vấn đề giải quyết việc làm cấp bách, nếu không đáp ứng sẽ kéo theo nhiều vấn đề xã hội: tăng tỷ lệ thất
nghiệp, tệ nạn xã hội. Còn nơi có mật độ dân số thấp thì không đủ lao động khai thác tiềm năng tự nhiên. Đây là một thách thức với nhà hoạch định chính sách của huyện trong những năm tới để điều hòa dân số và lao động giữa các vùng cho hợp lý.
+ Về giao thông: Mạng lưới giao thông của huyện Đồng Hỷ nhìn chung đã đảm bảo được việc đi lại, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua trung tâm huyện là tuyến đường quốc lộ, hệ thống đường sông khoảng 45km từ xã Văn Lăng đến xã Huống Thượng. Đến nay, toàn bộ các xã, thị trấn của huyện đã có đường giao thông nông thôn về trung tâm xã, thị trấn, đường ôtô đi lại thuận lợi, giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội, phục vụ an ninh quốc phòng của nhân dân và các dân tộc toàn huyện. Tuy nhiên, một số hệ thống giao thông trong huyện đã có dấu hiệu xuống cấp, các xã vùng sâu vùng xa giao thông còn khó khăn, chưa có đường nhựa, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến đi lại, giao lưu kinh tế của nhân dân.
+ Về giáo dục và đào tạo: Toàn huyện Đồng Hỷ có 53 trường học, quy mô trường, lớp học tiếp tục được củng cố; tỷ lệ huy động học sinh ra lớp, học sinh chuyển cấp, chuyển lớp, số học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia đạt kết quả khá hơn năm học trước; tổ chức kiểm tra và công nhận thêm 11 trường đạt chuẩn quốc gia so với năm học trước. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ năm tuổi, Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS, ở 15/15 xã, thị trấn.
+ Về tình hình kinh tế: đến năm 2016, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Ban Chấp hành Đảng bộ, sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và nhân dân, kinh tế huyện Đồng Hỷ tiếp tục được ổn định và phát triển, văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ. Các chỉ tiêu quan trọng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt trên 3 nghìn tỷ đồng, bằng 100,3% kế hoạch; sản lượng lương thực có hạt đạt gần 53 nghìn tấn, bằng 120,4% kế hoạch; thu nhập bình quân đạt 36,2
triệu đồng/người/năm, bằng 100,6% kế hoạch; giải quyết việc làm mới cho trên 2 nghìn người, bằng 103% kế hoạch; giảm tỷ lệ hộ nghèo được 2,66%, vượt 6,4% so với kế hoạch… Bên cạnh đó, an ninh chính trị luôn được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo, tai nạn giao thông được kiềm chế và giảm trên cả 3 tiêu chí. Công tác xây dựng đảng, xây dựng chính quyền và hoạt động của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội có nhiều tiến bộ…
* Đánh giá chung ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ đến hoạt động giáo dục đào tạo của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ:
- Thuận lợi:
+ Huyện Đồng Hỷ đang có nhu cầu rất lớn về đào tạo nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
+ Huyện Đồng Hỷ mới được thành lập hơn 30 năm, tài nguyên thiên nhiên phong phú nên thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để có thể khai thác hiệu quả những điều kiện tự nhiên cần phải có một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao và đúng chuyên ngành.
+ Những thành tựu về kinh tế - xã hội, chính trị đạt được làm cho huyện ngày càng phát triển. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Huyện, sự quan tâm của các ban, ngành, đoàn thể đã tạo điều kiện cho Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ phát triển.
- Khó khăn:
+ Đồng Hỷ là một huyện miền núi, địa bàn rộng, khí hậu khắc nghiệt, nền kinh tế xuất phát điểm thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, đa dạng về văn hóa, trình độ dân trí chưa đồng đều.
+ Là một huyện của tỉnh Thái Nguyên, nằm ở vị trí gần các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh..., hệ thống giao thông đi lại
khó khăn là hạn chế của huyện trong thu hút nguồn nhân lực trình độ cao. Trong khi, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị đang trong thời kỳ “non trẻ” việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu lâu dài về quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong bối cảnh các trường hiện nay là rất cần thiết.
+ Ý thức lao động, tính chăm chỉ, ý chí vươn lên làm giàu và trình độ nhận thức của một bộ phận các dân tộc còn hạn chế.